Chủ đề 14: Việt nam từ năm 1975 đến năm 2000

Bài tiếp theo Chủ đề 14: Việt nam từ năm 1975 đến năm 2000, nằm trong chuyên đề Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 theo chủ đề thuộc Phần 1: Lịch sử Việt Nam. Chi tiết vui lòng tham khảo link bên dưới:

 

CHỦ ĐỀ 14

VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

  1. TÌNH HÌNH HAI MIỀN BẮC – NAM SAU ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta bước vào kỉ nguyên độc lập thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trải qua hơn hai mươi năm (1954-1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Nhưng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ hết sức ác liệt đã tàn phá nặng nề gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn ở trung ương bị sụp đổ, nhưng cơ sở chính quyền này ở địa phương cùng bao di hại xã hội vẫn còn tồn tại. Cuộc chiến tranh của Mĩ gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá. Nửa triệu hecta ruộng đất bị bỏ hoang. Một triệu hecta bị chất độc hóa học và bom đạn cày xới. Vô số bom mìn còn vùi lấp trên các cánh đồng, ruộng vườn, nơi cư trú của nhân dân. Đội ngũ thất nghiệp có tới hàng triệu người. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ lớn trong dân cư.

Kinh tế miền Nam trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản, song về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài.

  1. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ

HỘI Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC

Ở miền Bắc, tuy chiến tranh chấm dứt sau Hiệp định Pa-ri 1973, nhưng do bị tàn phá nặng nề của cuộc chiến tranh phá hoại, nên đến giữa năm 1976 mới căn bản hoàn thành nhiệm vụ và khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Ngoài ra, miền Bắc còn làm nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Cam-pu-chia trong giai đoạn mới

Ở miền Nam, công việc tiếp quản vùng mới giải phóng từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến hải đảo, từ căn cứ quân sự đến các cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương.

Ở những vùng mới giải phóng, việc thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể quần chúng các cấp nhanh chóng được thực hiện. Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nằng…, chính quyền cách mạng tuyên bố thành lập ngay sau khi giải phóng hoàn toàn.

Được sự hướng dẫn và giúp đỡ của Nhà nước, hàng triệu đồng bào ta trong thời gian chiến tranh bị dồn vào các “Ấp chiến lược” hay bỏ chạy vào các thành phố không có việc làm được hồi hương, chuyển về nông thôn sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

Chính quyền cách mạng tịch thu tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, tuyên bố xóa bỏ hình thức bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.

 

Chính quyền cách mạng rất chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của  nhân dân về lương thực.  Các cơ sở sản xuất  công nghiệp, thủ  công và thương nghiệp, cả những cơ sở bị gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều trở lại hoạt động.

Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế… được tiến hành khẩn trương ngay từ những ngày đầu mới giải

phóng.

III. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC (1975 -1976)

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất, song ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tồ chức Nhà nước khác nhau. Thực tế trái với nguyện vọng tha thiết, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc – Nam là sớm được sum họp gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.

Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc – “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 9 – 1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Từ ngày 15 đến ngày 21 – 11 – 1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hoàn toàn các vấn đề chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Ngày 25 – 4 – 1976, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đi bầu và đã bầu được 492 đại biểu.

Từ ngày 24 – 6 đến ngày 3 – 7 – 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất – Quốc hội khóa VI họp kì đầu

tiên tại Hà Nội.

Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất. Quyết định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2-7- 1976), quyết định Quốc huy, Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là Tiến quân ca, Thủ đô Hà Nội, thành phố Sài Gòn đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Quốc hội bầu ra các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp .

Với kết quả kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, công việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã hoàn thành. Từ đây việc tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hộỉ sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản phát huy sức mạnh toàn diện đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa thành lập (2 – 7 – 1976) đã có 94 nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao (đến cuối năm 1980 có 106 nước). Ngày 20 – 9 – 1977, nước ta trở thành thành viên thứ 149 của Liên hiệp quốc.

  1. VIỆT NAM BƯỚC ĐẦU ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1976 – 1986)

 

  1. Cách mạng Việt Nam chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa

Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước,

cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Độc lập và thống nhất là điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tiến lên chủ nghĩa xã

hội sẽ đảm bảo cho độc lập dân tộc và thống nhất của đất nước thêm bền vững.

