Chủ đề 12: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật. Sự phân bố sinh vật và đất trên tráI đất.

Chủ đề 12: SINH QUYỂN, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SINH VẬT. SỰ PHÂN BỐ SINH VẬT VÀ ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Sinh quyển
–        Khái niệm: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sống.

–        Phạm vi của sinh quyển: Ranh giới phía trên là tiếp xúc vời tầng ôdôn; phía dưới đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11 km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.

 Gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.

Các nhân tố ảnh hưởng tói sự phát triển và phân bố của sinh vật
Khí hậu
–        Nhiệt độ: mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

Ví dụ: Loài ưa nhiệt phân bố ở Xích đạo, nhiệt đới,…

–        Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

+        Xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm: sinh vật phát triển.

+        Hoang mạc: sinh vật nghèo nàn.

–        Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

Đất
Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.

Ví dụ: đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng Xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác,…

Địa hình
Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng phân bố và phát triển:

–        Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.

–        Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.

Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

Con người
–        Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).

–        Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.

–        Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.

Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất
–        Thảm thực vật: toàn bộ các loài thực vật khác nhau của một vùng rộng lớn cùng sinh sống gọi là thảm thực vật.

Xem tiếp:  Chủ đề 19: Địa lí ngành trồng trọt

–        Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc khí hậu (nhiệt, ấm,…)

–        Đất phụ thuộc vào khí hậu và sinh vật.

Sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ

Môi trường địa lí

Kiểu khí hậu chính

Kiểu thảm thực vật chính

Nhóm đất chính

Đới lạnh

Cận cực lục địa.

Đài nguyên (rêu, địa y)

Đài nguyên

Đới ôn hòa

– Ôn đới lục địa.

– Ôn đới hải dương.

– Ôn đới lục địa (nửa khô hạn)

– Rừng lá kim.

– Rừng lá rộng, rừng hỗn hợp.

– Thảo nguyên.

– Pốt-dôn.

– Nâu và xám.

– Đen.

– Cận nhiệt gió mùa.

– Cận nhiệt Địa Trung Hải.

– Cận nhiệt lục địa.

– Rừng cận nhiệt ẩm.

– Rừng cây bụi lá cứng cận nhiệt.

– Bán hoang mạc và hoang mạc.

– Đỏ, vàng

– Nâu đỏ

– Xám

Đới nóng

– Nhiệt đới lục địa

– Cận Xích đạo, gió mùa

– Xích đạo

– Bán hoang mạc, hoang mạc, xavan

– Rừng nhiệt đới ẩm

– Rừng Xích đạo

– Nâu đỏ

– Đỏ vàng

– Đỏ vàng

Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao
 Nguyên nhân: do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao  sự thay đổi của đất và sinh vật.

Ví dụ: Sườn Tây dãy Cáp-ca.

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Đất

0 – 500

– Rừng sồi (lá rộng)

– Đất đỏ cận nhiệt

500 – 1200

– Rừng dè (lá rộng)

– Đất nâu

1200 – 1600

– Rừng lãnh sam (lá kim)

– Đất Pốtdôn

1600 – 2000

– Đồng cỏ núi

– Đất đồng cỏ

2000 – 2800

– Địa y

– Đất sơ đẳng

> 2800

– Băng tuyết

– Băng tuyết

 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Giới hạn của sinh quyển là

A. toàn bộ thủy quyển, khí quyển và thổ nhưỡng quyển.                                

B. toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, đáy lớp vỏ phong hóa        

C. toàn bộ thủy quyển, giới hạn dưới đỉnh tầng bình lưu và đáy lớp vỏ phong hóa.       

D. toàn bộ thủy quyển, giới hạn dưới của đỉnh tầng đối lưu và đáy lớp vỏ phong hóa

Xem tiếp:  Chủ đề 2. Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của tráI đất

Câu 2. Loài ưa nhiệt thường phân bố ở vùng nào sau đây?

A. Nhiệt đới                  B. Ôn đới                           C. Cận cực                         D. Cực

Câu 3. Những loài ưa lạnh thường phân bố ở nơi nào sau đây?

A. Vĩ độ thấp, hoang mạc.                                      B. Vĩ độ cao, núi cao.       

C. Vĩ độ thấp, núi cao.                                             D. Vĩ độ cao, hoang mạc

Câu 4. Sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh nhất trên loại đất nào sau đây?

