Chủ đề 10: Sóng – Thủy triều – Dòng biển
Chủ đề 10: SÓNG – THỦY TRIỀU – DÒNG BIỂN
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Sóng biển
– Khái niệm: Sóng biển là hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
– Nguyên nhân: chủ yếu do gió.
– Sóng bạc đầu: những giọt nước biển chuỷen động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành những bọt trắng.
– Sóng thần: là sóng thường có chiều cao 20 – 40 m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 – 800 k/h. Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão, thiên thạch rơi…, sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp.
II. Thủy triều
– Khái niệm: Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối lượng trong các biển và đại dương.
– Nguyên nhân: được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
– Đặc điểm:
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp) thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).
+ Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời có vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch) thủy triều kém nhất (triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).
III. Dòng biển
– Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
– Phân loại: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
– Phân bố:
+ Dòng biển nóng: thường phát sinh ở hai bên đường Xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa hướng chảy về hai cực.
+ Dòng biển lạnh: xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 40° gần bờ đông các đại dương chảy về Xích đạo.
+ Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc bán cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam bán cầu ngược chiều.
+ Ở Bán cầu Bắc có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về Xích đạo.
+ Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
+ Vùng cỏ gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu hình thành sóng là do
A. gió. B. bão. C. động đất. D. thiên thạch rơi.
Câu 2: Sóng thần hình thành không phải do nguyên nhân nào sau đây?
A. Bão lớn. B. Gió biển.
C. Thiên thạch rơi. D. Núi lửa phun ngầm dưới đáy biển.
Câu 3: Thủy triều được hình thành chủ yếu do
A. sự thay đổi khí áp hằng ngày.
B. lực hấp dẫn Mặt Trăng, Mặt Trời.
C. lực hấp dẫn của Sao Hỏa, Mặt Trăng và Trái Đất.
D. sự phân dị trọng lực vật chất trong lớp Manti trên.
Câu 4: Dao động thủy triều lớn nhất khi
A. Mặt Trời vuông góc với Trái Đất.
B. Mặt Trăng vuông góc với Trái Đất.
C. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng.
D. Trái Đất nằm vuông góc với Mặt Trăng, Mặt Trời.
Câu 5: Dao động thủy triều nhỏ nhất khi
A. Mặt Trời vuông góc với Trái Đất.
B. Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời.
C. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng.
D. Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời nằm vuông góc với nhau.
Câu 6: Trong một tuần trăng, vào các ngày nào sau đây dao động thủy triều lớn nhất?
A. Trăng khuyết. B. Không trăng, trăng khuyết .
C. Không trăng, trăng tròn. D. Trăng tròn, trăng khuyết.
Câu 7: Trong năm, những ngày nào sau đây có dao động thủy triều lớn nhất?
A. Xuân phân, thu phân. B. Hạ chí, đông chí.
C. Xuân phân, hạ chí. D. Thu phân, đông chí.
Câu 8: Vào các ngày có dao động thủy triều nhỏ nhất, ở Trái Đất sẽ nhìn thấy Mặt Trăng
A. tròn. B. khuyết. C. lưỡi liềm. D. không trăng.
Câu 9: Thủy triều gây khó khăn cho ngành sản xuất nào sau đây?
A. Khai thác thủy sản. B. Trồng trọt.
C. Công nghiệp điện lực. D. Giao thông vận tải biển.
Câu 10: Vùng nào sau đây của nước ta chịu tác động lớn nhất của thủy triều?
A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 11: Trong nhật triều, thời gian thủy triều của ngày hốm trước và hôm sau chênh nhau là
A. 22 phút. B. 32 phút. C. 42 phút. D. 52 phút.
Câu 12: Chu kì bán nhật triều đều có khoảng thời gian là
A. 12 giờ 15 phút. B. 14 giờ 50 phút. C. 24 giờ 00 phút. D. 24 giờ 50 phút.
Câu 13: Dòng biển nóng là các dòng biển
A. có nhiệt độ nước bằng nhiệt độ khối nước xung quanh.
B. có nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ khối nước xung quanh
C. có nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ khối nước xung quanh.
D. có nhiệt độ nước thay đổi thất thường so với nhiệt độ khối nước xung quanh.
Câu 14: Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng nhau ở vùng nào sau đây?
A. vùng gió mùa. B. hai bên Xích đạo.
C. hai bờ các lục địa D. hai bờ các đại dương.
Câu 15: Các dòng biển nóng thường
A. phát sinh vào mùa đông ở vùng khí hậu gió mùa.
B. xuất phát ở vùng cực, men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía Xích đạo.
C. phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về phía cực.
D. xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30° – 40° thuộc khu vực gần phía đông của các đại dương rồi chảy về phía Xích đạo.
Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố và tác động của dòng biển trên Trái Đất?
A. Ở Nam cực, do tác động của dòng biển lạnh nên khí hậu khô, ít mưa.
B. Ở vùng Xích đạo, do tác động của dòng lạnh nên khí hậu khô, ít mưa.
C. Ở bờ Đông vùng chí tuyến, do tác động của dòng biển nóng nên khí hậu ẩm, mưa nhiều.
D. Ở bờ Tây vùng chí tuyến, do tác động của dòng biển lạnh nên khí hậu khô, ít mưa.
Câu 17: Nhân tố nào sau đây đóng vai trò thứ yếu với hoạt động của dòng biển?
A. Lực trực tiếp của gió.
B. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời.
C. Sự chênh lệch về mật độ hay tỉ trọng nước, mực nước.
D. Lực côriôlít làm lệch hướng chuyển động của các dòng biển.
Câu 18: Vùng nào sau đây có khí hậu khô hạn nhất nước ta do một phần ảnh hưởng của dòng biển lạnh?
A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nam Bộ.
Câu 19: Một trong những đặc điểm của hiện tượng Elnino là
A. nước biển ấm lên do dòng biển lạnh được thay thế bằng dòng biển nóng ở Đông Thái Bình Dương.
B. nước biển ấm lên do dòng biển lạnh được thay thế bằng dòng biển nóng ở Tây Thái Bình Dương.
C. nước biển ấm lên do dòng biển nóng được thay thế bằng dòng biển lạnh ở Đông Thái Bình Dương.
D. nước biển ấm lên do dòng biển nóng được thay thế bằng dòng biển lạnh ở Tây Thái Bình Dương.
Câu 20: Từ vĩ độ 0°- 40° B và N, các vòng hoàn lưu có đặc điểm nào sau đây?
A. chảy ngược chiều kim đồng.
B. chảy theo chiều kim đồng hồ.
C. chảy ngược chiều kim đồng hồ ở Bán cầu Bắc và chảy theo chiều kim đồng hồ ở Bán cầu Nam.
D. chảy theo chiều kim đồng hồ ở Bán cầu Bắc và chảy ngược chiều kim đồng hồ ở Bán cầu Nam.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1A |
2B |
3B |
4C |
5D |
6C |
7A |
8B |
9C |
10D |
11D |
12A |
13C |
14D |
15C |
16B |
17D |
18B |
19A |
20D |