Chủ đề 24: Vai trò – các nhân tố ảnh hưởng và đặc đIểm phân bố các ngành dịch vụ

Chủ đề 24: VAI TRÒ – CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Cơ cấu vai trò của các ngành dịch vụ

Khái niệm dịch vụ là ngành không trực tiếp sản xuất vật chất.

1. Cơ cấu

– Dịch vụ kinh doanh (sản xuất): Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,…

– Dịch vụ tiêu đung: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể thao) cộng đồng.

– Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể (bảo hiểm bắt buộc).

2. Vai trò

– Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất.

– Sử dụng tốt hơn nguồn lao động  tạo ra nhiều việc làm.

– Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học.

3. Đặc điểm và xu hướng phát triển

– Cơ cấu lao đông trong ngành dịch vụ tăng nhanh.

– Có sự cách biệt rất lớn về cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ giữa nước phát triển và đang phát triển.

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

– Trình độ phát triển kinh tế và năng xuất lao động xã hôi: đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ.

– Quy mô, cơ cấu dân số: nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

– Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: mạng lưới dịch vụ (ví dụ: dân cư đông, mạng lưới dịch vụ này, dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ; cụ thể dễ dàng quyết định thành lập 1 trường cấp I cho một làng 4.000 đến 5.000 dân, khó lập một trường cho một bản có 4 đến 5 trăm dân).

– Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán: Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.

– Mức sống và thu nhập thực tế: sức mua và nhu cầu phục vụ.

– Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn háo lich sử, cơ sở hạ tầng du lịch: Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.

III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới.

– Trong cơ cấu lao động: các nước phát triển trên 50%, các nước đang phát triển khoảng 30%.

– Trong cơ cấu GDP: các nước phát triển trên 60%, các nước đang phát triển thường dưới 50%.

– Trên thế giới các thành phố cực lớn, đông thời là trung tâp dịch vụ lớn: New York (Bắc Mỹ), Luân Đôn (Tây Âu), Tôkiô (Đông Á).

 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Các nước có nền kinh tế tri thức lấy vai trò của ngành nào sau đây làm chủ đạo?

Xem tiếp:  Chủ đề 12: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật. Sự phân bố sinh vật và đất trên tráI đất.

A. Trồng trọt.              B. Chăn nuôi.              C. Công nghiệp.                      D. Dịch vụ.

Câu 2. Thông thường dịch vụ được phân thành accs nhóm nào sau đây?

A. Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công.

B. Dịch vụ có nguồn gốc con người, dịch vụ có nguồn gốc máy móc.

C. Chủ thể là nhà nước, chủ thể là các tổ chức xã hội, chủ thể là các đơn vị kinh doanh.

D. Khách hàng phải có mặt khi cung ứng dịch vụ, khách hàng không nhất thiết phải có mặt khi cung ứng dịch vụ.

Câu 3. Dịch vụ kinh doanh bao gồm

A. dịch vụ hành chính công, hoạt động đoàn thể.

B. dịch vụ nghề nghiệp, y tế, giáo dục, thể thao.

C. hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân.

D. vận tải, thông tin liên lạc, tài chính bảo hiểm, kinh doanh bất động sản.

Câu 4. Dịch vụ tiêu dùng gồm

A. dịch vụ hành chính công, hoạt động đoàn thể.

B. dịch vụ nghề nghiệp, y tế, giáo dục, thể dục thể thao.

C. hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, dịch vụ cá nhân.

D. vận tải , thông tin liên lạc, tài chính bảo hiểm, kinh doanh bất động sản.

Câu 5. Vai trong nào sau đây không thuộc ngành dịch vụ?

A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển.

B. Cho phép khai thác tốt hơn ngành tài nuyên, khoa học kĩ thuật.

C. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm nhiều việc làm.

D. Cung cấp các tư liệu sản xuất, máy móc cho các ngành kinh tế.

Câu 6. Quốc gia nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế trên 80%?

A. Hoa Kì.                                                       B. Liên bang Nga.

C. Nhật Bản.                                                   D. Trung Quốc.

Câu 7. Khu vực nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế trong khoảng 50% – 79%?

A. Tây Âu, Bắc Mỹ.                                       B. Nam Á, Bắc Phi.

C. Tây Nam Á, Nam Phi.                                D. Nam Mỹ, Đông Nam Á.

Câu 8. Ở các nước đang phát triển tỉ lệ người lao động trong ngành dịch vụ thường trên dưới?

A. 10%.                       B. 30%.                       C. 50%.                       D. 70%.

Câu 9. Trình độ phát triển kinh tế và năng xuất lao động xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến ngành dịch vụ?

A. Mạng lưới ngành dịch vụ.

B. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.

C. Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

D. Đầu tư, bổ sung lao động cho ngành dịch vụ.

Câu 10. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ?

Xem tiếp:  Chủ đề 14: Dân số và sự gia tăng dân số

A. Quy mô, cơ cấu dân số.

B. Mức sống và thu nhập thực tế.

C. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

D. Truyền thống văn hóa và phong tục tập quán.

Câu 11. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ?

A. Cơ sở hạ tầng.                                            B. Tài nguyên thiên nhiên.

C. Trình độ phát triển kinh tế.                        D. Mức sống và thu nhập thực tế.

Câu 12. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư có ảnh hưởng như thế nào đối với ngành dịch vụ?

