Chủ đề 27: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Chủ đề 27: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Môi trường

–          Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

–          Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh con người có ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người.

–          Môi trường sống của con người gồm:

+ Môi trường tự nhiên: Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người, có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và tồn tại của con người.

+ Môi trường xã hội: Bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp.

+ Môi trường nhân tạo: Bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người.

–          Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:

+ Môi trường tự nhiên: Xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người, con người tác động vào môi trường tự nhiên thay đổi, nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên.

+ Môi trường nhân tạo: Là kết quả lao động của con người, phụ thuộc vào con người, con người không tác động vào thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.

II. Chức năng của môi trường, vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người

Chức năng
–          Là không gian sống của con người.

–          Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.

–          Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

Vai trò
Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng với xã hội loài người nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người (vai trò quyết định sự phát triển xã hội là phương thức sản xuất bao gồm sức sản xuất và quan hệ sản xuất).

III. Tài nguyên thiên nhiên

Khái niệm
Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.

Phân loại
–          Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,..

–          Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,..

–          Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng con người:

+ Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản.

+ Tài nguyên khôi phục được: động thực vật, cây trồng,…

+ Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước,…

IV. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển

Hiện trạng của tài nguyên và môi trường
–          Các nguồn tài nguyên có hạn, đang bị cạn kiệt (khoáng sản, sinh vật).

Xem tiếp:  Chủ đề 10: Sóng - Thủy triều – Dòng biển

–          Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm, suy thoái, sự nóng lên của Trái Đất do các khí thái làm tăng hiệu ứng nhà kính.

Sự phát triển bền vững
–          Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để sự phát triển của xã hội hôm nay không làm hạn chế cho sự phát triển của ngày mai, phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.

–          Mục tiêu của sự phát triển bền vững: Sự phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chat, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh.

–          Cơ sở của sự phát triển bền vững:

+ Giảm đến mức thấp của sự cạn kiệt tài nguyên môi trường. Đảm bảo sử dụng lâu dài các tài nguyên tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, tìm ra nguyên liệu mới thay thế.

+ Bảo tồn tính đa dạng sinh học, quản lí tốt phương thức và mức độ sử dụng.

+ Bảo vệ, duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi lại các môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn cân bằng các hệ sinh thái.

Hướng giải quyết các vấn đề môi trường
–          Phải có sự phối hợp, nổ lực chung của các quốc gia, mọi tầng lớp trong xã hội.

–          Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh.

–          Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo.

–          Áp dụng các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên.

–          Phải thực hiện các công tác quốc tế về môi trường, luật môi trường.

V. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển

–          Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh, dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (mưa axit,…), chủ yếu ở Hoa Kì.

–          Nhiều nước công nghiệp phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình, lại chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.

VI. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển

Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường trường và phát triển
–          Chiếm ½ diện tích các lục địa. ¾ dân số thế giới, giàu tài nguyên, môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng.

Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển
–          Khai thác và chế biến khoáng sản: Là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ.

–          Việc khai thác mỏ mà không chú ý đến bảo vệ môi trường, thì môi trường dễ bị ô nhiễm.

–          Các nước phát triển lợi dụng khó khăn ở các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên.

Việc khai thác nguyên nông, lâm nghiệp ở các nước đang phát triển
–          Tài nguyên rừng rất phong phú.

–          Việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi, lấy lâm sản xuất khẩu, mở rộng diện tích canh tác,…à rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang mạc ở vùng nhiệt đới. 

Xem tiếp:  Chủ đề 6: khí quyển sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Môi trường địa lí (hay môi trường xung quanh) là

Các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối và giao tiếp.
Không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Lớp khí quyển bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Câu 2. Môi trường nhân tạo bao gồm

Các thành phần tự nhiên.
Các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối.
Các quan hệ xã hội trong giao tiếp.
Các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người.
Câu 3. Môi trường địa lí không có chức năng nào sao đây?

