Phần 1: Lịch sử Việt Nam – CĐ1. Những chuyển biến mới về kinh tế xã hội

Bài đầu tiên trong loạt bài về Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 theo chủ đề sẽ là: Phần 1: Lịch sử Việt Nam – Chủ đề 1. Những chuyển biến mới về kinh tế xã hội, Tài liệu bao gồm lý thuyết và bài tập trắc nghiệm

 

CHỦ ĐỀ 1

NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

  1. HOÀN CẢNH QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

– Các nước đế quốc thắng trận đã cùng nhau phân chia lại thế giới, thiết lập một trật tự hòa bình, an ninh

mới.

– Hậu quả của chiến tranh, khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa và ảnh hưởng của cuộc Cách

mạng tháng Mười Nga (tháng 11 – 1917).

– Giai cấp công nhân các nước đã thành lập những tổ chức riêng của mình. Các Đảng cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa lần lượt ra đời.

– Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) được thành lập ở Mát-xcơ-va (tháng 3 – 1919) đảm nhận sứ mệnh tập hợp và lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới.

Các điều kiện khách quan đó của thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

  1. CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP Ở VIỆT NAM
  2. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
  3. Nguyên nhân

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho nền kinh tế của Pháp bị tổn thất nặng nề.

– Để hàn gắn và khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, nhà cầm quyền Pháp vừa tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước, vừa tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa, trước hết là các nước ở Đông Dương.

  1. Quá trình khai thác

– Thực dân Pháp đã đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm  (1924 – 1929), số vốn đầu tư  vào Đông Dương, chủ yếu  là Việt  Nam lên đến  4 tỉ phrăng.

– Sau nông nghiệp, tư bản Pháp chú trọng đầu tư vào khai thác mỏ, trước hết là mỏ than. Nhiều công ti khai thác mỏ than được thành lập như công ti than Hạ Long – Đồng Đăng, công ti than và kim khí Đông Dương, công ti than Tuyên Quang, công ti than Đông Triều… Ngoài than, các cơ sở khai thác mỏ thiếc, kẽm, sắt đều được bổ sung thêm vốn, tăng thêm công nhân và đẩy mạnh tiến độ khai thác.

Xem tiếp:  Lịch sử thế giới - CĐ4. Mỹ, Tây âu, Nhật bản (1945 – 2000)

– Thương nghiệp, trước hết là ngoại thương có sự tăng tiến hơn trước. Trước chiến tranh, hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương mới chiếm 37%, đến những năm 1929 – 1930 đã lên đến 63% tổng số hàng nhập. Quan hệ giao lưu buôn bán nội địa cũng được đẩy mạnh.

– Giao thông vận tải phát triển nhằm phục vụ công cuộc khai thác và vận chuyên nguyên liệu, lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước. Đường sắt xuyên Đông Dương được nối thêm đoạn Đồng Đăng – Na Sầm (1922), Vinh – Đông Hà (1927). Đến năm 1932, Pháp đã xây dựng 2389 km đường sắt trên lãnh thổ Việt Nam. Hệ thống giao thông đường thủy tiếp tục được khai thác. Ngoài các cảng đã có từ trước như cảng

 

Hải Phòng, Sài Gòn, thực dân Pháp xúc tiến xây dựng các cảng Hòn Gai, Bến Thủy. Các đô thị được mở rộng và dân cư đông hơn. Ngân hàng Đông Dương nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.

– Cùng với chính sách khai thác nông, công, thương nghiệp… thực dân Pháp còn thi hành các biện pháp

tăng thuế nặng nên ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.

  1. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp
  2. Về chính trị

– Pháp thực hiện chính sách chuyên chế, mọi quyền điều hành đều nằm trong tay thực dân Pháp và bọn tay sai trung thành của chúng. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù vẫn tiếp tục được cũng cố và hoạt động ráo riết. Một số tổ chức chính trị, an ninh, kinh tế được thành lập.