A. Mạng lưới ngành dịch vụ.

B. Sức mua và nhu cầu dịch vụ.

C. Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

D. Hình thức tỏ chức mạng lưới ngành dịch vụ.

Câu 13. Sức mua và như cầu dịch vụ ở thành thị cao hơn là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Cơ cấu dân số trẻ.

B. Mật độ dân số cao.

C. Mức sống và thu nhập thực tế cao.

D. Giàu truyền thống văn háo và phong tục tập quán.

Câu 14. Đối với việc hình thành điểm dịch vụ, nhân tố nào sau đây quan trọng nhất?

A. Quy mô dân số.                                          B. Tài nguyên du lịch.

C. Cơ sở hạ tầng du lich.                                 D. Mức sống của người dân.

Câu 15. Sự khác biệt về phân bố ngành dịch vụ với ngành công nghiệp là?

A. phân bố xa khu dân cư.

B. phân bố ở những vùng nông thôn.

C. phân bố giữa lòng dân cư.

D. phân bố ở những vùng núi xa xôi, hẻo lánh.

Câu 16. Các thành phố lớn thường là trung tâm dịch vụ lớn vì

A. mức sống và thu nhập cao.

B. cũng là các trung tâm công nghiệp.

C. có những thành phố cũng là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước.

D. tài nguyên thiên nhiên nhiên hết sưc phong phú thu hút khách du lịch.

Câu 17. Các khu vực nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 70% trong cơ cấu GDP?

A. Hoa Kì, Tây Âu, Châu Úc.                        B. Nam Mỹ, Nam Phi, Nam Á.

C. Bắc Phi, Nam Mỹ, Tây Âu.                       D. Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông.

Câu 18. Xu hướng chuyển dịch ngành dịch vụ ở nước ta là

A. tăng nhưng chưa ổn định.                          B. tăng nhanh qua các năm.

C. giảm đều qua cá năm.                                 D. tăng giảm thất thường.

Câu 19. Khu vực Đông Nam Á có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP dao động trong khoảng nào sau đây?

A. < 30%                     B. 30 – 50%                 C. 51 – 60%                 D. 61 – 70%

Câu 20. Liên bang Nga có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP dao động trong phạm vi nào sau đây?

Xem tiếp:  Chủ đề 1. Các phương pháp biểu hiện các đốI tượng địa lí trên bản đồ sử dụng bản đồ trong học tập và đờI sống

A. 30 – 50%                 B. 51 – 60%                 C. 61 – 70%                 D. > 70%

Câu 21. Các trung tâm lớn nhất về cung cấp các loại dịch vụ lớn nhất trên thế giới

A. Paris, Zurich, Xingapo.     

B. New York, Luân Đôn, Tôkiô.

C. Xaopaolô, Brucxen, Phranphuốc.

D. Lốt Angiơlet, Sicagô, Oasinhtơn.

Câu 22. Nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới?

A. Các nước ơhats triển tỉ trọng ngành dịch vụ thường dưới 50%.

B. Các thành phố lớn, đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn.

C. Ở  mỗi nước có thành phố  chuyên môn hóa về một số loại dịch vụ nhất định.

D. Trong các thành phố lớn thường hình thành các trung tâm giao dịch, thương mại.

Câu 23. 3 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới hiện nay là

A. Luân Đôn, New York, Singapo.

B. Toronto, Botơn, Sanfrancisco.

C. Oashingtơn DC, Toronto, Botơn.

D. Oashington DC, Zurich, Sanfrancisco.

Câu 24. Khu vực nào sau đây có tỉ trọng dịch vụ trong GDP thấp nhất thế giới?

A. Bắc Phi.                  B. Nam Phi.                C. Đông Phi.               D. Tây Phi.

Câu 25. Quốc gia nào sau đây có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất Đông Nam Á?

A. Singapo.                 B. Việt Nam.               C. Thái Lan.                D. Philippin.

Câu 26. Các trung tâm dịch vụ quốc gia ở nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng.

B. Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.

C. Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần thơ.

D. Hà Nội. Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 27. Các nước phát triển có tỉ trọng ngành dịch vụ trong GDP cao không phải do

A. cơ cấu dân số trẻ.

B. trình độ phát triển kinh tế cao.

C. năng suất lao động xã hội cao.

D. chất lượng cuộc sống của dân cư cao, sức mua lớn.

Câu 28. Cho bảng số liệu:

Nước

Số khách (triệu lượt người)

Doanh thu (tỉ USD)

Pháp

75,1

40,8

Tây Ban Nha

53,6

45,2

Hoa Kì

46,1

74,5

Trung Quốc

41,8

25,7

Anh

27,7

27,3

Mêhiccô

20,6

10,7

Để thể hiện số khác du lịch và doanh thu từ du lịch của một số nước trên thế giới, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn.                       B. Miền.                      C. Cột.                        D. Đường.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1D

2A

3D

4C

5D

6A

7A

8B

9D

10A

11D

12D

13C

14B

15C

16D

17A

18A

19B

20B

21B

22A

23A

24D

25A

26D

27A

28C

 

 

Chu de 24. VAI TRO - CAC NHAN TO ANH HUONG VA DAC DIEM PHAN BO CAC NGANH DICH VU.doc

Chu de 24. VAI TRO - CAC NHAN TO ANH HUONG VA DAC DIEM PHAN BO CAC NGANH DICH VU.zip