Chủ đề 22: Địa lí các ngành công nghiệp – Địa lí lớp 10

Chủ đề 22: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Công nghiệp năng lượng

a. Vai trò: Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng, là tiền đề của sự tiến bộ khoa học kĩ thuật.

b. Cơ cấu: Công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.

– Khai thác than:

+Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than dược cốc hóa); nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.

Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá), sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Cộng hòa Liên bang Đức, Ôxtrâylia,…)

– Khai thác dầu mỏ:

+ Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất,..

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 400 – 500 tỉ tấn, sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Quốc, Bắc Phi, Liên bang Nga, Trung Quốc,…)

+ Ngành khai thác dầu: Khai thác ở nhiều nước đang phát triển.

– Công nghiệp điện lực:

+ Vai trò: Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh cho con người.

+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều,…. Sản lượng 15.000 tỉ kWh.

+ Công nghiệp điện lực: tập rung chủ yếu ở các nước đang phát triển và các nước công nghiệp hóa.

II. Công nghiệp điện tử – tin học

– Vai trò: Là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thức đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của các quốc gia trên thế giới.

– Phân loại 4 ngành

+ Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,…): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Canada, Đài Loan, Malayxia.

+ Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa,…): Hoa Kì, Nhật Bản, Singapo, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.

+ Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại,…): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc.

– Đặc điểm sản xuất: ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

– Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,…

III. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

– Vai trò: Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh.

– Đặc điểm sản xuất

+ Sử dụng ít nguyên liệu hơn ngành công nghiệp nặng.

+ Vốn ít, thời gian xây dựng đầu tư ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.

+ Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.

+ Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành, sứ, thủy tinh,…

– Phân bố: Ở các nước đang phát triển.

* Ngành công nghiệp diệt may:

– Vai trò: Chủ đạo, giải quyết vấn đề may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phất triển.

– Phân bố: rộng rãi, các nước đang phát triển mạnh là : Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản,…

IV. Công nghiệp thực phẩm

– Vai trò:

+ Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

+ Nguyên liệu chủ yếu là của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp là thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

+ Làm tăng giá trị sản phẩm.

+ Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

– Đặc điểm:

+ Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.

+ Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

– Phân bố: ở mợi quốc gia trên thế giới.

+ Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu  sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.

+ Các nước đang phát triển: Đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.

Xem tiếp:  Chủ đề 27: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khai thác than, khai thác dầu khí, công nghiệp điện lực nằm trong hệ thống công nghiệp nào sau đây?

A. Công nghiệp cơ khí.                                               B. Công nghiệp luyện kim.

C. Công nghiệp năng lượng.                                       D. Công nghiệp điện tử – tin học.

Câu 2. Than không được sử dụng vào mục đích nào sau đây?

A. Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện.

B. Nguyên liệu cho ngành công nghiệp luyện kim.

C. Nguyên liệu cho ngành công nghiệp hóa học, dược phẩm.

D. Nguyên liệu cho ngành sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 3. Khai thác than thường được phân bố ở vị trí nào sau đây?

A. Ở các nước có khí hậu ôn hòa.

B. Ở các nước có trữ lượng than lớn.

C. Ở các nước có thị trương tiêu thụ lớn.

D. Ở các nước có lực lượng lao động dồi dào.

Câu 4. Quốc gia nào sau đây có sản lượng khai thác than trên 500 triệu tấn/năm?

A. Nam Phi, Đức.                                                       B. Braxin, Ai Cập.

C. Liên bang Nga, Ôxtrâylia.                                      D. Trung Quốc, Hoa Kì.

Câu 5. Quốc gia nào sau đây ở Châu Mỹ có sản lượng khai thác dưới 100 triệu tấn/năm?

A. Chilê.                      B. Mêhicô.                  C. Hoa Kì.                   D. Canada.

Câu 6. Châu lực nào có trữ lượng than lớn nhất thế giới?

A. Châu Á.                  B. Châu Âu.                C. Châu Mỹ.                D. Châu Phi.

Câu 7. Tỉnh nào sau đây của nước ta có trữ lượng than lớn nhất cả nước và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á?

A. Lào Cai.                  B. Thái Nguyên.         C. Quảng Ninh.           D. Quảng Nam.

Câu 8. Dầu mỏ có vai trò nào sau đây?