Là không gian sống của con người.
Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
Là nơi xử lí các chất phế thải do con người tạo ra.
Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
Câu 4. Điểm khác biệt giữa môi trường tự nhiên so với môi trường nhân tạo là

A.    Phát triển nhanh hơn sự phát triển của xã hội loài người.

B.     Không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người.

C.     Tồn tại phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển xã hội loài người.

D.    Tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào các mối quan hệ trong sản xuất, phân phối và giao tiếp.

Câu 5. Theo thuộc tính tự nhiên, tài nguyên được phân thành

Tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,…
Tài nguyên có thể bị hao kiệt, tài nguyên không bị hao kiệt.
Tài nguyên khôi phục được, tài nguyên không khôi phục được.
Câu 6. Theo thuộc tính tự nhiên, tài nguyên được phân thành

Tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,…
Tài nguyên có thể bị hao kiệt, tài nguyên không bị hao kiệt.
Tài nguyên khôi phục được, tài nguyên không khôi phục được.
Câu 7. Theo khả năng hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, tài nguyên dduojc phân thành

Tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,…
Tài nguyên có thể bị hao kiệt, tài nguyên không bị hao kiệt.
Tài nguyên khôi phục được, tài nguyên không khôi phục được.
Câu 8. Tài nguyên có thể bị hao kiệt được phân thành

Tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản,…
Tài nguyên có thể bị hao kiệt, tài nguyên không bị hao kiệt.
Tài nguyên khôi phục được, tài nguyên không khôi phục được.
Câu 9. Tài nguyên nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên không khôi phục được?

Xem tiếp:  Chủ đề 19: Địa lí ngành trồng trọt

Rừng.              B.  Đất.                       C.  Sinh vật.                D.  Khoáng sản.
Câu 10. Tài nguyên nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên không bị hao kiệt?

Nước.              B.  Mặt trời.                C.  Đất trồng.              D.  Động, thực vật.
Câu 11. Nhân tố nào sau đây quyết định sự phát triển của xã hội loài người?

Môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên.
Môi trường nhân tạo.
Phương thức sản xuất, gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.
Câu 12. Con người phải bảo vệ môi trường vì

Môi trường tồn tại phụ thuộc vào con người.
Con người nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên.
Môi trường quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người.
Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Câu 13. Biện pháp nào sau đây dùng để hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế?

Không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc khoáng sản.
Tăng cường ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, khai khoáng.
Tăng cường ngành công nghiệp khai khoáng, hóa chất, nhiệt điện.
Sử dụng tiết kiệm, tổng hợp, sản xuất các loại vật liệu thay thế.
Câu 14. Hội nghị/ Diễn đàn nào sau đây thể hiện nỗ lực chung của thế giới trong bảo vệ môi trường?

Diễn đàn APEC.
Hội nghị Thượng Đỉnh G20.
Hội nghị cấp cao ASEAN.
Hội nghị Thượng Đỉnh Trái Đất.
Câu 15. Ở các nước đang phát triển, môi trường gắn liền với ngành nào sau đây?

Trồng trọt.                   B.  Chăn nuôi              C.  Công nghiệp.                     D.  Dịch vụ.
Câu 16. Sức ép môi trường ở các nước đang phát triển không phải  do

Quá trình đô thị hóa.
Chiến tranh và xung đột.
Khoa học kĩ thuật phát triển.
Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Câu 17. Hiệu ứng nhà kính không phải do nguyên nhân nào sau đây?

Diện tích rừng suy giảm.
Mực nước biển toàn cầu dâng lên.
Khí thải từ các nhà máy công nghiệp.
Khí thải từ phương tiện giao thông vận tải.
Câu 18. Môi trường biển bị ô nhiễm do

Sự cố đắm tàu, tràn dầu.
Diện tích rừng suy giảm.
Hóa chất trong nông nghiệp.
Sự phát triển ngành thủy điện.
Câu 19. Diện tích rừng suy giảm chủ yếu do

Cháy rừng.
Chiến tranh.
Khai thác quá mức.
Xây dựng các nhà máy thủy điện.
Câu 20. Để hạn chế quá trình xói mòn, sạt lở đất ở miền núi, biện pháp nào sau đây không được sử dụng?

Làm ruộng bậc thang.
Trồng cây theo băng.
Tăng diện tích rừng trồng.
Xây dựng các công trình đường hầm, cầu, đường cao tốc, bến phà,… 

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1D

2D

3C

4B

5B

6A

7C

8D

9D

10B

11D

12D

13D

14D

15C

16C

17B

18A

19C

20D

 

Chu de 27. MOI TRUONG VA TAI NGUYEN THIEN NHIEN.zip