Chủ đề 16: Phân bố dân cư – đô thị hóa

Chủ đề 16: PHÂN BỐ DÂN CƯ – ĐÔ THỊ HÓA

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Phân bố dân cư

1. Khái niệm

– Là sự sắp xếp dân số một cách tự giác hoặc tự phát trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội.

– Mật độ dân số = số dân (người)/diện tích (km2) = Tổng số dân/Tổng diện tích.

2. Đặc điểm

– Mật độ dân số trung bình trên thế giới và 48 nguời /1km2.

– Dân cư trên thế giới phân bố không đều:

+ Các khu vực tập trung đông dân như: Tây Âu, Nam Âu, Caribê, Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á…

+ Các khu vực thưa dân là châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Phi, Bắc Phi…

-Dân cư thế giới có sự biến động theo thời gian (thể hiện ở sự thay đối tỷ trọng dân cư của các châu lục giai đoạn 1650 – 2000).

-Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:

      + Các nhân tố tự nhiên: khí hậu, nước, địa hình, đất, khoáng sản.

      + Các nhân tố kinh tế – xã hội: Phương thức sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, …

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư

– Điều kiện tự nhiên: khí hậu, nước, địa hình, đất, khoáng sản, … thuận lợi thu hút cư trú.

– Điều kiện tự nhiên – xã hội: phương thức sản xuất (tính chất nền kinh tế), trình độ phát triển kinh tế,… quyết định đến cư trú.

– Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, cư trú đông, định cư,…

II. Đô thị hóa

1. Khái niệm

Là quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2. Đặc điểm

a. Dân cư thành thị có xu hưởng tăng nhanh

Từ năm 1900-2005:

      + Tỉ lệ dân thành thị tăng (13,6% ® 48%).

      + Tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% ® 52%).

b. Dân cư tập trung vào các thành phổ lớn lớn và cực lớn

– Số lượng thành phố cỏ số dân trẽn 1 triệu người ngày càng nhiều.

– Cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, Liên Bang Nga, Libi.

– Thấp: Châu Phi, đa phần châu Á (trừ Liên bang Nga).

c. Phố biến rộng rãi lối sống thành thị

3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường

– Tích cực: Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.

– Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa (tự phát).

      + Nông thôn: Mất đi một phần nhân lực (đất không ai sản xuất).

      + Thành phố: Thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo nàn, ô nghiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác.

 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tiêu chí nào sau đây được dùng để thể hiện tình hình phân bố dân cư trên một lãnh thổ?

A. Tỉ suất sinh.                                                        B. Tỉ suất tử.                    

Xem tiếp:  Chủ đề 8. Mưa - Địa lí lớp 10

C. Tỉ suất xuất cư.                                                   D. Mật độ dân số.

Câu 2. Mật độ dân số ở khu vực thành thị được xác định bằng:

A. Dân số nông thôn/Diện tích nông thôn (người/km2).                                  

B. Dân số thành thị/Diện tích cả nước (người/km2).                                        

C. Dân số thành thị/Diện tích thành thị (người/km2).                                      

D. Tổng số dân cả nước/Tổng diện tích cả nước (người/km2).

Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng về mật độ dân số?

A. Là đại lượng chính xác về sự phân bố thực tế của dân cư trên một lãnh thổ nào đó.  

B. Được xác định bằng dân số thành thị/diện tích thành thị.                           

C. Đơn vị tính là triệu người/km2.                         

D. Việc tính toán mật độ dân số trên một lãnh thổ càng nhỏ càng đảm bảo tính chính xác và gần thực tế hơn.

Câu 4. Năm 2006, dân số Việt Nam là 84.156.000 người, diện tích nước ta là 331.212 km2. Mật độ dân số nước ta thời điểm này là

A. 245 người/km2.                                                   B. 254 người/km2.            

C. 452 người/km2.                                                   D. 524 người/km2.

Câu 5. 5 khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất thế giới?

A. Nam Âu, Trung – Nam Á, Trung Phi, Bắc Mỹ, Tây Á.                              

B. Tây Âu, Caribê, Trung – Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á,                          

C. Nam Âu, Trung – Nam Á, châu Đại Dương, Trung Phi, Nam Mỹ.             

D. Tây Âu, Nam Âu, Trung – Nam Á, Đông Nam Á, châu Đại Dương.

Câu 6. 3 khu vực nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất thế giới?

