Chủ đề 15: cơ cấu dân số – Địa lí lớp 10

Chủ đề 15: CƠ CẤU DÂN SỐ

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Cơ cấu sinh học
Cơ cấu dân số theo giới
–        Khái niệm: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.

–        Công thức: TNN = D nam / D nữ

TNN: Tỉ số giời tính, D nam: Dân số nam, D nữ: Dân số nữ

–        Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian và có sự khác nhau giữa các nước và các khu vực.

–        Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam.

–        Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia,…

Cơ cấu dân số theo độ tuổi
–        Khái niệm: Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

–        Tháp dân số cho biết những đặc trưng cơ bản về dân số như cơ cấu tuổi, giới; tỉ suất sinh, tử; gia tăng dân số; tuổi thọ trung bình, …

–        Dân số thường được chia thành 3 nhóm tuổi chính:

+        0-14 tuổi: Nhóm dưới tuổi lao động.

+        15-59 (hoặc đến 64 tuổi): Nhóm tuổi lao động.

+        60 tuổi (hoặc 65 tuổi trở lên): Nhóm trên tuổi lao động.

Theo Luật Lao động ở Việt Nam, tuổi lao động được quy định: Đối với nam từ 15 đến 59 tuối, với nữ từ 15 đến 54 tuổi.

–        Dân số trẻ: độ tuổi 0-14 tuổi trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.

+        Thuận lợi: Lao động dồi dào.

+        Khó khăn: Sức ép dân số lớn.

–        Dân số già: độ tuổi 0-14 tuổi dưới 25%. Tuổi 60 trên 15%.

+        Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao.

+        Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.

–        Tháp dân số (tháp tuổi):

+        Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.

+        Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định).

Kiểu mở rộng (Bốtxoana): Đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải, thế hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.

Kiểu thu hẹp (Trung Quốc): Tháp phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp, thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.

Kiểu ổn định (Nhật Bản): Tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh, thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuồi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.

Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.

Cơ cấu xã hội
Cơ cấu dân số theo lao động
Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế

Nguồn lao động
–        Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

+        Nhóm dân số hoạt động kinh tế.

+        Nhóm dân số không hoạt động kinh tế.

Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
–        Khu vực I: Nông – lâm – ngư nghiệp.

–        Khu vực II: Công nghiệp – xây dựng.

–        Khu vực III: Dịch vụ.

  Xu hướng tăng ở khu vực II và III.

Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
–        Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, là tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

–        Dựa vào:

+        Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên.

+        Số năm đi học của người 25 tuồi trở lên. Các nước phát triển có trình dộ văn hóa cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Mối tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân được gọi là

Xem tiếp:  Chủ đề 13: Lớp vỏ địa lí – quy luật của lớp vỏ địa lí

A. cơ cấu dân số theo giới                                      

B. cơ cấu dân số theo tuổi                                      

C. cơ cấu dân số theo lao động                              

D. cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số theo giới?

A. Ở những nước phát triển, tỉ lệ nữ thường nhiều hơn nam                           

B. Ở những nước đang phát triển, tỉ lệ nam nữ thường cân đối                       

C. Biến động theo thời gian và có sự khác nhau giữa các nước, các khu vực 

D. Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia

Câu 3. Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Trình độ phát triển kinh tế                                 B. Chiến tranh, tai nạn     

C. Tuồi thọ trung bình                                             D. Chính sách dân số

Câu 4. Thông thường, ở những nước phát triển, tỉ lệ nữ cao hơn nam do nguyên nhân nào sau đây?

A. Thiên tai                  

B. Chuyển cư               

C. Tuổi thọ trung bình thấp                                   

D. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao.

Câu 5. Thông thường, ở các nước đang phát triển tỉ lệ nam thường cao hơn nữ không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Chuyển cư               

B. Chăm sóc sức khỏe giới, y tế phát triển            

C. Phong tục tập quán lạc hậu, tâm lí trọng nam khinh nữ.                             

D. Trình độ kinh tế thấp, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng nên cần nhiều lao động nam

Câu 6. Khu vực nào sau đây phần lớn phụ nữ có vai trò lớn và đạt chỉ số phát triển cao?

A. Châu Phi                                                             B. Tây Nam Á                  

C. Nam Á                                                                D. Tây Âu, Bắc Mỹ

Câu 7. Cơ cấu dân số theo tuổi là

A. tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định        

B. tập hợp các nhóm người nằm trong độ tuổi từ 0 – 14 tuổi                           

C. tập hợp các nhóm người nằm trong độ tuổi 15-59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) 

D. tập họp các nhóm người nằm trong độ tuổi trên 60 tuổi (hoặc trên 65 tuổi)

Câu 8. Cơ cấu dân số theo tuổi có khả năng thể hiện tổng hợp các chỉ số nào sau đây?

