Chủ đề 5. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

Chủ đề 5. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Ngoại lực

– Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc trên bề mặt Trái Đất.

– Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

– Tác nhân: gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.

II. Tác động của ngoại ỉực

Các quá trình ngoại lực bao gồm: phong hóa, bào mòn, vận chuyển, bồi tụ.

1. Quá trình phong hóa

– Là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.

– Quá trình phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất.

a. Phong hóa lí học

– Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau mà không làm biến đối màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

– Kết quả: đá nứt vỡ, thay đổi về mặt cơ giới.

– Tác nhân:

+ Sự thay đổi nhiệt độ.

+ Sự đóng băng của nước.

+ Sự kết tinh của muối.

+ Ngoài ra: tác động ma sát hoặc va đập của gió, sóng, nước chảy, hoạt động sản xuất của con người.

b. Phong hóa hóa học

– Khái niệm: Là quá trình phá hủy đá nhưng chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

– Nguyên nhân: Tác động của nước, các hợp chất hòa tan trong nước, cacbonic, oxi, axit hữu cơ của sinh vật thông qua phản ứng hóa học.

– Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá hủy, biến đổi thành phần, tính chất hóa học.

c. Phong hóa sinh học

– Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật: vi khuẩn, nấm, rễ cây.

– Kết quả:

+ Đá bị phân hủy về mặt cơ giới.

+ Bị phá hủy về mặt hóa học.

– Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất.

2. Quá trình bóc mòn

– Khái niệm: Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biền, băng hà, gió) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu vốn có của nó.

– Tùy theo nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có các tên gọi khác nhau:

+ Địa hình xâm thực do nước chảy:

Rãnh nông do nước chảy tràn.

Khe rãnh xói mòn do dòng chảy tạm thời.

Sông suối do dòng chảy thường xuyên.

+ Địa hình do gió tạo thành (địa hình thổi mòn, khoét mòn): nấm đá, bề mặt đá rỗ tổ ong…

+ Địa hình xâm thực, mài mòn do sóng biển: vách biển, hàm ếch, bậc thềm sóng vỗ.

+ Địa hình do băng hà tạo thành; Phio, cao nguyên băng hà, đá trán cừu…

3. Quá trình vận chuyển

– Khái niệm: Là quá trình di chuyển vật liệu nơi này đến nơi khác.

– Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình, kích thước trọng lượng của vật liệu, bề mặt đệm.

– Có 2 hình thức vận chuyển:

+ Cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực.

+ Lăn trên mặt dẩt dốc nhờ trọng lực của vật liệu và động năng của ngoại lực.

4. Quá trình bồi tụ

– Khái niệm: Là sự kết hợp của các quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy.

– Hình thức:

+ Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ trên đường đi.

+ Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích tụ, phân lớp theo trọng lượng.

Xem tiếp:  Chủ đề 8. Mưa - Địa lí lớp 10

– Dạng bồi tụ:

+ Do gió: cồn cát, đụn cát (sa mạc).

+ Do nước chảy: bãi bồi, đồng bằng.

+ Do nước biển: bãi biển.

Þ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau: nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Tuy nhiên, chúng luôn tác động đồng thời, tạo ra các dạng địa hình bề mặt Trái Đất.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Ngoại lực là

A. lực sinh ra bên trong Trái Đất.

B. lực sinh ra từ vũ trụ.

c. lực sinh ra từ hoạt động động đất, núi lửa.

D. lực sinh ra ở bên ngoài, bên trên bề mặt Trái Đất.

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là

A. nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.

B. sự phân hủy các chất phóng xạ bên trong Trái Đất.

C. năng lượng của các phản ứng hóa học bên trong Trái Đất.

D. nguồn năng lượng từ sự dịch chuyển các dòng vật chất theo quy luật trọng lực.

Câu 3. Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực nào sau đây?

A. Phong hóa.

B. Phong hóa, vận chuyển.

C. Phong hóa, vận chuyển, bóc mòn.

D. Phong hóa, vận chuyển, bóc mòn, bồi tụ.

Câu 4. Quá trình phong hóa bao gồm các quá trình nào sau đây?

A. Phong hóa nhiệt, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học.

B. Phong hóa cơ học, phong hóa nhiệt, phong hóa hóa học.

C. Phong hóa cơ học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học.

D. Phong hóa vật lí, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học.

Câu 5. Tác nhân nào sau đây không phải của phong hóa lí học?

