Chủ đề 3. Cấu trúc của trái đất – thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Chủ đề 3. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT – THẠCH QUYỂN.

THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

 

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Cấu trúc của Trái Đất

Các nhà khoa học sử dụng phương pháp địa chấn để xác định cấu trúc của Trái Đất.

1. Lớp vỏ Trái Đất: là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày từ 5 đến 70 km.

– Cấu tạo từ ngoài vào trong:

+ Tầng trầm tích: không liên tục khắp bề mặt Trái Đất và độ dày không đều.

+ Tầng granit: làm thành nền các lục địa.

+ Tầng bazan: thường lộ ra dưới đáy đại dương.

– Do khác biệt về cấu tạo và độ dày → vỏ Trái Đất phân thành 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương

2. Lớp Manti

– Từ vỏ Trái Đất đến độ sâu 2.900 km, chiếm 80% thể thích và 68,5% khối lượng Trái Đất.

+ Tầng Manti trên: có trạng thái quánh dẻo.

+ Tầng Manti dưới: có trạng thái rắn.

Thạch quyển: gồm vỏ Trái Đất + phần trên lớp Manti (độ sâu đến 100 km).

3. Nhân Trái Đất

– Có độ dài 3.470 km, thành phần chủ yếu là niken, sắt Þ còn gọi là nhân nife.

+ Nhân ngoài: từ 2.900 đến 5.100 km ở trạng thái lỏng.

+ Nhân trong từ 5.100 đến 6.370 km, ở trạng thái rắn.

+ Thành phần chủ yếu: niken, sắt Þ còn gọi là nhân nife.

II. Thuyết kiến tạo mảng

– Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra 1 số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là 1 mảng cứng gọi là mảng kiến tạo.

– Có 7 mảng kiến tạo lớn: mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn độ – Ôxtrâylia, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Nam Cực.

– Các mảng kiến tạo gồm những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất và những bộ phận lớn của đáy đại dương.

– Các mảng không đứng yên mà dịch chuyển trên các lớp vật chất quánh dẻo của lớp Manti.

– Cơ chế chuyển dịch của các mảng kiến tạo: Do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man ti trên.

– Các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc:

+ Tiếp xúc tách giãn → nứt vỡ → mắc ma phun trào tạo ra các dãy núi ngầm kèm theo động đất, núi lửa.

+ Tiếp xúc dồn ép: mảng này xô chờm hoặc luồn xuống dưới mảng kia tạo thành các dãy núi đồ sộ, vực biển, động đất, núi lửa.

+ Tiếp xúc trượt ngang: tạo ra các đứt gãy dọc theo đường tiếp xúc.

– Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cấu trúc dọc của Trái Đất từ ngoài vào trong gồm

  1. vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
  2. lớp Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất.
  3. nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất, lớp Manti.
  4. nhân Trái Đất, vỏ đại dương, lớp Manti.

Câu 2. Độ dày của vỏ Trái Đất dao động từ

  1. 5 km (ở đại dương) – 7 km (ở lục địa).
  2. 5 km (ở lục địa) – 70 km (ở đại dương)
  3. C. 5 km (ở đại dương) – 70 km (ở lục địa).
  4. 50 km (ở đại dương) – 70 km (ở lục địa).
Xem tiếp:  Chủ đề 26: địa lí ngành thương mại

Câu 3. Các tầng đá của lớp vỏ Trái Đất theo thứ tự từ trên xuống là

  1. tầng granit, tầng bazan, tầng đá trầm tích.
  2. tầng bazan, tầng đá trầm tích, tầng granit
  3. C. tầng đá trầm tích, tầng bazan, tầng granit.
  4. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng bazan.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng về tầng đá trầm tích?

  1. Phân bố liên tục.
  2. Có nơi mỏng, nơi dày.
  3. C. Nằm trên cùng của lớp vỏ Trái Đất.
  4. Cấu tạo bởi các vật liệu có kích thước lớn.

Câu 5. Tầng granit gồm các loại đá nào sau đây?

  1. Đá trầm tích, đá granit và đá bazan.
  2. Đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành.
  3. C. Đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit.
  4. Đá nặng như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan.

Câu 6. Tầng bazan gồm các loại đá nào sau đây?

  1. Đá trầm tích, đá granit và đá bazan.
  2. Đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành.
  3. Đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit.
  4. Đá nặng như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan.

Câu 7. Lớp vỏ đại dương được cấu tạo chủ yếu từ

  1. Bazan. B. Trầm tích,
  2. C. Granit. Trầm tích, granit và bazan.

Câu 8. Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng loại đá nào sau đây?