A. Tình hình sinh tử, tuổi thọ, nguồn lao động theo lãnh thổ                          

B. Tình hình sinh tử, tuổi thọ, nguồn lao động theo trình độ văn hóa             

C. Tình hình sinh tử, tuổi thọ, nguồn lao động theo khu vực kinh tế              

D. Tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia

Câu 9. Để tạo ra sức sản xuất cao nhất cho xã hội, cần sử dụng dân số trong nhóm tuổi nào sau đây?

A. 0 – 14 tuổi                                                           B. 15 – 55 tuổi                  

C. 15-59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi)                             D. Trên 60 tuổi (hoặc trên 65 tuổi)

Câu 10. Đặc trưng của dân số già là

A. tỉ lệ 0 – 14 tuổi cao, 15-59 tuổi cao, trên 60 tuổi rất thấp                            

B. tỉ lệ 0 -14 tuổi cao, 15-59 tuổi khá cao, trên 60 tuồi thấp                            

C. tỉ lệ 0 – 14 tuổi thấp, 15-59 tuổi cao, trên 60 tuổi khá cao                           

D. tỉ lệ 0 -14 tuổi và 15 – 59 tuổi rất thấp, trên 60 tuổi rất cao

Câu 11. Đặc trưng của dân số trẻ là

A. tỉ lệ 0 – 14 tuổi cao, 15-59 tuổi cao, trên 60 tuổi rất thấp                            

B. tỉ lệ 0 – 14 tuổi cao, 15-59 tuổi khá cao, trên 60 tuổi thấp                           

C. tỉ lệ 0 – 14 tuổi thấp, 15-59 tuổi cao, trên 60 tuổi khá cao                           

D. tỉ lệ 0 – 14 tuổi và 15 – 59 tuổi rất thấp, trên 60 tuổi rất cao

Câu 12. Cơ cấu dân số vàng được hiểu là

A. số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao hơn số người phụ thuộc, tổng tỉ suất phụ thuộc nhỏ hơn 10%                           

B. số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao hơn số người phụ thuộc, tổng tỉ suất phụ thuộc nhỏ hơn 20%                           

Xem tiếp:  Chủ đề 22: Địa lí các ngành công nghiệp - Địa lí lớp 10

C. số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao hơn số người phụ thuộc, tổng tỉ suất phụ thuộc nhỏ hơn 30%.                          

D. số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao hơn số người phụ thuộc, tổng tỉ suất phụ thuộc nhỏ hơn 50%.

Câu 13. Cơ cấu dân số vàng có thuận lợi như thế nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội?

A. Chất lượng cuộc sống được nâng cao, vấn đề an ninh được đảm bảo        

B. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, giảm sức ép đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên                                 

C. Giảm sức ép đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và vấn đề việc làm, chất lượng cuộc sống được nâng cao                                    

D. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thu hút vốn đầù tư nước ngoài, chi phí phúc lợi xã hội thấp, chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa được nâng cao

Câu 14. Cơ cấu dân số già gặp phải một trong những khó khăn nào sau đây?

A. Chi phí phúc lợi xã hội lớn                               

B. Thiếu lực lượng lao động hiện tại                     

C. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt nhanh             

D. Thất nghiệp, thiếu việc làm trong tương lai

Câu 15. Ý nào sau đây không phải là thuận lợi của cơ cấu dân số trẻ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội?

A. Lực lượng lao động dồi dào                              

B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn                              

C. Tỉ lệ phụ thuộc dưới 15 tuổi ít                          

D. Thu hút vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật… của nước ngoài

Câu 16. Cơ cấu dân số trẻ gặp phải một trong những khó khăn nào sau đây?

A. Mất cân bằng giới tính                                      

B. Thất nghiệp, thiếu việc làm                               

C. Chi phí phúc lợi cho người già tăng                  

D. Thiếu nguồn dự trữ lao động trong tương lai

Câu 17. Hiện nay, các quốc gia nào sau đây có cơ cấu dân số già?

A. Italia, Hi Lạp, Bungari, Mônacô, Nhật Bản      

B. Italia, Hi Lạp, Bungari, Monaco, Mali              

C. Hi Lạp, Bungari, Monaco, Mali, Ănggôla        

D. Bungari, Monaco, Mali, Ănggôla, Irắc

Câu 18. Kiểu tháp dân số mở rộng thể hiện đặc điểm nào sau đây của dân số?

A. Tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh

B. Tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần       

C. Tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ em nhưng cao ở người già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định                                   

D. Tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử cao, tuổi thọ trung bình thấp, dân số có xu hưởng giảm

Câu 19. Kiểu tháp dân số thu hẹp thích hợp thể hiện tình hình phát triển dân số của quốc gia nào sau đây?