A. Caribê, Tây Phi, Bắc Mỹ.                                  B. Trung Mỹ, Bắc Âu, Đông Á.       

C. Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Đông Phi.                     D. Châu Đại Dương, Trung Phi, Bắc Mỹ.

Câu 7. Cho bảng số liệu:

            Diện tích, dân số thế giới và các châu lục, thời kì 1995 – 2005

Châu lục

Diện tích (triệu km2)

Dân số (triệu người)

1995

2005

Châu Đại Dương

8,5

28,5

33

Châu Á (trừ Liên Bang Nga)

31,8

3458

3920

Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga)

23,0

727

730

Châu Mỹ

42,0

775

888

Châu Phi

30,3

728

906

Toàn thế giới

135,6

5716

6477

Để thể hiện sự thay đổi mật độ dân số giữa hai năm 1995 và 2005 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn.                        B. Miền.                             C. Cột.                               D. Đường.

Câu 8. Vùng nào sau đây của nước ta có mật độ dân số cao nhất cả nước, đạt 1225 người/km2 vào năm 2006?

A. Đồng bằng sông Hồng.                                      B. Duyên hải Nam Trung Bộ.           

C. Đông Nam Bộ.                                                    D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9. Vùng nào sau đây của nước ta có mật độ dân số thấp nhất cả nước, đạt 69 người/km2 vào năm 2006?

A. Tây Bắc.                                                              B. Duyên hải Nam Trung Bộ.           

C. Tây Nguyên.                                                       D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Điều kiện tự nhiên.                                             B. Lịch sử khai thác lãnh thổ.           

C. Tính chất của nền kinh tế.                                  D. Trình độ lực lượng sản xuất.

Câu 11. Châu lục nào sau đây chiếm tỉ trọng dân số cao nhất thế giới?

A. Châu Á.                    B. Châu Phi.                      C. Châu Mỹ.                      D. Châu Âu.

Câu 12. Thời kì 1650 – 2005, các châu lục nào sau đây có tỉ trọng dân cư tăng lên?

Xem tiếp:  Chủ đề 6: khí quyển sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

A. Châu Á, châu Âu, châu Phi.                               B. Châu Á, châu Mỹ, châu Âu.        

C. Châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương.               D. Châu Đại Dương, châu Mỹ, châu Á.

Câu 13. Thời kì 1650 – 2005, các châu lục nào sau đây có tỉ trọng dân cư giảm xuống?

A. Châu Á, châu Mỹ.                                               B. Châu Á, châu Âu.        

C. Châu Phi, châu Âu.                                             D. Châu Đại Dương, châu Mỹ.

Câu 14. Châu Á có số dân đông nhất trên thế giới không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tốc độ gia tăng tự nhiên cao.                            

B. ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.                              

C. Là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.                           

D. Kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ.

Câu 15. Tổng số dân ở châu Mỹ tăng lên đáng kể do nguyên nhân nào sau đây?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.                             B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.         

C. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.                     D. Dân nhập cư từ châu Âu, châu Phi.

Câu 16. Nhân tố nào sau đây quyết định đến sự phân bố dân cư?

A. Chuyển cư, tính chất nền kinh tế.                     

B. Lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư.             

C. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.      

D. Trình độ của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế.

Câu 17. Ở các nước đang phát triển, dân cư có xu hướng tập trung ở các thành phố lớn không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Công nghiệp hóa, đô thị hóa.                            

B. Tập trung phần lớn tài nguyên thiên nhiên.      

C. Các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa phát triển cao.                                     

D. Mức sống dân cư cao, cơ hội tìm kiếm việc làm cao.

Câu 18. 3 thành phố nào sau đây của nước ta có quy mô dân số trên 1 triệu người?

A. Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng.                                B. Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ.   

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.                 D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

Câu 19. Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào sau đây có tỉ lệ dân thành thị đạt 100%?

A. Thái Lan.                 B. Philíppin.                       C. Singapo.                        D. Inđônêxia.

Câu 20. Thời kì 2000 – 2005, dân thành thị nước ta có tỉ lệ nào sau đây?