Như vậy, độc lập và thống nhất không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là con

đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta.

  1. Thực hỉện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980)

Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kì họp đầu tiên (từ ngày 26 – 6 đến ngày 2-7

– 1976) đã nêu rõ: “Hoàn thành thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, “miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam đồng thời phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 14 đến ngày 20 – 12 –

1976 đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ. Đại hội đề ra đường lối dựa trên cơ sở kinh nghiệm của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong 21 năm (1954 – 1975), nhất là xuất phát từ đặc điểm tình hình đất nước trong giai đoạn cách mạng mới.

Đặc điểm này quy định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một quá trình biến đổi cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để, đồng thời cũng quy định tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp trong quá trình đó.

Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980), là xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhằm hai mục tiêu cơ bản: xây dựng một bước cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động. Thực hiện kế hoạch 5 năm, nhân dân ta đạt được những thành tựu quan trọng:

– Khôi phục và phát triển kinh tế

Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải bị địch bắn phá về cơ bản đã được phục hồi và bước đầu phát triển. Năng lực sản xuất của các ngành kinh tế được nâng lên. Trong nông nghiệp, nhờ tăng cường nhiều biện pháp khai hoang, thâm canh, tăng vụ mà diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2 triệu héc ta. Nông nghiệp được trang bị thêm 18000 máy kéo các loại, đưa tỉ lệ cơ giới hóa làm đất tăng lên 25% diện tích gieo trồng.

Xem tiếp:  CĐ8. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 - 1950)

Trong công nghiệp , có nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng, như các nhà máy xi măng, điện, cơ khí động lực, đường, giấy kéo, kéo sợi, giao thông vận tải được khôi phục và xây dựng mới 1700km đường sắt, 3800km đường bộ, 30000m cầu, 4000m bến cảng, bổ sung thêm nhiều phương tiện vận tải. Tuyến đường sắt thống nhất từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh sau 30 năm bị gián đoạn đã hoạt động trở lại.

 

– Cải tạo quan hệ sản xuất

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh với tốc độ nhanh trong các vùng mới giải phóng ở miền Nam. Giai cấp tư sản mại bản bị  xóa bỏ,  1500 xí nghiệp tư bản hạng lớn  và vừa được cải tạo, chuyển thành xí nghiệp được sắp xếp và tổ chức lại. Đại bộ phận nông dân miền Nam đi vào con đường làm ăn tập thể, tham gia những hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, như tổ đoàn kết sản xuất, tập đoàn sản xuất, hợp tác xã sản xuất.

– Văn hóa, giáo dục, y tế

Ngành giáo dục mẫu giáo, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp phát triển mạnh. Tính chung số người đi học thuộc các đối tượng trong cả nước năm học 1979 – 1980 là 15 triệu, bằng 1/3 dân số, tăng hơn năm học 1976 – 1977 là 2 triệu. Đặc biệt, trong những vùng mới giải phóng ở miền Nam, phong trào bình dân học vụ đã thu hút được nhiều người tham gia.

Mạng lưới các bệnh viện, phòng khám chữa bệnh, trạm y tế, nhà hộ sinh, cơ sở điều dưỡng được mở rộng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đã tạo thành phong trào quần chúng trong các địa phương, xí nghiệp, trường học.

Bên cạnh những thành tựu, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là trong lĩnh vực kinh tế – xã hội. Kinh tế của ta mất cân đối lớn, kinh tế quốc doanh và tập thể trong sản xuất luôn bị thua lỗ, không phát huy được tác dụng; kinh tế tư nhân và cá thể bị ngăn cấm, không thể phát triển; sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân, năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Trong xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.

  1. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 – 1985)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp từ ngày 27 đến ngày 31-3-1982 đề ra nhiệm vụ cách mạng giai đoạn tiếp theo nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, hai nhiệm vụ chiến lược đó quan hệ mật thiết với nhau.

Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ bắt đầu có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển, cụ thể hóa cho từng chặng đường, từng giai đoạn phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể.