  1. bazan. B. trầm tích.
  2. C. granit. trầm tích, granit và bazan.

Câu 9. Lớp Manti đạt tới độ sâu

  1. 70 km. B. 100 km.                  C. 2.900 km.               D. 3.470 km.

Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng về lớp Manti?

  1. Đồng nhất về trạng thái của vật chất.
  2. Chiếm 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất.
  3. Gồm 2 tầng chính là lớp Manti trên và lớp Manti dưới.
  4. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo.

Câu 11. Thạch quyển được cấu thành từ những bộ phận nào?

  1. Vỏ Trái Đất và lớp Manti. B. vỏ Trái Đất và lớp Manti trên.
  2. Vỏ Trái Đất và lớp Manti dưới. D. vỏ Trái Đất và nhân Trái Đất.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng về nhân Trái Đất?

  1. Độ dày khoảng 3.470 km.
  2. Lớp nằm trong cùng của Trái Đất.
  3. Thành phần chủ yếu là những kim loại nhẹ.
  4. Trạng thái vật chất không đồng nhất, nhân ngoài ở trạng thái lỏng, nhân trong ở trạng thái rắn.

Câu 13. Thuyết Kiến tạo mảng được xây dựng dưa trên thuyết nào sau đây?

  1. Thuyết Co rút. B. Thuyết Đứt gãy sâu.
  2. C. Thuyết Địa máng. Thuyết Trôi dạt lục địa.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng về “Thuyết trôi lục địa”?

  1. Lúc đầu, Trái Đất chỉ có một đại lục duy nhất có tên gọi là Pangea.
  2. Về sau, Pangea tách thành 2 đại lục lớn, mỗi đại lục gồm các mảng lục địa khác nhau.
  3. C. Các mảng lục địa di chuyển về các hướng với tốc độ khác nhau.
  4. Vị trí, hình dạng của các lục địa tồn tại như ngày nay vào khoảng 4,5 đến 5 tỉ năm trước.
Xem tiếp:  Chủ đề 23: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu 15. Theo thuyết Kiến tạo mảng, bề mặt Trái Đất được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn là

  1. Âu – Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Phi, Ấn Độ, Nam Cực, Philippin.
  2. Âu – Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Phi, Ấn Độ, Philippin, Thái Bình Dương
  3. C. Âu – Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Phi, Ấn Độ, Nam Cực, Thái Bình Dương.
  4. Philippin, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Phi, Ấn Độ, Nam Cực, Thái Bình Dương.

Câu 16. Trong 7 mảng kiến tạo lớn, mảng nào sau đây chỉ có bộ phận đại dương?

  1. Nam Cực. B. Bắc Mỹ.
  2. Nam Mỹ. D. Thái Bình Dương.

Câu 17. Các mảng kiến tạo hoạt động dựa trên cơ chế nào sau đây?

  1. Các mảng kiến tạo dịch chuyển trên lớp vật chất rắn của lớp Manti dưới.
  2. Các mảng kiến tạo dịch chuyển trên lớp vật chất lỏng của nhân ngoài Trái Đất.
  3. C. Các mảng kiến tạo dịch chuyển trên lớp vật chất rắn của lớp nhân trong Trái Đất.
  4. Cảng mảng kiến tạo nhẹ, nổi và dịch chuyển trên lớp vật chất quánh dẻo của lớp Manti.

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không thuộc mảng kiến tạo?

  1. Dịch chuyển với tốc độ rất nhanh.
  2. Bao gồm bộ phận lục địa và bộ phận đại dương.
  3. C. Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn trên Trái Đất.
  4. Khi tiếp xúc, mảng kiến tạo đại dương thường luồn xuống dưới mảng lục địa.

Câu 19. Theo thuyết Kiến tạo mảng, dãy Himalaya hình thành do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Mảng Âu – Á và mảng Phi xô vào nhau.
  2. Mảng Ầu – Á và mảng Phi tách rời nhau.
  3. C. Mảng Âu – Á và mảng Ấn độ – ôxtrâylia xô vào nhau.
  4. Mảng Âu – Á và mảng Ấn độ – Ôxtrâylia tách rời nhau.

Câu 20. Sóng núi ngầm Bắc Đại Tây Dương được hình thành do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á tách rời nhau.
  2. Mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á xô vào nhau.
  3. C. Mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương tách rời nhau.
  4. Mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương xô vào nhau.