A. < 25%.                     B. 25 – 50%.                      C. 51 – 70%.                      D. > 70%.

Câu 21. Vùng nào sau đây của nước ta có số lượng đô thị thấp nhất nhưng lại có số dân đô thị cao nhất cả nước?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                           B. Bắc Trung Bộ.             

C. Tây Nguyên.                                                       D. Đông Nam Bộ.

Câu 22. Cho bảng số liệu sau:

              Tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn thời kì 1900 – 2005 (Đơn vị: %)

Năm

Khu vực

1900

1950

1970

1980

1990

2000

2005

Nông thôn

86,4

70,8

62,3

60,4

57,0

55,0

52,0

Thành thị

13,6

29,2

37,7

39,6

43,0

45,0

48,0

Toàn thế giới

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn thời kì 1900 – 2005.

A. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.             

B. Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng giảm.               

Xem tiếp:  [Word] 4 đề thi 45 phút học kì 1 - môn địa lớp 10

C. Dân nông thôn luôn chiếm tỉ trọng cao hơn dân thành thị.                         

D. Năm 2005, dân nông thôn cao hơn dân thành thị gấp 2 lần.

Câu 23. Quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển có đặc trưng nào sau đây?

A. Trình độ đô thị hóa cao.                                    

B. Tỉ lệ dân thành thị khoảng 40%.                       

C. Diễn ra muộn, tốc độ nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa.                     

D. Nhịp gia tăng dân số đô thị ngày càng tăng nhanh.

Câu 24. Quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển có đặc trưng nào sau đây?

A. Tỉ lệ dân thành thị lớn khoảng 75%.                 

B. Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.         

C. Dân có xu hướng di chuyển từ thành phố ra ngoại ô.                                 

D. Một số các quốc gia xuất hiện đô thị hóa tự phát, dân nông thôn kéo ra thành thị kiếm việc làm.

Câu 25. Cho bảng số liệu sau:

              Tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn thời kì 1900 – 2005 (Đơn vị: %)

Năm

Khu vực

1900

1950

1980

2000

2005

Nông thôn

86,4

70,8

60,4

55,0

52,0

Thành thị

13,6

29,2

39,6

45,0

48,0

Để thể hiện sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn thời kì 1900 – 2005 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn.                        B. Miền.                             C. Cột.                               D. Đường.

Câu 26. Những châu lục và khu vực nào sau đây có tỉ lệ dân thành thị trên 70%?

A. Châu Mỹ, Bắc Á, Đông Á, Nam Á, Tây Âu, châu Phi.                               

B. Châu Mỹ, Bắc Á, Đông Á, Tây Âu, Bắc Âu, châu Phi.                              

C. Châu Mỹ, Bắc Á, Đông Á, Tây Âu, Bắc Âu, châu Đại Dương.                 

D. Châu Mỹ, Bắc Á, Đông Á, Nam Á, Tây Âu, châu Đại Dương. 

Câu 27. Những châu lục và khu vực nào sau đây có tỉ lệ dân thành thị dưới 25%?

A. Bắc Mỹ, Bắc Âu, Nam Á.                                  B. Tây Âu, Bắc Mỹ, Nam Á.

C. Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á.                      D. Châu Đại Dương, Nam Á, Đông Nam Á.

Câu 28. Khu vực nào sau đây có trình độ đô thị hóa cao nhất trên thế giới?

A. Tây Âu.                    B. Nam Á.                         C. Đông Nam Á.               D. Nam Mỹ.

Câu 29. Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa sẽ dẫn đến hệ quả nào sau đây ở các thành phố?

A. Mất cân bằng giới tính.                                      B. Giảm tuổi thọ trung bình. 

C. Tỉ suất gia tăng dân số âm.                                 D. Sức ép việc làm, kinh tế, ô nhiễm môi trường.

Câu 30. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường?

A. Mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm.                   

B. Chất lượng cuộc sống ở nông thôn được cải thiện,

C. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

D. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1D

2C

3D

4B

5B

6D

7C

8A

9A

10B

11A

12D

13C

14D

15D

16D

17B

18D

19C

20B

21D

22C

23A

24D

25B

26C

27C

28A

29D

30B

 

Chu de 16. PHAN BO DAN CU – DO THI HOA.zip