A. Nhiệt độ.

B. Vi khuẩn, nấm, rễ cây.

C. Sự đóng băng của nước.

D. Sự ma sát hoặc va đập của gió, sóng, nước chảy.

Câu 6. Kết quả của phong hóa lí học là

A. chủ yếu làm thay đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

B. phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước vụn nhỏ nhưng không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

C. phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau nhưng không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

D. vừa phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau vừa làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

Câu 7. Phong hóa lí học diễn ra mạnh ở kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt đới gió mùa.                                     B. Hoang mạc và bán hoang mạc.

C. Ôn đới hải dương.                                      D. Xích đạo.

Câu 8. Phong hóa lí học ở miền khí hậu nóng xảy ra chủ yếu do tác nhân nào sau đây?

A. Nhiệt độ.                                                    B. Sự va đập của sóng.

C. Sự kết tinh của muối.                                 D. Sự đóng băng của nước.

Câu 9. Phong hóa lí học ở miền khí hậu lạnh xảy ra do tác nhân nào sau đây?

A. Nấm, vi khuẩn.

B. Nhiệt độ tăng nhanh.

C. Sự đóng băng của nước.

D. Phản ứng hóa học của nước và các hợp chất hòa tan trong nước.

Câu 10. Phong hóa hóa học là

A. quá trình phá hủy đá và khoáng vật, nhưng chủ yếu làm thay đổi thành phần, tính chất hóa học của chúng.

B. là quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước vụn nhỏ nhưng không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

C. là quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau nhưng không làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

Xem tiếp:  Chủ đề 6: khí quyển sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

D. vừa phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau vừa làm thay đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

Câu 11. Tác nhân chủ yếu hình thành nên địa hình caxtơ là

A. nước.                      B. gió.                         C. sinh vật.                  D. con người.

Câu 12. Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở miền khí hậu nào sau đây?

A. Miền khí hậu nóng, ẩm.                             B. Miền khí hậu nóng, khô.

C. Miền khí hậu lạnh, ẩm.                              D. Miền khí hậu lạnh, khô.

Câu 13. Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới lục địa.                                           B. Địa cực.

C. Nhiệt đới gió mùa.                                     D. Hoang mạc, bán hoang mạc.

Câu 14. Tác nhân nào sau đây không phảỉ của phong hóa sinh học?

A. Nấm.                      B. Rễ cây.                    C. Vi khuẩn.                D. Nước.

Câu 15. Quá trình nào sau đây diễn ra do tác nhân nước chảy mặt?

A. Xâm thực.              B. Mài mòn.                C. Thổi mòn.               D. Khoét mòn.

Câu 16. Rãnh nông được hình thành do tác nhân nào sau đây?

A. Nước chảy tràn.                                         B. Dòng chảy tạm thời.

C. Dòng chảy thường xuyên.                          D. Băng hà.

Câu 17. Khe rãnh xói mòn được hình thành do tác nhân nào sau đây?

A. Nước chảy tràn.                                         B. Dòng chảy tạm thời.

C. Dòng chảy thường xuyên.                          D. Băng hà.

Câu 18. Thung lũng, sông suối được hình thành do tác nhân nào sau đây?

A. Nước chảy tràn.                                         B. Dòng chảy tạm thời.

C. Dòng chảy thường xuyên.                          D. Băng hà.

Câu 19. Dạng địa hình nấm đá, bề mặt đá rỗ tổ ong hình thành do tác nhân nào sau đây?

A. Sóng biển.              B. Gió.                         C. Nước chảy mặt.      D. Băng hà.

Câu 20. Dạng địa hình phio, đá trán cừu hình thành do tác nhân nào sau đây?

A. Sóng biển.              B. Gió.                         C. Nước chảy mặt.      D. Băng hà.

Câu 21. Dạng địa hình hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ hình thành do tác nhân nào sau đây?

A. Sóng biển.              B. Gió.                        C. Nước chảy mặt.      D. Băng hà.

Câu 22. Quá trình vận chuyển là

A. quá trình phá hủy đá và khoáng vật về mặt cơ giới.

B. quá trình phá hủy đá và khoáng vật về mặt hóa học.

C. quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

D. quá trình tích tụ các vật liệu bị phá hủy.

Câu 23. Trong quá trình vận chuyển, khoảng cách dịch chuyển không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Mặt đệm.

B. Bức xạ Mặt Trời.

C. Động năng của quá trình.

D. Kích thước và trọng lượng của vật liệu.

Câu 24. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là dạng địa hỉnh hình thành do nguyên nhân nào sau đây?