A. Đất đài nguyên.                                                   B. Đất Pốtdôn.                 

C. Đất đen                                                                D. Đất đỏ vàng

Câu 5. Đất phù sa thuận lợi phát triển cây trồng nào sau đây?

A. Cây ăn quả                                                          B. Cây lương thực.           

C. Cây công nghiệp dài ngày                                  D. Cây công nghiệp ngắn ngày

Câu 6. Đất feralit thuận lợi phát triển cây trồng nào sau đây?

A. Cây lương thực và cây ăn quả                            B. Cây lương thực và hoa màu         

C. Cây công nghiệp và cây ăn quả                          D. Cây công nghiệp và hoa màu.

Câu 7. Đất mặn phù hợp phát triển loại cây trồng nào sau đây?

A. Cam, xoài                                                            B. Khoai, sắn                    

C. Sú, vẹt, đước                                                       D. Lúa gạo, lúa mì

Câu 8. Nhóm đất và kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố chủ yếu ở kiểu khí hậu cận cực lục địa?

A. Đất đen – Thảo nguyên                                      

B. Đất pốtdôn – Rừng lá kim.                                 

C. Đất đài nguyên – Đài nguyên.                           

D. Đất nâu và xám – rừng lá rộng và rừng hỗn hợp

Câu 9. Đất đỏ nâu – Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt thường phân bố chủ yếu ở kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới lục địa.                                                    B. Ôn đới hải dương        

C. Cận nhiệt Địa Trung Hải                                    D. Cận nhiệt lục địa

Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây tạo nên sự đa dạng đất và thảm thực vật ở đới ôn hòa?

A. Sự đa dạng về các kiểu khí hậu.                        

B. Sự đa dạng về các kiểu thảm thực vật               

C. Diện tích lục địa lớn, sự đa dạng về các kiểu khí hậu                                 

D. Sự phân hóa thời gian hình thành đất trong đới.

Câu 11. Đất đỏ vàng feralit không phân bố ở khu vực nào sau đây?

Xem tiếp:  Chủ đề 5. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

A. Bắc Mỹ                    B. Trung Phi                      C. Mỹ Latinh                     D. Đông Nam Á

Câu 12. Đất đỏ vàng được phân bố ở kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới lục địa và ôn đới hải dương                  

B. Cận nhiệt gió mùa và cận nhiệt lục địa             

C. Nhiệt đới lục địa và nhiệt đới gió mùa              

D. Nhiệt đới gió mùa và Xích đạo.

Câu 13. Loại đất nào sau đây phân bố chủ yếu ở Nam Cực?

A. Đất Pốtdôn                                                         B. Đất đen                        

C. Đất xám                                                               D. Chỉ có băng tuyết

Câu 14. Các kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc đới ôn hòa phân bố ở các châu lục nào sau đây?

A. Á, Âu, Mỹ, Nam Cực, Phi                                 

B. Á, Âu, Mỹ, Đại Dương, Phi.                             

C. Á, Âu, Nam Cực, Đại Dương, Phi.                   

D. Á, Âu, Mỹ, Đại Dương, Nam Cực

Câu 15. Các kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc đới nóng không phân bố ở châu lục nào sau đây?

A. Châu Mỹ, châu Âu                                             B. Châu Á, châu Đại Dương

C. Châu Âu, châu Nam Cực                                   D. Châu Đại Dương, châu Nam Cực

Câu 16. Ở nước ta, phần lớn diện tích đất phù sa phân bố ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.                                      B. Bắc Trung Bộ              

C. Nam Trung Bộ.                                                   D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 17. Ở nước ta, diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn phân bố tập trung ở vùng nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ                            B. Đồng bằng sồng Hồng 

C. Tây Nguyên.                                                       D. Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 18. Ở nước ta, đất feralit trên đá bazan phân bố tập trung ở vùng nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ                                                     B. Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Tây Nguyên                                                        D. Đông Nam Bộ.

Câu 19. Yếu tố nào sau đây quyết định đến sự phân bố các kiểu thảm thực vật theo vĩ độ?

A. Nhiệt, ẩm                 B. Nhiệt, nước                   C. Nước, ánh sáng             D. Nhiệt, ánh sáng

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1B

2A

3B

4D

5C

6C

7C

8C

9C

10C

11A

12D

13D

14B

15C

16D

17D

18D

19A

 

 

Chu de 12. SINH QUYEN, CAC NHAN TO ANH HUONG TOI SU PHAT TRIEN VA PHAN BO SINH VAT.zip