Câu 21. Dãy Andes hình thành do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Mảng Nam Mỹ và mảng Phi tách rời nhau.
  2. Mảng Nam Mỹ và mảng Phi xô vào nhau.
  3. Mảng Naxca luồn xuống dưới mảng Nam Mỹ.
  4. Mảng Thái Bình Dương chờm lên mảng Nam Mỹ.

Câu 22. Vực biển Marian hình thành do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Mảng Thái Bình Dương chờm lên mảng Philíppin.
  2. Mảng Thái Bình Dương luồn xuống mảng Philíppin.
  3. C. Mảng Thái Bình Dương chờm lên mảng Ấn độ – Ôxtrâylia.
  4. Mảng Thái Bình Dương luồn xuống mảng Ân độ – Ôxtrâylia.

Câu 23. Vùng nào sau đây là vùng bất ổn của Trái Đất?

  1. Vị trí tách giãn giữa các mảng lục địa.
  2. Vị trí dồn ép giữa các mảng lục địa với nhau.
  3. C. Vị trí tiếp xúc các mảng đại dương và các mảng lục địa.
  4. Những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
Xem tiếp:  Chủ đề 6: khí quyển sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

Câu 24. Hệ thống núi Roocky ở Bắc Mỹ hình thành do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á xô vào nhau.
  2. Mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á tách rời nhau.
  3. C. Mảng Thái Bình Dương chòm lên mảng Bắc Mỹ.
  4. Mảng Thái Bình Dương luồn xuống dưới mảng Bắc Mỹ.

Câu 25. Vực biến Pêru – Chilê được hình thành do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Mảng Nazca luồn xuống dưới mảng Nam Mỹ.
  2. Mảng Nazca chờm lên trên mảng Nam Mỹ.
  3. C. Mảng Nam Mỹ và mảng Phi tách rời nhau.
  4. Mảng Nam Mỹ và mảng Phi xô vào nhau.

Câu 26. Nhận định nào sau đây không đúng về vực biển Marian?

  1. Là rãnh đại dương sâu nhất thế giới.
  2. Phần sâu nhất của rãnh Mariana là vực thẳm Challenger.
  3. Là đới tách giãn giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Philíppin.
  4. Độ sâu phần đáy dưới mực nước biển lớn hơn độ cao đỉnh Everest trên mực nước biển.

Câu 27. Sóng núi ngầm Nam Đại Tây Dương được hình thành do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Mảng Nam Mỹ và mảng Phi tách rời nhau.
  2. Mảng Nam Mỹ và mảng Phi xô vào nhau.
  3. Mảng Băc Mỹ và mảng Thái Bình Dương tách rời nhau.
  4. Mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương xô vào nhau.

Câu 28. Dãy núi ngầm Tây Nam Ân Độ Dương hình thành do nguyên nguyên nhân nào sau đây?

  1. Mảng Nam Cực và mảng Phi xô vào nhau.
  2. Mảng Nam Cực và mảng Phi tách rời nhau.
  3. C. Mảng Nam Cực và mảng Ấn độ – Ôxtrâylia xô vào nhau.
  4. Mảng Nam Cực và mảng Ấn độ – Ôxtrâylia tách rời nhau.

Câu 29. Dãy núi ngầm Đông Nam Ấn Độ Dương hình thành do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Mảng Nam Cực và mảng Phi xô vào nhau.
  2. Mảng Nam Cực và mảng Phi tách rời nhau.
  3. C. Mảng Nam Cực và mảng Ẩn độ – Ôxtrâylia xô vào nhau.
  4. Mảng Nam Cực và mảng Ấn độ – Ôxtrâylia tách rời nhau.

Câu 30. Nhận định nào sau đây không đúng về vành đai động đất núi lửa Thái Bình Dương?

  1. Là vành đai động đất, núi lửa lớn nhất trên thế giới.
  2. Đi qua một số quốc gia như Inđônêxia, Nhật Bản, Philíppin, Việt Nam.
  3. C. Phía đông là vị trí tiếp xúc của các mảng Âu – Á, mảng Philíppin, mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia, mảng Thái Bình Dương.
  4. Phía tây là vị trí tiếp xúc của các mảng Bắc Mỹ, mảng Naxca, mảng Nam Mỹ, mảng Thái Bình Dương.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1A

2C

3D

4D

5C

6D

7A

8C

9C

10A

11B

12C

13D

14D

15C

16D

17D

18A

19C

20A

21C

22B

23D

24D

25A

26C

27A

28B

29D

30B

Chu de 3. CAU TRUC CUA TRAI DAT - THACH QUYEN. THUYET KIEN TAO MANG.zip