A. Nguyên liệu cho ngành cơ khí.

B. Nhiên liêu cho các nhà máy nhiệt điện.

C. Nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm.

D. Từ đầu mở sản xuất ra nhiều hóa phẩm, dược phẩm.

Câu 9. Nguồn năng lượng nào sau đây chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay trên thế giới?

A. Than.                                                                      B. Dầu mỏ.

C. Năng lượng gió.                                                     D. Năng lượng mặt trời.

Câu 10. Nhà máy thủy điện nào sau đâyc ảu nước ta có quy mô lớn nhất khu cực Đông Nam Á?

A. Sơn La.                                                                   B. Hòa Bình.

C. Thác Bà.                                                                 D. Hàm Thuận – Đa Mi.

Câu 11. Loại khoáng sản nào sau đây được coi là ‘’ vàng đen ‘’ của nhiều quốc gia?

A. Than.                      B. Dầu mỏ.                  C. Apatit.                    D. Bôxit.

Câu 12. Khu vực nào sau đây có trữ lượng dầu mở lớn nhất thế giới?

A. Nam Mỹ.                B. Trung Đông.           C. Đông Nam Á.         D. Trung Đông.

Câu 13. Nơi nào sau đây được xem là “ túi dầu của thế giới”?

A. Quanh Biển Đỏ.                                                     B. Quanh Biển Đen.

C. Quanh vịnh Pecxich.                                              D. Quang Địa Trung Hải.

Câu 14. Khu vực nào sau đây có sản lượng khai thác than trên 350 triệu tấn/năm?

A. Nauy, Iran.                                                             B. Anh, Vênêxuêla.

C. Liên bang Nga, Ả Rập Xê út.                                D. Hoa Kì, Trung Quốc.

Câu 15. Các nước đang phát triển khai thác và xuất khẩu dầu mở chủ yếu ở dạng tho do

A. do điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

B. trình độ lực lượng lao động còn thấp.

C. thị trường tiêu thụ dầu mỏ đã qua chế biến hạn chế.

D. thiếu vốn đầu tư cho việc xây dựng các nhà máy và công nghệ chế biến.

Câu 16. Cho biểu đồ. Than và dầu mỏ trên thế giới thời kì 1950 – 2003.

 

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sản lượng than và dầu mỏ trên thế giới thời kì 1950 – 2003.

B. Cơ cấu sửu dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1950 – 2003.

C. Tốc độ tăng trưởng tahn và dầu mỏ trên thê giới thời kì 1950 – 2003.

D. Sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1950 – 2003.

Câu 17. Ngành công nghiệp nào được xem là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy amnhj sự phát triện khoa học – kĩ thuật và đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người?

A. Công nghiệp điện lực.

B. Công nghiệp cơ khí

C. Công nghiệp dệt may – da giày.

D. Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.

Câu 18. Trên thế giới, điện được sản xuất chủ yếu từu nguồn nào sau đây?

Xem tiếp:  Chủ đề 14: Dân số và sự gia tăng dân số

A. Nhiệt điện và thủy điện.                                         B. Thủy điện và điện nguyên tử.

C. Điện nguyên tử và tuabin khí.                                D. Điện tuabin khí và nhiệt điện.

Câu 19. Các quốc gia nào sau đây chú trọng xây dựng các nhà máy điện nguyên tử?

A. Các nước có trữ lượng than lớn.

B.  Các nước có trữ lượng năng lượng thủy điện lớn.

C. Các nước có trữ lượng dầu mở lớn.

D. Các nước có nền kinh tế phát triển và công nghệ cao.

Câu 20. Sản lượng điện của các nước đang phát triển không phải do

A. Hạn chế vốn.

B. Áp dụng khoa học  kĩ thuật còn chậm.

C. Trình độ lực lượng lao động còn chưa cao.

D. Nhu cầu điện cho sản xuất công nghiệp còn chưa cao.

Cho bảng số liệu:

Sản lượng điện của thế giới thời kì 1950 – 2003

         Năm

Sản phẩm

 

1950

 

1960

 

1970

 

1980

 

1990

 

2003

Điện tỉ (kWh)

967

2304

4962

8247

11832

14851

Bảng số liệu trên sử dụng cho câu hỏi 21,22

Câu 21. Để thể hiện sản lượng điênh thế giới thời kỳ 1950 – 2003, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Đường.                   B. Tròn.                       C. Cột đơn.                 D. Cột chồng.

