Chủ đề 1. Các phương pháp biểu hiện các đốI tượng địa lí trên bản đồ sử dụng bản đồ trong học tập và đờI sống

PHẦN A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Các phương thức biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

1. Phương pháp kí hiệu

a. Đối tượng biểu hiện

Biểu hiện các đối tượng được phân bố theo những điểm cụ thể. Kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng.

b. Các dạng kí hiệu

– Kí hiệu hình học.

– Kí hiệu chữ.

– Kí hiệu tượng hình.

c. Khả năng biểu hiện

– Vị trí phân bố của đối tượng.

– Số lượng, quy mô, chất lượng.

– Động lực phát triển của đối tượng.

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

a. Đối tượng biểu hiện

Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội trên bản đồ.

b. Khả năng biểu hiện

– Tốc độ, khối lượng của đối tượng.

– Hướng di chuyển của đối tượng.

3. Phương pháp chấm điểm

a. Đối tượng biểu hiện

Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.

b. Khả năng biểu hiện

– Sự phân bố của đối tượng.

– Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

a. Đối tượng biểu hiện

Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong đơn vị lãnh thổ đó.

b. Khả năng biểu hiện

– Số lượng, chất lượng của đối tượng.

– Cơ cấu của đối tượng.

II. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống

1. Trong học tập

Là phương tiện để học tập, rèn luyện kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi trong bài kiểm tra về địa lí.

Ví dụ: Xác định vị trí một điểm thuộc đới khí hậu nào?

2. Trong đời sống

Bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.

– Bảng chỉ đường (tìm đường đi, xác định, vị trí).

– Phục vụ cho các ngành sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,…).

– Phục vụ cho quân sự.

III. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập

1. Một sổ vấn đề cần lưu ỷ trong quá trình học tập Địa lí trên cơ sở bản đồ

a. Chọn bản đồ phải phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.

b. Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ, kí hiệu bản đồ: Đọc kĩ bảng chú giải.

– Dựa vào bản đồ, xem mỗi cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực địa để tính khoảng cách thực tế.

– Dựa vào các kí hiệu bản đồ để nắm các đối tượng địa lý thể hiện trên bản đồ.

c. Xác định được phương hướng trên bản đồ.

– Dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến.

– Dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc.

2. Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, Atlat

Có thể dựa vào một bản đồ hoặc nhiều bản đồ liên quan để phân tích các mối quan hệ, giải thích đặc điểm đối tượng.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phương pháp kí hiệu được sử dụng để thể hiện đặc điểm nào sau đây của đối tượng địa lí?

Xem tiếp:  Chủ đề 22: Địa lí các ngành công nghiệp - Địa lí lớp 10

A. Phân bố phân tán lẻ tẻ.

B. Phân bố theo những điểm cụ thể.

C. Giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.

D. Sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên cũng như các hiện tượng kinh tế – xã hội trên bản đồ.

Câu 2. Đối tượng địa lí nào sau đây được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?

A. Hướng gió, dòng biển.

B. Mỏ khoáng sản, trung tâm công nghiệp.

C. Các điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi.

D. Các vùng phân bố rừng, các đồng cỏ.

Câu 3. Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng địa lí bằng

A. các chấm điểm trên bản đồ.                       B. những mũi tên trên bản đồ.

C. các biểu đồ trên bản đồ.                             D. các kí hiệu trên bản đồ.

Câu 4. Kí hiệu đối tượng nào sau đây thuộc nhóm kí hiệu hình học?

A. Sắt, than.                                                    B. Apatit, bôxit.

C. Trâu, bò.                                                     D. Nước khoáng, niken.

Câu 5. Để thể hiện các luồng di dân trên bản đồ, cần sử dụng phương pháp biểu hiện nào sau đây?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp chấm điểm.

C. Phương pháp bản đồ – biểu đồ.

D. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

Câu 6. Phương pháp khoanh vùng thể hiện đặc điểm náo sau đây của các đối tượng địa lí?

A. Phân bố phân tán, lẻ tẻ.

B. Phân bố trên phạm vi rộng lớn.

C. Phân bố theo những điểm cụ thể.

D. Phân bố ở những khu vực nhất định.

Câu 7. Trên bản đồ nông nghiệp Việt Nam, để thể hiện số lượng gia súc và gia cầm các tỉnh, cần sử dụng phương pháp bản đồ nào sau đây?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp chấm điểm.

