Chủ đề 4. Tác động của nộI lục đến địa hình bề mặt tráI đất

Chủ đề 4. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỤC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Nội lực

– Khái niệm: nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

– Nguyên nhân: Nguồn năng luợng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng đất như sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển các dòng vật chất theo hướng trọng lực.

II. Tác động của nội lực

Thông qua các vận động kiến tạo làm cho lục địa được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất bị uốn nếp hay đứt gãy.

1. Vận động theo phương thẳng đứng

– Là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng.

– Diễn ra trên một diện tích lớn, thời gian dài.

– Thu hẹp, mở rộng diện tích lục địa một cách chậm chạp và lâu dài.

– Kết quả: Bộ phận lục địa ở nơi này được nâng lên, nơi kia bị hạ xuống sinh ra hiện tượng biển tiến và biến thoái.

2. Vận động theo phương nằm ngang

– Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

a. Hiện tượng uốn nếp

– Do tác động của lực nén ép theo phương nằm ngang.

– Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao

– Kết quả:

+ Đá bị uốn nếp xô công thành các nếp uốn.

+ Tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp.

Xem tiếp:  Chủ đề 6: khí quyển sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

b. Hiện tượng đứt gãy

– Do tác động của lực nằm ngang.

– Xảy ra ở các vùng đá cứng.

– Kết quả:

+ Đá bị gãy và chuyển dịch ngược hướng.

+ Tạo ra các địa hào, địa lũy, thung lũng.

 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là

A. nội lực.                   B. ngoại lực.               C. lực li tâm.               D. lực hấp dẫn.

Câu 2. Một trong những nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực là

A. bức xạ Mặt Trời.

B. năng lượng gió.

C. năng lượng thủy triều.

D. năng lượng của sự dịch chuyển các vật chất theo quy luật trọng lực.

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vận động theo phương thẳng đứng?

A. Xảy ra với tốc độ nhanh.

B. Xảy ra trên một diện tích rộng lớn.

C. Kết quả là hiện tượng biển tiến, biển thoái.

D. Hiện nay, vận động này vẫn còn tiếp tục diễn ra.

Câu 4. Hiện tượng uốn nếp là

A. hiện tượng nâng lên/hạ xuống của vỏ Trái Đất, sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.

B. hiện tượng nâng lên/hạ xuống của vỏ Trái Đất, sinh ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

C. hiện tượng các lớp đất đá bị uốn thành nếp dưới tác động của lực nén ép theo phương nằm ngang.

D. hiện tượng các lớp đá bị đứt gãy rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hoặc nằm ngang.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng về hiện tượng uốn nếp?

Xem tiếp:  Chủ đề 3. Cấu trúc của trái đất - thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

A. Diễn ra ở những vùng đá cứng.

B. Không phá vỡ tính chất liên tục của đá.

C. Do lực nén ép theo phương nằm ngang.

D. Kết quả là lớp đất đá bị xô ép, uốn cong thành nếp.

Câu 6. Hẻm vực, thung lũng là các dạng địa hình hình thành do nguyên nhân nào sau đây?

A. Nội lực.                                          B. Ngoại lực.

C. Hiện tượng uốn nếp.                       D. Hiện tượng đứt gãy.

Câu 7. Các lớp đá chỉ bị nứt nẻ, không dịch chuyển mà chỉ tạo nên khe nứt xảy ra trong trường hợp nào sau đây?

A. Cường độ tách giãn còn yếu.

B. Cường độ tách giãn còn trung bình

C. Cường độ tách giãn còn lớn.

D. Cường độ tách giãn còn rất lớn.

Câu 8. Dãy Con Voi giữa sông Hồng và sông Chảy là

A. địa lũy được hình thành do hiện tượng đứt gãy.

B. địa hào được hình thành do hiện tượng đứt gãy.

C. địa lũy được hình thành do vận động nâng lên của vỏ Trái Đất.

D. địa hào được hình thành do vận động hạ xuống của vỏ Trái Đất.

Câu 9. Địa hào được hình thành do nguyên nhân nào sau đây?

A. Một bộ phận các lớp đá giữa hai đường đứt gãy bị sụt xuống.

B. Hiện tượng uốn nếp diễn ra với cường độ mạnh

C. Vận động hạ xuống của lóp vỏ Trái Đất.

D. Vận động nâng lên của lớp vỏ Trái Đất.

Câu 10. Sông Rainơ, Biển Đỏ, hồ dài ở Đông Phi là

Xem tiếp:  Chủ đề 15: cơ cấu dân số - Địa lí lớp 10

A. địa lũy được hình thành do hiện tượng đứt gãy.

B. địa hào được hình thành do hiện tượng đứt gãy.

C. địa lũy được hình thành do vận động nâng lên của vỏ Trái Đất.

D. địa hào được hình thành do vận động hạ xuống của vỏ Trái Đất.

Câu 11. Hiện tượng đứt gãy không sinh ra kết quả nào sau đây?

A. Biển thoái.              B. Địa hào.                  C. Khe nứt.                 D. Sóng thần.

Câu 12. Núi, đồi là kết quả của vận động kiến tạo nào sau đây?

A. Nâng lên, đứt gãy.                                      B. Nâng lên, uốn nếp.

C. Hạ xuống, đứt gãy.                                     D. Hạ xuống, uốn nếp.

Câu 13. Ở nước ta, khu vực nào sau đây có hoạt động động đất mạnh nhất?

A. Tây Bắc.                 B. Đông Bắc.              C. Tây Nguyên.          D. Đông Nam Bộ.

Câu 14. Ở ven biển nước ta, động đất tập trung ở vùng nào sau đây?

A. Ven biển Bắc Bộ.                                       B. Ven biển Bắc Trung Bộ.

C. Ven biển Nam Trung Bộ.                           D. Ven biển Nam Bộ.

Câu 15. Ở Đông Nam Á, động đất, núi lửa tập trung chủ yếu ở quốc gia nào sau đây?

A. Việt Nam.               B. Philíppin.                C. Singapo.                 D. Inđônêxia.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1A

2D

3A

4C

5A

6D

7A

8A

9A

10B

11A

12B

13A

14C

15D

 

 

 

 

 

Chu de 4. TAC DONG CUA NOI LUC DEN DIA HINH BE MAT TRAI DAT.zip