Chủ đề 7: Sự phân bố khí áp – một số loạI gió chính

Chủ đề 7: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP – MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Sự phân bố khí áp

* Khái niệm: Khí áp là sức nén của không khí xuống bề mặt Trái Đất.

– Đơn vị đo: mmHg (mb).

1. Sự phân bố các đại khí áp

– Các đại áp thấp và áp cao phân bố đan xen và đối xứng nhau qua áp thấp Xích đạo.

– Thực tế: phân bố thành từng khu riêng biệt lục địa và đại dương nằm xen kẽ nhau.

2. Nguyên nhân thay đổi khí áp

a. Theo độ cao

– Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.

b. Theo nhiệt độ

– Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm.

– Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.

c. Theo độ ẩm

– Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm.

– Nguyên nhân: vì cùng một khí áp và nhiệt độ như nhau, thì một lít hơi nước nhẹ hơn một lít không khí khô.

II. Một số loại gió chính

1. Gió Tây ôn đới

– Phạm vi hoạt động: vĩ độ   ở mỗi bán cầu (áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới).

– Thời gian: gần như quanh năm.

– Hướng: tây là chủ yếu (tây nam ở Bắc bán cầu, tây bắc ở Nam bán cầu).

– Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến với áp thấp ôn đới.

– Tính chất: ẩm và nhiều mưa.

2. Gió mậu dịch

– Phạm vi hoạt động: vĩ độ   về Xích đạo.

– Thời gian: quanh năm.

– Hướng: đông bắc là chủ yếu (đông bắc ở Bắc bán cầu, đông nam ở Bán cầu Nam).

3. Gió địa phương

a. Gió mùa

– Gió thổi theo mùa, hướng gió hai mùa trái ngược nhau.

– Nguyên nhân: sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.

– Phân bố: Đông Nam Á, Nam Á, Đông Phi…

b. Gió biển, gió đất

b. Gió biển, gió đất

 

Gió

Tiêu chí

Gió biển

Gió đất

Khái niệm

Là gió thổi từ biển vào đất liền (ban ngày)

Là gió thổi từ đất liền ra biển (ban đêm)

Nguyên nhân

Do sự chênh lệch khí áp giữa biển và đất liền: ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước ven biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp, ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào áp thấp (ven đất liền).

Ban đêm, đất liền tỏa nhiệt nhanh, mát hơn nên hình thành cao áp ở vùng đất liền, còn vùng nước biển ven bờ tỏa nhiệt chậm nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) ra áp thấp (ven biển).

Đặc điểm

Gió mát, chứa nhiều hơi nước

Gió khô

 

 

 

c. Gió phơn

Khi một khối không khí ẩm di chuyển gặp bức chắn địa hình, nó bị đẩy lên cao, đến một độ cao nào đó hơi nước sẽ ngưng tụ và gây mưa (lên cao 100 m, nhiệt độ giảm C), khi vượt sang sườn bên kia, sự di chuyển của nó bị chi phối bởi quá trình nóng đoạn nhiệt độ (xuống 100 m, nhiệt độ tăng C) hình thành nên hiện tượng gió phơn (ở nước ta có hiện tượng gió Tây Nam khô nóng).

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Xem tiếp:  Chủ đề 21: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp - các nhân tố ảnh hưởng tớI phát triển và phân bố công nghiệp

Câu 1. Các đai khí áp phân bố như thế nào sau đây?

A. Các đai áp thấp phân bố ở Bán cầu Bắc, các đai áp cao phân bố ở Bán cầu Nam.     

B. Các đai áp thấp phân bố ở Bán cầu Nam, các đai áp cao phân bố ở Bán cầu Bắc.     

C. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.         

D. Đai áp cao phân bố ở cực, vòng cực; đai áp thấp phân bố ở Xích đạo, chí tuyến.

Câu 2: Trên thực tế, các đai khí áp phân bố không liên tục mà bị chia cắt thành các đai khí áp riêng biệt do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tác động của lực côriôlit.                                  

B. Sự phân hóa địa hình trên Trái Đất.                  

C. Góc nhập xạ thay đổi theo vĩ độ.                      

D. Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dưong.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng về nguyên nhân thay đồi khí áp?

A. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm.                                        

B. Càng lên cao sức nén không khí càng tăng, khí áp càng giảm.                   

C. Nhiệt độ giảm làm cho không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.           

D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm.

Câu 4: Càng lên cao khí áp càng giảm do nguyên nhân nào sau đây?

A. Càng lên cao sức nén càng nhỏ nên khí áp càng giảm.                               

B. Càng lên cao không khí càng khô nên khí áp càng giảm.                            

C. Càng lên cao không khí càng ẩm nên khí áp càng giảm.                             

D. Càng lên cao không khí càng giãn nở nên khí áp càng giảm.

Câu 5: Nhận định nào sau đây chính xác về nguyên nhân hình thành các đai khí áp trên Trái Đất?