A. Bồi tụ do phù sa sông.

B. Bồi tụ do phù sa biển.

C. Quá trình xâm thực do nước chảy tràn.

D. Quá trình xâm thực, mài mòn do sóng biển.

Câu 25. Đồng bằng Duyên hải miền Trung nước ta là dạng địa hình hình thành chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Bồi tụ do phù sa sông.

B. Bồi tụ do phù sa biển.

C. Quá trình xâm thực do nước chảy tràn.

D. Quá trình xâm thực, mài mòn do sóng biển.

Câu 26. Dạng địa hình nào sau đây hình thành do sóng biển?

A. Hoang mạc.                                                B. Tam giác châu.

Xem tiếp:  Chủ đề 4. Tác động của nộI lục đến địa hình bề mặt tráI đất

C. Đồng bằng châu thổ sông.                          D. Bãi biển.

Câu 27. Địa hình Caxtơ được hình thành do quá trình nào sau đây?

A. Quá trình hòa tan.                                      B. Quá trình hydrat hóa.

C. Quá trình ôxit hóa.                                     D. Quá trình phân hủy silicat.

Câu 28. Động Phong Nha, động Thiên Đường ở Quảng Bình (Việt Nam) là dạng địa hình nào sau đây?

A. Địa hình Phio.                                            B. Thung lũng.

C. Địa hình caxtơ.                                           D. Núi cao.

Câu 29. Quá trình caxtơ không diễn ra ở vùng đá nào sau đây?

A. Đá vôi.                    B. Thạch cao.              C. Đôlômit.                 D. Bazan.

Câu 30. Dạng địa hình tiêu biểu hình thành do quá trình vận chuyển và bồi tụ của gió ở ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam là

A. bãi biển.                                                      B. cồn cát, đụn cát.

C. hàm ếch sóng vỗ.                                       D. vách biển.

Câu 31. Ý nào sau đây là điểm khác nhau giữa quá trình mài mòn và thổi mòn?

A. Quá trình mài mòn do băng hà, quá trình thổi mòn do gió.

B. Quá trình mài mòn do nước, quá trình thổi mòn do gió.

C. Quá trình mài mòn do nội lực, quá trình thổi mòn do ngoại lực.

D. Quá trình mài mòn diễn ra trên diện rộng, tốc độ nhanh, quá trình thổi mòn thì ngược lại.

Câu 32. Ý nào sau đây lí giải không đúng về sự đa dạng của địa hình trên bề mặt Trái Đất?

A. Thường xuyên chịu tác động tổng hợp, đồng thời của các nhân tố nội và ngoại lực.

B. Cường độ tác động của các nhân tố có sự phân hoá theo thời gian và không gian.

C. Mối quan hệ giữa các nhân tố nội lực và ngoại lực có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ.

D. Nội lực và ngoại lực tác động cùng hướng, hoặc là san bằng địa hình, hoặc là đội cao địa hình.

Câu 33. Nhận định nào sau đây không đúng về mối quan hệ giữa các quá trình ngoại lực?

A. Sản phẩm của quá trình trước sẽ là nguồn vật liệu cho quá trình sau.

B. Vì vậy các quá trình ngoại lực tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín.

C. Các quá trình ngoại lực diễn ra liên tục, tác động lẫn nhau, xâm nhập lẫn nhau vì vậy khó có thể phân biệt rõ ràng.

D. Các khu vực khác nhau, các quá trình ngoại lực có vai trò tương đương nhau.

Câu 34. Nội lực và ngoại lực giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra là của bức xạ Mặt Trời.

B. Cùng làm thay đổi diện mạo Trái Đất.

C. Cùng hướng tác động lên bề mặt Trái Đất.

D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.

Câu 35. Nhận định nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực?

A. Cùng chiều nhau, có xu hướng san bằng, hạ thấp địa hình.

B. Cùng chiều nhau, luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

C. Đối nghịch nhau, ít có vai trò trong hình thành các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

D. Đối nghịch nhau, luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1D

2A

3D

4D

5B

6C

7B

8A

9C

10A

11A

12A

13C

14D

15A

16A

17B

18C

19B

20D

21A

22C

23B

24A

25B

26D

27A

28C

29D

30B

31B

32D

33D

34B

35D

 

 

 

 

 

Chu de 5. TAC DONG CUA NGOAI LUC DEN DIA HINH BE MAT TRAI DAT.zip