– Thực dân Pháp thi hành một vài cải cách chính trị – hành chính để đối phó với những biến động đang diễn ra ở Đông Dương, như mở rộng các công sở cho người các công sở cho người Việt, tăng thêm số người Việt trong các phòng thương mại và canh nông ở các thành phố lớn, lập Viện dân biểu Trung Kì (tháng 2 – 1926), Viện dân biểu Bắc Kì (tháng 4 – 1926)… Ở làng xã, chúng thông qua bộ phận cầm đầu ở hương thôn để nắm sâu xuống các địa phương.

  1. Về văn hóa, giáo dục

– Hệ thống giáo dục được mở rộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Mô hình giáo

Xem tiếp:  Phần 1: Lịch sử Việt Nam - CĐ4. Phong trào cách mạng 1930 - 1935

dục có tính hiện đại đang hình thành ở Đông Dương.

– Cơ sở xuất bản, in ấn xuất hiện ngày càng nhiều hàng chục tờ báo, tạp chí chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.

– Nhà cầm quyền  Pháp sử dụng  báo chí, văn  hóa… để phục vụ  công cuộc  khai thác và thống trị của

chúng.

– Các trào lưu tư tưởng, khoa học – kĩ thuật phương Tây có điều kiện tràn vào Việt Nam. Các yếu tố văn

hóa truyền thống, văn hóa mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.

III. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

  1. Những chuyển biến về kinh tế

– Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản thực dân Pháp tiếp tục được mở rộng,

song vẫn duy trì và bao trùm lên là nền kinh tế phong kiến Việt Nam.

– Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế có tính chất cục bộ. Ở một số vùng vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn.

– Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

  1. Chuyển biến về giai cấp

– Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa trên quy mô lớn và chính sách thống trị của thực dân

Pháp, cơ cấu giai cấp xã hội ở Việt Nam có những biến chuyển mới.

 

+ Giai cấp địa chủ bị phân hóa thành ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ (một số đồng thời là tư sản). Sinh ra và lớn lên trong một dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, nên một bộ phận không ít tiểu và trung địa chủ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai.

+ Giai cấp nông dân bị thống trị, bị tước đoạt ruộng đất, bần cùng hóa, phá sản, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam – lực lượng dân cư đông đảo – với đế quốc Pháp và tay sai hết sức gay gắt. Đó là cơ sở của sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

+ Giai cấp tiểu tư sản thành thị (bao gồm những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, học sinh, sinh viên, công chức, trí thức…) sau chiến tranh đã có sự phát triển nhảy vọt về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt, bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức rất nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước nên rất hăng hái tham gia vào các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem tiếp:  Lịch sử thế giới - CĐ1 - Bối cảnh quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai

+ Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đi vào con đường phát triển kinh tế tư bản dân tộc. Song, địa vị kinh tế của tư bản Việt Nam rất nhỏ bé, tổng số vốn kinh doanh chỉ bằng khoảng 5% số vốn của tư bản nước ngoài đầu tư vào nước ta lúc bấy giờ. Nhìn chung, tư sản dân tộc Việt Nam là một giai cấp có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. Họ là lực lượng đóng vai trò đáng kể, một thành phần trong mặt trận đoàn kết dân tộc.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, họ có khoảng

10 vạn người. Đến năm 1929, trong các doanh nghiệp của người Pháp ở Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam, giai cấp công nhân có trên 22 vạn người. Giai cấp công nhân Việt Nam bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc thực dân, phong kiến và tư sản bản xứ, chủ yếu là bọn đế quốc thực dân. Họ có quan hệ gắn bó với giai cấp nông dân, có truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới nên đã nhanh chóng vươn lên để trở thành một động lực mạnh mẽ của phong trào dân tộc theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Tóm lại, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX, nước ta đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và giai cấp. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc và tay sai diễn ra ngày càng gay gắt.

Link tải File:

CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI_hoctai.vn.zip