A. Đai áp thấp ôn đới và áp cao cực hình thành do nguyên nhân động lực.    

B. Đai áp thấp Xích đạo và áp cao cực hình thành do nguyên nhân nhiệt lực.

C. Đai áp thấp Xích đạo và áp cao ôn đới hình thành do nguyên nhân nhiệt lực.

D. Đai áp cao chí tuyến và áp thấp Xích đạo hình thành do nguyên nhân động lực.

Câu 6: Không khí khô khí áp càng tăng do nguyên nhân nào sau đây?

A. Không khí khô chứa nhiều H2O, không khí ẩm chứa nhiều CO2.              

B. Không khí khô chứa nhiều CO2, không khí ẩm chứa nhiều H2O.               

C. Không khí khô chứa nhiều N2, không khí ẩm chứa nhiều H2O.                 

D. Không khí khô chứa nhiều H2O, không khí ẩm chứa nhiều N2.

Câu 7: Các hoang mạc thường nằm ở chí tuyến và sâu trong lục địa không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Áp cao ngự trị.        

B. Chịu tác động của dòng biển nóng.                   

C. Chịu tác động của gió Tín phong khô nóng.     

D. Diện tích lục địa lớn, ít chịu tác động của biển và đại dương.

Câu 8: Gió Tây ôn đới hoạt động trong phạm vi nào dưới đây?

A. Áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới.                  

B. Áp cao chí tuyến về áp thấp Xích đạo.             

C. Áp cao cực về áp thấp ôn đới.                           

D. Áp cao cực về áp thấp Xích đạo.

Câu 9: Gió Tây ôn đới có hướng nào sau đây?

A. Hướng tây nam ở Bán cầu Bắc, hướng tây bắc ở Bán cầu Nam.                

B. Hướng tây bắc ở Bán cầu Bắc, hướng tây nam ở Bán cầu Nam.                

Xem tiếp:  Chủ đề 27: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

C. Hướng đông nam ở Bán cầu Bắc, hướng đông bắc ở Bán cầu Nam.        

D. Hướng đông bắc ở Bán cầu Bắc, hướng đông nam ở Bán cầu Nam.

Câu 10: Gió Tây ôn đới có thời gian hoạt động và tính chất nào sau đây?

A. Thổi quanh năm, độ ẩm cao.                              B. Thổi quanh năm, độ ẩm thấp.      

C. Thổi theo mùa, độ ẩm cao.                                 D. Thổi theo mùa, độ ẩm thấp.

Câu 11: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm gió Mậu dịch?

A. Độ ẩm cao.              

B. Thổi quanh năm khá đều đặn.                           

C. Hoạt động trong phạm vi từ áp cao chí tuyến về áp thấp Xích đạo.            

D. Hướng đông bắc ở Bán cầu Bắc, hướng đông nam ở Bán cầu Nam.

Câu 12: Gió mùa là gió

A. thổi theo mùa, tính chất và hướng gió hai mùa đều giống nhau.                

B. thổi theo mùa, tính chất và hướng gió hai mùa trái ngược nhau                 

C. thổi quanh năm, tính chất và hướng gió hai mùa trái ngược nhau.             

D. thổi quanh năm, tính chất và hướng gió hai mùa đều giống nhau.

Câu 13: Gió mùa hình thành do nguyên nhân nào sau đây?

A. Chênh lệch khí áp giữa Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam.                              

B. Chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.                              

C. Chênh lệch khí áp giữa các đai áp cao cực và áp thấp ồn đới.                    

D. Chênh lệch khí áp giữa các đai áp cao chí tuyến và áp thấp Xích đạo.

Câu 14: Gió mùa không hoạt động ở khu vực nào sau đây?

A. Nam Á.                                                               B. Đông Nam Á.              

C. Nam Phi.                                                             D. Đông Bắc Ôxtrâylia.

Câu 15: Gió mùa mùa hạ tác động ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á có hướng chủ yếu nào sau đây?

A. Tây Nam.                 B. Tây Bắc.                       C. Đông Nam.                   D. Đông Bắc.

Câu 16: Gió mùa có tính chất nào sau đây?

A. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ nóng, ẩm; gió mùa mùa đông lạnh, khô.      

B. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ nóng, khô; gió mùa mùa đông lạnh, ẩm.      

C. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ lạnh, ẩm; gió mùa mùa đông nóng, khô.      

D. Nhìn chung, gió mùa mùa hạ lạnh, khô; gió mùa mùa đông nóng, ẩm.

Câu 17: Gió mùa châu Á là khu vực gió mùa điển hình nhất trên Trái Đất do

A. nằm ở Bán cầu Bắc, chịu tác động mạnh của các khối khí từ phía bắc tràn xuống.    

B. nằm gần Xích đạo, chịu tác động mạnh của khối khí Xích đạo nóng ẩm.  

C. có diện tích lớn nhất nên hình thành các khu khí áp rất mạnh theo mùa.    

D. nằm tiếp giáp giữa đại dương lớn nhất và lục địa lớn nhất, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

Câu 18: Gió mùa mùa đông khu vực Nam Á và Đông Nam Á có hướng nào sau đây?

