Chủ đề 11: Thổ nhưỡng quyển các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

Chủ đề 11: THỔ NHƯỠNG QUYỂN CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Thổ nhưỡng
–        Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

–        Độ phì: là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triến.

–        Thổ nhưỡng quyển: là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.

Các nhân tố hình thành đất
Đá mẹ
Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc, cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.

Khí hậu
Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt – ẩm:

–        Đá gốc + nhiệt, ẩm   bị phá hủy (phong hóa)  lớp vỏ phong hóa  đất.

–        Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất; tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ.

–        Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp qua tác động lớp phủ thực vật.

Sinh vật
–        Thực vật: cung cấp vật chất hữu cơ, rễ bám vào các khe nứt phá hủy đá.

–        Vi sinh vật: phân giải xác súc vật tạo mùn.

–        Động vật: sống trong đất làm biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).

Địa hình
–        Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.

–        Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.

–        Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu, dẫn đến hình thành các vành đai đất khác nhau theo độ cao.

Xem tiếp:  Chủ đề 24: Vai trò - các nhân tố ảnh hưởng và đặc đIểm phân bố các ngành dịch vụ

Thời gian
–        Thời gian hình thành đất là tuổi của đất.

–        Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tổ hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó:

+        Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.

+        Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.

Con người
–        Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.

–        Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.

 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thổ nhưỡng là

là bộ phận lục địa nổi trôi trên bề mặt Trái Đất.
lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
là sản phẩm của quá trình phong hóa do các tác nhân ngoại lực.
là tập hợp có quy luật của một hay nhiều loại khoáng vật trong lớp vỏ Trái Đất.
Câu 2. Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì được gọi là

sinh quyển                                                                   B. khí quyển               
C. thạch quyển                                                                  D. thổ nhưỡng quyển

Câu 3. Vai trò của đá gốc đối với sự hình thành đất thể hiện ở

hạn chế việc chống xói mòn.
cung cấp vật chất hữu cơ cho đất.
cung cấp vật chất vô cơ, quyết định thành phần khoáng vật.
hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ các vật chất trong các tầng đất.
Câu 4. Yếu tố khí hậu nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

Nhiệt và ẩm                                                                 B. Gió và nhiệt
C.  Ánh sáng và nhiệt                                                       D. Nhiệt và ánh sáng

Câu 5. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua yếu tố nào sau đây?

Xem tiếp:  Chủ đề 5. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

Gió                              B. Nhiệt                      C. Dòng chảy                          D. Thảm thực vật
Câu 6. Yếu tố nào sau đây đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất?

A. Khí hậu                    B. Sinh vật                         C. Con người                     D. Thời gian

Câu 7. Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp vật chất vô cơ cho đất.                      

B. Hạn chế quá trình xâm thực, xói mòn đất.        

C. Phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn.                               

D. Ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi và tích tụ vật chất trong các tầng đất.

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng về tác nhân địa hình với sự hình thành đất?

A. Ở vùng núi cao, quá trình hình thành đất diễn ra yếu.                                

B. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất mỏng.                            

C. Ở nơi bằng phẳng, tầng đất thường dày và giàu dinh dưỡng.                     

D. Các vành đai đất hình thành đồng nhất giữa hai sườn theo độ cao

Câu 9. Đất đài nguyên diễn ra trong điều kiện khí hậu nào sau đây?

A. Thừa ẩm, nhiệt độ thấp.                                     B. Thừa ẩm, nhiệt độ cao.

C. Thiếu ẩm, nhiệt độ thấp.                                    D. Thiếu ẩm, nhiệt độ cao.

Câu 10. Loại đất nào sau đây có tầng đất dày, nhiều mùn?

A. Đất đài nguyên                                                    B. Đất đỏ vàng                 

C. Đất Pốtdôn                                                         D. Băng tuyết

Câu 11. Sú, vẹt đước, bần, mắm,… được trồng chủ yếu trên loại đất nào sau đây?

A. Đất mặn                                                              B. Đất phèn                      

C. Đất phù sa sông                                                  D. Đất xám phù sa cổ

Câu 12. Cây lương thực được trồng chủ yếu trên loại đất nào sau đây?

Xem tiếp:  Chủ đề 27: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

A. Đất mặn                                                              B. Đất phèn                      

C. Đất feralit                                                            D. Đất phù sa

Câu 13. Cây công nghiệp được trồng chủ yếu trên loại đất nào sau đây?

A. Đất phèn                  B. Đất mặn                        C. Đất feralit                           D. Đất cát biển

Câu 14. Càng lên cao, quá trình hình thành đất càng yếu không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Thực vật nghèo nàn.

B. Vi sinh vật hoạt động yếu.                                

C. Sức nén của không khí nhỏ.                              

D. Nhiệt độ thấp, quá trình phong hóa chậm.

Câu 15. Hoạt động sản xuất của con người có tác động tiêu cực đến tính chất đất là

A. làm ruộng bậc thang                                           B. phá rừng đầu nguồn.    

C. bón phân hữu cơ cho đất.                                   D. xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lí.

Câu 16. Một số nước gần Bắc Cực như Nga, Hoa Kỳ, Canada… đã tiến hành cải tạo đất đài nguyên bằng biện pháp nào sau đây?

A. Bón vôi, các loại phân hóa học                         

B. Tăng cường các vụ cây trồng trong năm.          

C. Trồng ruộng bậc thang, trồng cây theo băng.   

D. Tháo nước, làm thoáng khí, trồng rừng, dồn tuyết, bón phân.

Câu 17. Đất ở đồng bằng giàu phù sa chủ yếu do quá trình nào sau đây?

A. Phong hóa                B. Bóc mòn                        C. Vận chuyển                   D. Bồi tụ

Câu 18. Đất feralit có màu đỏ vàng do tích tụ

A. Ca, K                        B. K, Mg                            C. N, P                               D. Fe2O3, Al2O3

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1B

2D

3C

4A

5D

6B

7C

8D

9C

10B

11A

12D

13C

14C

15B

16D

17D

18D

 

 

Chu de 11. THO NHUONG QUYEN - CAC NHAN TO HINH THANH THO NHUONG.zip