Câu 22.  Để thể hiện tốc độ tăng trưởng điện sản lượng điện của thế giới thời kỳ 1950 – 2003 (lấy năm 1950= 100%), biểu đồ nào sau đây là thích hợp?

A. Đường.                   B. Tròn.                       C. Miền.                      D. Cột.

Câu 23. Xu hướng chung trong sử dụng công nghiệp năng lượng trên thế giới hiện nay là

A. giảm củi gỗ, than; tăng dầu khí, năng lượng nguyên tử, năng  lượng mới.

B. giảm củi gỗ; tăng than dầu khí, năng lượng nguyên tử, năng lượng mới.

C. giảm than; tăng củi gỗ dầu khí, năng lượng nguyên tử, năng lượng mới.

D. giảm củi gỗ, dầu khí, than; tăng năng lượng nguyên tử, năng lượng mới.

Câu 24. Cho bảng số liệu sau:

Tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới từ năm 1973 và 2010

Năm

1973

2010

Củi gỗ

641

1.274

Than

1.503

3.469

Dầu mỏ, khí tự nhiên

3.792

6.841

Nguyên tử, thủy điện

165

1.018

Năng lượng mới

6

115

Tổng

6.107

12.717

Để thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới năm 1973 và năm 2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Tròn.                       B. Miền.                      C. Đường.                   D. Cột ghép.

Câu 25. Quốc gia nào sau đây có tổng sản lượng điện 3000 tỉ kWh/năm và sản lượng điện theo đầu người trên 9000 kWh/ năm?

A. Anh.                       B. Hoa Kì.                   C. Nhật Bản.               D. Trung Quốc.

Câu 26. Châu lục nào sau đây cso sản lượng điện dưới 300 kWh/ năm?

A. Châu Phi.                B. Châu Á.                  C. Châu Phi.                D. Châu Đại Dương.

Câu 27. Châu Đại Dương có tổng sản lượng điện nhỏ nhưng lại có sản lượng điện theo đầu người lại cao là do

A. quy mô dân số nhỏ.                                                B. gia tăng dân số chậm.

C. mật độ dân số thấp.                                                D. phân bố dân cư không đều.

Câu 28. Ngành công nghiệp nào sau đấy ản xuất ra gang, thép?

A. Công nghiệp cơ khí.                                               B. Công nghiệp luyện kim đen.

C. Công nghiệp luyện kim màu.                                 D. Công nghiệp điện tử – tin học.

Câu 29. Ở nước ta khu vực nào có trữ lượng bôxít lớn nhất cả nước?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                               B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.                                                          D. Đông Nam Bộ.

Câu 30.  Ngành công nghiệp anof sau đây được xem là ‘’ quả tim của ngành công nghiệp nặng’’, cung cấp công cụ, thiết bị, máy động lực cho các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng theo nhu cầu của xã hội?

A. Công nghiệp cơ khí.

B. Công nghiệp năng lượng.

C. Công nghiệp luyện kim.

D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 31. Nhận định nào sau đây không đúng về công nghệp điện tử – ti học?

A. Gây ô nhiễm môi trường mạnh.

B. Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

C. Là ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ từ năm 1990.

D. Là thước đo trình độ phát triển kinh tế – xã hội của mọi quốc gia trên thế giới.

Câu 32. Nhật Bản, Hoa Kì, EU đúng đầu trong công nghiệp điện tử tin học là do

Xem tiếp:  Chủ đề 3. Cấu trúc của trái đất - thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

A. nguồn cung cấp kim loại lớn.

B. nguồn cung cấp điện năng lớn.

C. có lực lượng lao động có trình độ chuyên môn – kĩ thuật cao.

D. nhu câu sử dụng các thiết bị điện tử, máy tính, điện tử tiêu dùng, thiết bị viên thông lớn.

Câu 33. Ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa là sản phẩm của nhóm ngành công nghiệp nào?

A. Máy tính.                                                    B. Thiết bị điện tử.

C. Điện tử tiêu dùng.                                      D. Thiết bị viễn thông.

Câu 34. Máy Fax, điện thoại là sản phẩm của nhóm ngành nào sau đây?