A. Tây Nam.                 B. Tây Bắc.                       C. Đông Nam.                   D. Đông Bắc.

Câu 19: Nhận định nào sau đây không đúng về gió biển, gió đất?

A. Hoạt động ở sâu trong lục địa.                          

B. Thay đổi hướng theo ngày và đêm.                   

C. Gió biển hoạt động vào ban ngày, thổi từ biển vào đất liền.                       

D. Gió đất hoạt động vào ban đêm, thổi từ đất liền ra biển.

Câu 20: Nhận định nào sau đây chính xác về nguyên nhân hình thành gió đất?

A. Ban đêm, đất liền tỏa nhiệt nhanh nên hình thành áp cao, biển tỏa nhiệt chậm hình thành áp thấp, gió thổi từ đất liền ra biển.             

Xem tiếp:  Chủ đề 14: Dân số và sự gia tăng dân số

B. Ban đêm, đất liền tỏa nhiệt nhanh nên hình thành áp thấp, biển tỏa nhiệt chậm hình thành áp cao, gió thổi từ biển vào đất liền.          

C. Ban đêm, đất liền tỏa nhiệt chậm nên hình thành áp cao, biển tỏa nhiệt nhanh hình thành áp thấp, gió thổi từ đất liền ra biển.             

D. Ban đêm, đất liền tỏa nhiệt chậm nên hình thành áp thấp, biển tỏa nhiệt nhanh hình thành áp cao, gió thổi từ biển vào đất liền.

Câu 21: Thuyền đánh cá nên ra khơi và cập bến vào khoảng thời gian nào sau đây là thuận lợi nhất?

A. Ra khơi từ 5 – 6 giờ sáng, cập bến từ 20 – 22 giờ tối.                                  

B. Ra khơi từ 20 – 22 giờ tối, cập bến từ 5 – 6 giờ sáng.                                  

C. Ra khơi từ 14 – 16 giờ chiều, cập bến từ 2 – 4 giờ sáng.                              

D. Ra khơi từ 2 – 4 giờ sáng, cập bến từ 14 – 16 giờ chiều.

Câu 22: Gió ẩm, ẩm vượt địa hình núi cao sang sườn khuất gió bị biến tính như thế nào sau đây?

A. Nóng, ẩm.                B. Nóng, khô.                    C. Mát, khô.                       D. Không thay đồi.

Câu 23: Ở sườn đón gió, theo tiêu chuẩn không khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100 m

A. nhiệt độ giảm C.                                        B. nhiệt độ giảm C.      

C. nhiệt độ tăng C.                                             D. nhiệt độ tăng C.

Câu 24: Ở sườn khuất gió, theo tiêu chuẩn không khí khô, trung bình cứ xuống núi 100m

A. nhiệt độ giảm C.                                        B. nhiệt độ tăng C.       

C. nhiệt độ tăng C.                                             D. nhiệt độ tăng C.

Câu 25: Thời tiết ở Đông Trường Sơn trong câu thơ: “Trường Sơn đông nắng tây mưa – Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình” chịu ảnh hưởng của loại gió nào sau đây?

A. Gió phơn.                 B. Gió đất.                         C. Gió biển.                       D. Gió mùa.

Câu 26: Gió phơn tác động ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta có hướng nào sau đây?

A. Tây nam.                  B. Đông nam.                    C. Tây bắc.                        D. Đông bắc.

Câu 27: Điểm A có khí áp là 740 mmHg, độ cao tuyệt đối điểm A là A.

A. 0 m.                          B. 100 m.                           C. 200 m.                           D. 300 m.

Câu 28: Tại sườn đón gió ẩm, điểm A có nhiệt độ là , điểm B có nhiệt độ là , độ cao tương đối từ A đến B là

A. 200 m.                      B. 400 m.                           C. 800 m.                           D. 1000 m.

Câu 29: Khí áp trung bình khi thời tiết ổn    định trên đỉnh núi Phanxipăng cao 3143 m của nước ta là

A. 0 mmHg.                  B. 445,7 mmHg.                C. 728,6 mmHg.                D. 760 mmHg.

Câu 30: Điểm A tại sườn đó gió ẩm có nhiệt độ là , điểm B tại sườn khuất gió có nhiệt độ là , độ cao tuyệt đối h tại điểm C của đỉnh núi là

A. 1500 m.                    B. 2500 m.                         C. 3500 m.                         D. 4500 m.

Câu 31: Cho biết nhiệt độ ở chân sườn đón gió ẩm là , nhiệt độ ở chân sườn khuất gió là . Độ cao của ngọn núi là

A. 1500 m.                    B. 2500 m.                         C. 3500 m.                         D. 4500 m.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1C

2D

3B

4A

5B

6B

7B

8A

9A

10A

11A

12B

13B

14C

15A

16A

17D

18D

19A

20A

21D

22B

23A

24B

25A

26A

27C

28D

29B

30C

31A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chu de 7. SU PHAN BO KHI AP – MOT SO LOAI GIO CHINH.zip