A. Mali                          B. Nhật Bản                       C. Trung Quốc                  D. Bốtxoana

Câu 20. Kiểu tháp dân số ổn định thích hợp thể hiện tình hình phát triển dân số của quốc gia nào sau đây?

A. Việt Nam                 B. Nhật Bản                       C. Êtiôpia                          D.

Câu 21. Cho bảng số liệu:

Cơ cấu nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển, thời kì 2000 – 2005

Nhóm tuổi

Nhóm nước

0-14

15-64

65 trở lên

Các nước phát triển

17

68

15

Các nước đang phát triển

32

63

5

Để thể hiện cơ cấu nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển, thời kì 2000 – 2005, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền                         B. Tròn                              C. Đường                          D. Cột ghép

Câu 22. Dân số hoạt động kinh tế bao gồm

A. những người có việc làm ổn định, việc làm tạm thời, học sinh, sinh viên  

B. những người có việc làm ổn định, việc làm tạm thời, những người nội trợ

C. những người có việc làm ổn định, việc làm tạm thời, những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm                            

D. học sinh, sinh viên, những người nội trợ, những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động

Xem tiếp:  Chủ đề 26: địa lí ngành thương mại

Câu 23. Tỉ lệ dân số hoạt động so với tổng số dân ngày càng tăng lên không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Trình độ lực lượng lao động ngày càng cao     

B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng 

C. Số người trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng lên                               

D. Công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh tạo việc làm thường xuyên hơn

Câu 24. Cho biểu đồ về lao động của Ấn Độ, Braxin, Anh năm 2000

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế của Ẩn Độ, Braxin, Anh năm 2000

B. Cơ cấu lao động theo lãnh thổ của Ấn Độ, Braxin, Anh năm 2000            

C. Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ, Braxin, Anh năm 2000

D. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn của Ấn Độ, Braxin, Anh năm 2000

 

Câu 25. Cho bảng số liệu:

Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của một số nước, năm 2000

Tên nước

Chia ra

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

Pháp

5,1

27,8

67,1

Mêhicô

28,0

24,0

48,0

Việt Nam

68,0

12,0

20,0

Để thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của một số nước năm 2000 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Đường                      B. Tròn                              C. Miền                              D. Cột ghép

Câu 26. Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa cần dựa vào

A. tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế                            

B. tỉ lệ giới nam so với nữ hoặc so với tổng số dân                                         

C. tỉ lệ người không tham gia hoạt động kinh tế so với số người trong độ tuổi lao động

D. tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên

Câu 27. Hiện nay, tỉ lệ người mù chữ tập trung cao nhất ở các khu vực nào sau đây?

A. Tây Nam Á, châu Đại Dương                           

B. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Âu                         

C. Châu Đại Dương, châu Mỹ Latinh                    

D. Châu Phi, Nam Á, các nước Ả rập

Câu 28. Cho bảng số liệu sau:

Các nhóm nước

Tỉ lệ người biết chữ

Số năm đi học

Các nước phát triển

>90

10,0

Các nước đang phát triển

69

3,9

Các nước kém phát triển

46

1,6

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ lệ biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đến trường (từ 25 tuổi trở lên) trên thế giới năm 2000

A. Các nước phát triển có tỉ lệ người biết chữ rất cao và số năm đi học khá cao

B. Các nước đang phát triển có tỉ lệ người biết chữ khá cao, số năm đi học còn thấp     

C. Các nước kém phát triển có tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học còn rất thấp          

D. Các nước phát triển có tỉ lệ người biết chữ cao hơn khoảng 2 lần và số năm đi học thấp hơn khoảng 6 lần so với các nước kém phát triển

Câu 29. Dân số Việt Nam năm 2009 là 85 789 573 người, số lượng nam là 42 482 549 người, số lượng nữ là 43 307 024 người. Tỉ số giới tính là

A. 18,9 nam/100 nữ                                                 B. 89,1 nam/100 nữ          

C. 98,1 nam/100 nữ                                                 D. 99,1 nam/100 nữ

Câu 30. Việt Nam thuộc 5 quốc gia có xu hướng già hóa dân số nhanh nhất thế giới hiện nay không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Chính sách kế hoạch hóa gia đình                     

B. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao                

C. Y tế, chăm sóc sức khỏe ngày càng phát triển  

D. Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1A

2B

3D

4D

5A

6D

7A

8D

9C

10C

11B

12D

13D

14A

15C

16B

17A

18A

19C

20B

21B

22C

23B

24C

25B

26D

27D

28D

29C

30D

Chu de 15. CO CAU DAN SO.zip