A. Máy tính.                                                    B. Thiết bị điện tử.

C. Điện tử tiêu dùng.                          D. Tthiết bị viên thông.

Câu 35. Xăng, dầu hỏa, dầu bôi trơn, dược phẩm, chất thơm,… là sản phẩm của ngành công nghiệp nào?

A. Công nghiệp háo dầu.

B. Công nghiệp hóa chất cơ bản.

C. Công nghiệp hóa tổng hợp hữu cơ.

D. Công nghiệpkhai thác dầu khí.

Câu 36. Sản phẩm nào sau đây thuộc ngành hóa chất cơ bản?

A. Sợ hóa học, cao su tổng hợp.

B. Xăng, dầu hỏa, dầu bôi trơn.

C. Các chất dẻo, chất thơm, phim ảnh.

D. Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm.

Câu 37. Nhà máy lọc hóa dầu  Dung Quất Việt Nam thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Ngãi.                                               B. Ninh Thuận.

C. Bà Rịa – Vũng Tàu.                                    D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 38. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và kahr năng khai thác ở nước ta là

A. bể Cửu long và bể Nam Côn Sơn.            

B. bể Phú Khánh và bể Mã Lai.

C. bể Cửu Long và bể Sông Hồng.

D. bể Phú Khánh và bể Mã Lai.        

Câu 39. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu tác động lớn nhất của yếu tố nào sau đây?

A. Nguồn nguyên liệu, vốn, khoa học kĩ thuật.

B. Vốn, lao động, chi phí vận chuyển.

C. Nguồn nguyên liệu, lao động, thị trương tiêu thụ.

D. Lao động, thị trường tiêu thụ, thời gian quay vòng vốn.

Câu 40. Công nghiệp dệt may có vai trò nào sau đây?

A. Góp phần giải quyết việc làm, nhất là lao động nữ.

B. Đáp ứng nhu cầu may mặc, ăn uống của con người.

C. Thúc đẩy ngành nông nghiệp và công nghiệp nhẹ phát triển.

D. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật, năng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.

Câu 41. Ngành công nghiệp dệt – may có tác động mạnh nhất đến ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Công nghiệp cơ khí.                                   B. Công nghiệp hóa chất.

C. Công nghiệp luyện kim.                             D, Công nghiệp năng lượng.

Câu 42. Ngành dệt may hiện nay phân bố rộng rãi ở nhiều nước không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Nguyên liệu phong phú,

B. Lực lượng lao động dồi dào.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Vốn đầu tư lớn nhưng thời gian hoàn vốn nhanh.

Câu 43. Công nghiệp thực phẩm lấy nguồn nguyên liệu từ

A. trồng trọt, chăn nuôi, lâm sản.

B. lâm sản, thủy sản, chăn nuôi.

C. trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

D. lâm sản, sản phẩm cây lương thực, thủy sản.

Câu 44. Một trong những thị trường tiêu thụ hàng dệt – may rất lớn là

A. Đông Nam Á, Nam Á, Tây Âu, Nam Mỹ.

B. Nam Á, Nam Phi, Nam Mỹ, Châu Đại Dương.

C. EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ, Liên bang Nga, Đông Âu.

D. Tây Âu, Nam Mỹ, EU, Liên bang Nga, Nhật Bản.

Câu 45. Ngành công nghiệp thực phẩm vừa có xu hướng phân bố gần vùng nguyên liệu, vừa gần thị trường tiêu thụ là do

A. phục vụ nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của dân cư.

B. tiết kiệm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tảnh hàng hóa.

C. tăng giá trị, chất lượng, kéo dài thời gain bảo quản sản phẩm.

D. nguồn nguyên liệu khó bảo quản, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1C

2D

3B

4D

5D

6A

7C

8D

9B

10A

11B

12D

13C

14C

15D

16A

17A

18A

19D

20D

21C

22A

23A

24A

25B

26A

27A

28B

29C

30A

31A

32C

33C

34D

35A

36D

37A

38A

39C

40A

41B

42D

43C

44C

45C

 

 

 

 

 

Chu de 22. DIA LI CAC NGANH CONG NGHIEP.zip