Chủ đề 26: địa lí ngành thương mại

 

Chủ đề 26: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Khái niệm “thị trường”

–          Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.

–          Hàng hóa: Sản phẩm (vật chất, tinh thần) đem ra mua bán trên thị trường.

–          Vật ngang giá: Vật được sử dụng làm thước đo giá trị của hàng hóa (vật ngang giá hiện đại là giá tiền).

–          Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu:

+ Cung > cầu: Giá giảm, người mua lợi.

+ Cung < cầu: Giá tăng, người bán lợi, kích thích sản xuất mở rộng.

+ Cung = cầu: Giá cả ổn định (vai trò của maketing).

–          Maketing: Là một quá trình quản lí mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần, mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.

II. Ngành thương mại

Vai trò
Khâu nối giữa sản xuất và tiêu dung, điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, giúp sản xuất mở rộng và phát triển.

+ Nội thương: Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nước, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng, phục vụ từng cá nhân.

+ Ngoại thương: Trao đổi mua bán hàng hóa giữa các nước trên thế giới, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước.

Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu
a.      Cán cân xuất nhập khẩu

Khái niệm: Là quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) với giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu).

–          Xuất khẩu > nhập khẩu: Xuất siêu.

–          Xuất khẩu < nhập khẩu: Nhập siêu.

b.      Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu

Xem tiếp:  Chủ đề 20: địa lí ngành chăn nuôi - Địa lí lớp 10

–          Phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, một lãnh thổ.

–          Các nước phát triển: Xuất sản phẩm công nghiệp chế biến, nhập nguyên liệu, năng lượng.

–          Các nước đang phát triển: Xuất nông sản, khoáng sản, hàng tiêu dùng, nhập nguyên liệu, máy móc.

III. Đặc điểm của thị trường thế giới

–          Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế quan trọng nhất.

–          Khối lượng buôn bán trên thế giới tăng liên tục.

–          Châu Âu, Châu Á, Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới và nội vùng lớn nhất.

–          Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới: Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.

–          Các cường quốc xuất nhập khẩu: Hoa Kì, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp.

IV. Các tổ chức thương mại thế giới

Tổ chức thương mại thế giới
–          Ra đời ngày 15/11/1994, hoạt động chính thức từ 01/01/1995, lúc đầu gồm 123 nước thành viên.

–          Là tổ chức quốc tế đầu tiên đề ra luật lệ buôn bán quy mô toàn cầu và giải quyết các tranh chấp quốc tế.

–          Thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán thế giới.

Một số khối kinh tế lớn trên thế giới năm 2000 (SGK) 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thị trường là

Nơi trao đổi hàng hóa.
Nơi trao đổi các dịch vụ.
Nơi gặp gỡ giữa bên bán và bên mua.
Nơi diễn ra các hoạt động bán buôn, bán lẻ.
Câu 2. Vật ngang giá hiện đại là

Tiền.                            B. Vàng.                      C.  Hàng hóa.                          D.  Sức lao động.
Câu 3. Khi cung > cầu, giá cả trên thị trường có xu hướng

Giảm.                          B.  Tăng.
 C.  Ổn định                        D. Thay đổi thất thường.

Câu 4. Giá cả có xu hướng tăng lên khi

Cung bằng cầu.           B.  Cung lớn hơn cầu.
 C.  Cung nhỏ hơn cầu.      D.  Cung lớn hơn hoặc bằng cầu.

Xem tiếp:  Chủ đề 24: Vai trò - các nhân tố ảnh hưởng và đặc đIểm phân bố các ngành dịch vụ

Câu 5. Xuất siêu xảy ra khi

Kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu bằng nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn hoặc bằng nhập khẩu.
Câu 6. Cho bảng số liệu:

Giá trị xuất khẩu và dân số của Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản năm 2004

Quốc gia

Giá trị xuất khẩu (tỉ USD)

Dân số (triệu người)

Hoa Kì

819,0

293,6

Trung Quốc

858,0

1306,9

Nhật Bản

566,5

127,6

Để thể hiện giá trị xuất khẩu và dân số của Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản năm 2004, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Tròn                 B.  Miền                      C.  Đường                   D.  Cột
Câu 7. Cho biểu đồ: Xuất khẩu của Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản năm 2004

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây về xuất khẩu của Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, năm 2004?

Giá trị xuất khẩu của Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản năm 2004.
Cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản năm 2004.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản năm 2004.
Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người của Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản năm 2004.
Câu 8. Ngành thương mại không có vai trò nào sau đây?

Điều tiết sản xuất.
Hướng dẫn tiêu dùng.
Thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa.
Cung ứng tư liệu sản xuất, vật tư, máy móc cho các ngành kinh tế.
Câu 9. Nước ta có tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới hiện nay là

Pháp.               B.  Hoa Kì.                  C.  Nhật Bản.              D.  Trung Quốc.
Câu 10. Hoạt động ngoại thương có đặc điểm nào sau đây?

Tạo ra thị trường thống nhất trong nước.
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từng cá nhân trong nước.
Gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài.
Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng.
Câu 11. Nước đang phát triển nhập khẩu mặt hàng nào sau đây?

Xem tiếp:  Chủ đề 7: Sự phân bố khí áp – một số loạI gió chính

Lâm sản.                      B.  Khoáng sản.
 C.  Máy móc hiện đại.       D.  Sản phẩm cây công nghiệp.

Câu 12. Nước phát triển nhập khẩu mặt hàng nào sau đây?

Máy móc.
Khoáng sản.
Linh kiện điện tử.
Lương thực thực phẩm đã qua chế biến.
Cho bảng số liệu:

Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước năm 2004(Đơn vị: tỉ USD)

Tên nước

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Hoa Kì

819,0

1526,4

Nhật Bản

565,5

454,5

Trung Quốc

858,9

834,4

Liên bang Nga

183,2

94,8

Singapo

179,5

163,8

Bảng số liệu trên sử dụng cho câu hỏi 13, 14, 15

Câu 13. Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước năm 2004, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Tròn.                B.  Miền.                     C.  Cột.                       D. Đường.
Câu 14. Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nước xuất siêu là

Nga, Singapo, Nhật Bản, Hoa Kì.
Trung Quốc, Nga, Singapo, Hoa Kì.
Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hoa Kì.
Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Singapo.
Câu 15. Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nước nhập siêu là

Hoa Kì .                       B.  Nhật Bản.
C.  Liên bang Nga             D.  Trung Quốc.

Câu 16. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là

Hoa Kì, EU, Nhật Bản.                       B.  Hoa Kì, EU, Đông Nam Á.
C.  Hoa Kì, Nhật Bản, Canada.                D.  Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1C

2A

3A

4C

5A

6D

7D

8D

9B

10C

11C

12B

13B

14D

15A

16A

 

 

 

 

Chu de 26. DIA LI NGANH THUONG MAI.zip