C. Phương pháp bản đồ – biểu đồ.

D. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

Câu 8. Trên bản đồ, nhà máy thủy điện/nhiệt điện được thể hiện thông qua kí hiệu nào sau đây?

A. Ngôi sao màu đỏ/Ngôi sao màu xanh.

B. Ngôi sao màu xanh/Ngôi sao màu đở.

C. Ngôi sao màu vàng/Ngôi sao màu đỏ.

D. Ngôi sao màu đỏ/Ngôi sao màu vàng.

Câu 9. Để biểu hiện các vùng phân bố các dân tộc khác nhau, cần sử dụng phương pháp biểu hiện nào sau đây?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp chấm điểm,

C. Phương pháp khoanh vùng.

D. Phương pháp đường chuyển động.

Câu 10. Để thế hiện sự phân bố lượng mưa trung bình năm ở nước ta, cần sử dụng phương pháp bản đồ nào sau đây?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp chấm điểm. 

C. Phương pháp bản đồ – biểu đồ.

D. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

Câu 11. Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng là

A. thể hiện cơ cấu của một loại đối tượng riêng lẻ.

B. thể hiện chất lượng của một loại đối tượng riêng lẻ.

C. thể hiện sự phổ biến của một loại đối tượng riêng lẻ.

D. thể hiện động lực phát triển của một loại đối tượng riêng lẻ.

Câu 12. Để thể hiện diện tích và sản lượng lúa Việt Nam trên bản đồ, cần sử dụng phương phảp biểu hiện nào sau dây?

A. Phương pháp chấm điểm.

B. Phương pháp khoanh vùng.

Xem tiếp:  Chủ đề 3. Cấu trúc của trái đất - thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

C. Phương pháp bản đồ – biểu đồ.

D. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

Câu 13. Kí hiệu tượng hình không biểu hiện đối tượng địa lí nào sau đây?

A. Lúa.                                                            B. Sản xuất ô tô.

C. Lợn.                                                            D. Nhà máy nhiệt điện.

Câu 14. Trên bản đồ lâm nghiệp và thủy sản, để thể hiện sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của các tỉnh trong năm, cần sử dụng phương pháp bản đồ nào sau đây?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp chấm điểm.

C. Phương pháp bản đồ – biểu đồ.

D. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

Câu 15. Yếu tố nào sau đây được xem là “Ngôn ngữ bản đồ”?

A. Tỉ lệ bản đồ.                                               B. Kí hiệu bản đồ.

C. Tên bản đồ.                                                D. Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến.

Câu 16. Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí nào sau đây được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?

A. Hướng gió, dòng biển.

B. Các dòng sông, các dãy núi.

C. Đường giao thông, đường bờ biển.

D. Các luồng di dân, các luồng vận tải.

Câu 17. Kí hiệu tượng hình có đặc điểm nào sau đây?

A. Giống một bộ phận của đối tượng.

B. Giống hoàn toàn với ngoại hình đối tượng.

C. Sử dụng các kí hiệu hình học để biểu thị đối tượng.

D. Sử dụng chữ đầu của tên đối tượng kết họp với các dạng hình học đế biểu thị đối tượng.

 

Câu 18. Để thể hiện lượng mưa trung bình năm các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương, cần sử dụng phương pháp bản đồ nào sau đây?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp chấm điểm,

C. Phương pháp bản đồ – biểu đồ.

D. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

Câu 19. Trên bản đồ nông nghiệp Việt Nam, để thể hiện diện tích trồng cây công nghiệp các tỉnh, cần sử dụng phương pháp bản đồ nào sau đây?

A. Phương pháp kí hiệu.

B. Phương pháp chấm điểm.

C. Phương pháp bản đồ – biểu đồ.

D. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

Câu 20. Trong phương pháp chấm điểm, số lượng của một hiện tượng tại một vùng lãnh thổ được tính theo cách nào nào sau đây?

A.                     B.                      C.                    

(P: Tổng số lượng hiện tượng, Q: Trọng số của mồi điểm chấm, n: số lượng điểm)

Câu 21. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện chất lượng của đối tượng thông qua

A. các biểu đồ khác nhau.

B. các chấm điểm có kích thước to nhỏ khác nhau,

C. độ dày, mảnh, chiều dài của các véctơ/đường.

D. các kiểu véctơ/kiểu đường có hình dạng khác nhau hoặc cùng kiểu nhưng màu sắc khác nhau.

Câu 22. Vấn đề nào sau đây không đúng trong quá trình học tập trên cơ sở bản đồ?

A. Phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ.

B. Phải tìm hiểu kí hiệu trên bản đồ.

C. Xác định phương hướng trên bản đồ.

D. Chọn bản đồ bất kì với nội dung cần tìm hiểu.

Câu 23. Ý nào sau đây không đúng về tác dụng của bản đồ trong đời sống?

A. Phương tiện chỉ đường.

B. Xây dựng phương án tác chiến trong quân sự.

C. Lưu trữ, xử lí, phân tích, tổng hợp dữ liệu không gian.

Xem tiếp:  [Word] 4 đề thi 45 phút học kì 2 – môn địa lớp 10

D. Xác định được vị trí và hướng di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo thời tiết.

Câu 24. Một bản đồ có tỉ lệ số 1/7.500.000, khoảng cách 2 vị trí trên bản đồ là 1,3 cm. Ở thực địa 2 vị trí đó cách nhau

A. 97,5 m.                   B. 97,5 km.                 C. 95,7 m.                   D. 95,7 km.

Câu 25. Trên thực địa, có 2 vị trí cách xa nhau 322,5 km. Khoảng cách đó ở bản đồ có tỉ lệ số 1/7.500.000 là

A. 4,3 cm.                   B. 4,3 mm.                  C. 3,4 cm.                    D. 3,4 mm.

Câu 26. Độ dài Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Đông Hà (Quảng Trị) dài 765 km, biểu thị đoạn đường đó trên một bản đồ có độ dài là 34,0 cm. Đâu là tỉ lệ số của bản đồ này?

A. 1/2.200.000.           B. 1/2.250.000.           C. 1/2.500.000.           D. 1/2.520.000.

Câu 27. Đoạn đường từ Đông Hà (Quảng Trị) đến Thành phố Hồ Chí Minh dài 1080 km. Đoạn đường đó trên bản đồ tỉ lệ 1/2.250.000 dài

A. 18 cm.                    B. 28 cm                      C. 38 cm                      D. 48,0 cm

Cho hình vẽ sau (sử dụng từ câu 28 đến câu 29)

Câu 28. Hướng từ O đến A là

A. hướng bắc              B. hướng đông            C. hướng nam             D. hướng tây

Câu 29. Hướng từ O đến B là

A. hướng bắc              B. hướng đông            C. hướng nam             D. hướng tây

Câu 30. Hướng từ O đến C là

A. hướng bắc              B. hướng đông            C. hướng nam             D. hướng tây

Câu 31. Hướng từ O đến D là

A. hướng bắc              B. hướng đông            C. hướng nam             D. hướng tây

Câu 32. Để tìm hiểu chế độ nước của một con sông, cần sử dụng bản đồ nào sau đây?

A. Bản đồ địa chất.                                         B. Bản đồ khí hậu.

C. Bản đồ thổ nhưỡng.                                   D. Bản đồ thực vật và động vật.

Câu 33. Loại bản đồ nào sau đây thường được sử dụng trong mục đích quân sự?

A. Bản đồ nông nghiệp                                   B. Bản đồ công nghiệp.

C. Bản đồ địa hình.                                         D. Bản đồ khí hậu.

Câu 34. Để thể hiện tình hình phân bố lượng mưa của một khu vực cần kết hợp sử dụng những bản đồ nào sau đây?

A. Bản đồ khí hậu và bản đồ thực vật, động vật.

B. Bản đồ thủy văn và bản đồ địa hình.

C. Bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

D. Bản đồ thủy văn và bản đồ thổ nhưỡng.

Câu 35. Ý nào sau đây chính xác khi nói về tỉ lệ bản đồ?

A. Bản đồ thế giới thường có tỉ lệ lớn hơn bản đồ quốc gia.

B. Bản đồ quốc gia và bản đồ thế giới thường có tỉ lệ tương đương nhau,

C. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ càng dễ xác định đặc điểm của đối tượng.

D. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì các đối tượng địa lí càng được thể hiện chi tiết.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1B

2A

3A

4A

5D

6D

7C

8B

9C

10C

11C

12C

13D

14C

15B

16D

17B

18C

19C

20C

21D

22D

23C

24B

25A

26B

27D

28A

29B

30C

31D

32B

33C

34C

35D

 

 

 

 

 

Chu de 1. CAC PHUONG PHAP BIEU HIEN CAC DOI TUONG DIA LI TREN BAN DO. SU DUNG BAN DO TRONG HOC TAP VA DOI SONG.zip