Kế hoạch 5 năm có nhiệm vụ “phát triển thêm một bước, sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dânnhằm cơ bản ổn định tình hình kinh tế – xã hội, đáp ứng yêu cầu cấp bách thiết yếu nhất của đời sống nhân dân, giảm nhẹ sự mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế.

Thực hiện kế hoạch, nhân dân ta đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể.

Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã chặn được đà giảm sút của những năm 1976 – 1980. Nông nghiệp đã tăng bình quân hằng năm 4,9% so với 1,9% của thời kì 1976 – 1980. Sản xuất lương thực từ 13,4 triệu tấn (trong thời kì 1976 – 1980) tăng lên 17 triệu tấn (trong thời kì 1981 – 1985). Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,5% so với 0,6% trong thời kì 1976 – 1980. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hằng năm 6,4% so với 0,4% trong năm trước.

 

Về xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật, trong 5 năm đã hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, trong đó có những cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, cơ khí giao thông, thủy lợi, dệt… Các hoạt động khoa học – kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, các công trình thủy điện Hòa Bình, Trị An đang được xây dựng, chuẩn bị đưa vào hoạt động trong những năm tới.

Trong cải tạo quan hệ sản xuất, đại bộ phận nông dân miền Nam đi vào con đường làm ăn tập thể, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên có nhiều chuyển biến tiến bộ trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Cùng với việc áp dụng những thành tựu về khoa học – kĩ thuật, việc thực hiện rộng rãi phương thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động theo Chỉ thị 100 (năm 1981) của Ban Bí thư Trung ương Đảng tuy chưa hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót, song đã góp một phần quan trọng tạo nên bước phát triển sản xuất nông nghiệp, mở ra phương hướng đúng cho việc củng cố quan hệ kinh tế mới ở nông thôn.

Chăm lo đời sống của nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức khó khăn của Đảng và Nhà nước ta trong hoàn cảnh nền kinh tế còn yếu kém, thiên tai dồn dập, dân số tăng nhanh. Nền kinh tế quốc dân đã thu hút thêm 4 triệu lao động. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn học nghệ thuật phát triển và có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới.

Khẳng định những thành tựu đạt được, đồng thời thấy rõ những khó khăn, yếu kém của thời kì chưa được khắc phục, thậm chí có mặt trầm trọng thêm. Mục tiêu do Đại hội V đề ra là “Về cơ bản ổn định tình hình kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân” vẫn chưa được thực hiện.

  1. ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 -1979)
  2. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây – Nam

Do có âm mưu từ trước, tập đoàn Pôn Pốt – đại diện cho phái “Khơme đỏ” ở Cam-pu-chia lên nắm quyền sau thắng lợi trong kháng chiến chống Mĩ đã quay súng bắn vào nhân dân ta, người bạn chiến đấu thân thiết, thủy chung vừa góp phần làm nên chiến thắng ngày 17 – 4 – 1975 của nhân dân Cam – pu – chia. Quân Pôn Pốt mở cuộc hành quân khiêu khích, xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ nước ta dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Ngày 3 – 5 – 1975, chúng cho quân đổ bộ đánh chiếm đảo Phú Quốc, đến ngày 10-

5 – 1975 đánh chiếm đảo Thổ Chu.

Từ tháng 4 – 1977, tập đoàn Pôn Pốt tăng cường những cuộc hành quân lấn chiếm lãnh thổ nước ta, từ những cuộc xung đột vũ trang lẻ tẻ chúng mở rộng dần thành cuộc chiến tranh lớn trên toàn tuyến biên giới Tây – Nam nước ta.

Ngày 22 – 12 – 1978, tập đoàn Pôn Pốt huy động 19 sư đoàn bộ binh, cùng nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng …đến biên giới phía đông, tiến vào khu vực Bến Sỏi thuộc tỉnh Tây Ninh, bắt đầu cuộc tiến công quy mô lớn, với ý đồ đánh chiếm thị xã Tây Ninh, mở đường tiến sâu vào lãnh thổ nước ta.

Thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, quân ta tổ chức phản công, tiêu diệt toàn bộ cánh quân xâm lược vào nước ta. Tiếp đó quân ta thừa thắng phát triển cuộc tiến công tiêu diệt làm tan rã đại bộ phận quân chủ lực của địch tại nơi xuất phát.

 

Cuộc tiến công với quy mô lớn của tập đoàn Pôn Pốt hoàn toàn bị đập tan. Toàn bộ quân xâm lược bị đuổi khỏi bờ cõi nước ta, hòa bình lập lại trên biên giới Tây Nam Tổ quốc.

  1. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc

Trung Quốc là nước láng giềng thân thiết của Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân hai nước đã từng gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau. Nhưng trong việc tập đoàn Pôn Pốt có hành động thù địch Việt Nam, Trung Quốc lại đồng tình ủng hộ. Trung Quốc còn có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước, như cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều” cát viện trợ, rút chuyên gia nhằm gây khó khăn cho Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, từ sáng

17 – 2 – 1979, Trung Quốc cho quân đội với lực lượng 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dọc biên giới phía

Bắc nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) dài hơn 1000 km.

Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, quân và dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18 – 3 – 1979, quân Trung Quốc rút ra khỏi nước ta.

  1. ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNG
  2. Hoàn cảnh lịch sử mới

Trong hơn một thập kỉ thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Song cách mạng cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế – xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của khó khăn, yếu kém là do mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.

Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.

Xem tiếp:  1065 câu hỏi Lịch sử 12 - Thạc sĩ Trương Ngọc Thơi - có đáp án

Những thay đổi về tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta tiến hành đổi mới.

Như vậy, đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta đồng thời là

vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại.

  1. Đường lối cơ bản của Đảng

Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12 – 1986), được điều chỉnh, bổ

sung phát triển Đại hội VII (tháng 6 – 1991), Đại hội VIII (tháng 6 – 1996), Đại hội IX (tháng 4 – 2001).

  1. a) Đổi mới kinh tế

Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ cao, với hai bộ phận chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với nhau.

– Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế và tạo sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần.

 

– Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển. Cải tạo đi đôi với sử dụng và thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Cải tạo phải được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kì quá độ.

– Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Quản lí kinh tế không bằng mệnh lệnh hành chính, mà bằng biện pháp kinh tế, bằng khuyến khích lợi ích vật chất.

– Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng sự phân công lao động và

hợp tác kinh tế quốc tế, tích cực khai thác nguồn vốn, khai thác công nghệ, khai thác thị trường.

  1. b) Đổi mới chính trị

– Xây dựng lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do dân và vì dân lấy liên minh giai

cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng của Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

– Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Nhấn mạnh quan điểm

“Nước lấy dân làm gốc”, coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.

– Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, chuyên chính đối với mọi hành động xâm phạm lợi ích Tổ quốc của nhân dân.

– Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng của dân tộc, phấn đấu sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

– Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác, “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các

nước”.

VII. QUÁ TRÌNH ĐẤT NƯỚC THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐl ĐỔI MỚI (1986 – 2000)

Đường lối đổi mới của Đảng được sự hưởng ứng rộng rãi của dư luận xã hội, đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, đến năm 2000 đã thực hiện qua ba kế hoạch Nhà nước 5 năm.

  1. Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990: Bước đầu công cuộc đổi mới
  2. a) Đại hội VI (tháng 12 – 1986) của Đảng và nhỉệm vụ, mục tiêu kế hoạch

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (họp từ ngày 15 đến ngày 18- 12 – 1986) đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí của Nhà nước trong thập kỉ đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới.

Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế

xã hội chủ nghĩa do các Đại hội IV và V của Đảng đề ra.

Tuy nhiên, đến Đại hội VI, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ tiếp tục được cụ thể hóa trên cơ sở nâng cao nhận thức về đặc điểm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện đang ở chặn đường đầu tiên. Trước mắt, trong 5 năm từ năm 1986 đến năm 1990, cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế là lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

 

Muốn thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế, thì nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp và ngư nghiệp phải được đặt đúng vị trí là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên nhu cầu về vốn đầu tư, về năng lực, vật lực, lao động, kĩ thuật v.v…

  1. b) Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới

Công cuộc đổi mới bước đầu đạt được những thành tựu, trước tiên là đạt được trong việc thực hiện các

mục tiêu của Ba chương trình kinh tế.

– Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập 45 tấn gạo, đến năm

1990 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán cân xuất – nhập khẩu. Sản xuất lương thực năm 1988 đạt 19,50 triệu tấn, vượt năm 1987 là 2 triệu tấn, và năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn.

Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch nhưng vẫn tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường. Phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá, vật tư, tiền lương… giảm đáng kể.

Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức… đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội. Từ năm 1986 đến năm 1990 hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Từ năm 1989, chúng ta tăng thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, như gạo, dầu thô và một số mặt hàng khác. Năm 1989, ta xuất 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập.

– Đã kiềm chế được một bước lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm

1986 là 20%, và năm 1988 là 14% thì năm 1990 là 4,4%. Nhờ kiềm chế được lạm phát, các cơ sở kinh tế

có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh, đời sống nhân dân giảm bớt nhiều khó khăn.

Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng. Chủ trương này thực sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.

Những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của

công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.

Công cuộc đổi mới như một cuộc cách mạng, có thành tựu, ưu điểm, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

  1. Kế hoạch 5 năm 1991 – 1995: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới
  2. a) Đại hội VII (tháng 6 – 1991) của Đảng và nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (họp từ ngày 27 đến ngày 24 – 6 – 1991) đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt được; khắc phục những khó khăn, yếu kém mắc phải trong bước đầu đổi mới; ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó; điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới (đề ra ở Đại hội VI) để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên.

 

Ngoài việc quyết định những nhiệm vụ cách mạng trong nhiệm kì, Đại hội VII của Đảng còn quyết định một số vấn đề về chiến lược lâu dài. Đó là thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội” và “Chiến lược ổn định và phát triển kỉnh tế – xã hội đến năm 2000”.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình, căn cứ vào mục tiêu của chặng đường đầu thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (được đề ra tại Đại hội VI), Đại hội VII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế – xã hội của kế hoạch 5 năm (1991 – 1995) là: Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát. Ổn định phát triển nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. Bắt đầu có tích lũy nội bộ kinh tế.

Để thực hiện mục tiêu trên, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với những nội dung cao hơn trước và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa.

  1. b) Tiến bộ và hạn chế của sự nghiệp đổi mới

Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1991 – 1995) trên các lĩnh vực đổi mới, nhân dân ta đạt được những thành tựu và tiến bộ to lớn.

Xem tiếp:  Phần 1: Lịch sử Việt Nam - CĐ4. Phong trào cách mạng 1930 - 1935

Nhịp độ phát triển kinh tế được đẩy mạnh, nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm hoàn thành vượt mức.

Sau 5 năm thực hiện kế hoạch, tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông đã được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng  nhanh, tổng sản phẩm  trong nước tăng  bình quân hàng năm  là 8,2%; công nghiệp tăng bình quân hàng năm 13,3%; nông nghiệp là 4,5%, sản lượng lương thực 5 năm này tăng 26% so với năm trước, tạo điều kiện cơ bản về ổn định đời sống nhân dân, phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và kinh tế nông thôn.

Các ngành dịch vụ năm 1995 tăng 80% so với năm 1990. Vận tải hàng hóa tăng 62%. Thị trường hàng hóa trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

Trên lĩnh vực tài chính tiền tệ: nạn lạm phát ở mức cao từng bước được đẩy lùi, từ mức 67,1% năm 1991,

xuống mức 12,7% năm 1995. Tỉ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.

Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, nguồn vốn đầu tư của nước

ngoài tăng nhanh.

Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD; tăng số mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn như dầu thô, gạo,

cà phê, hải sản, may mặc…

Trong 5 năm, nhập khẩu trên 21 tỉ USD. Tỉ trọng nhập khẩu vật tư, thiết bị tăng lên, đáp ứng được nhu cầu phát triển. Quan hệ mậu dịch được mở rộng với trên 100 nước và tiếp cận với nhiều thị trường mới. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong năm tăng nhanh, bình quân hằng năm là 50%. Đến cuối năm

1995, tổng số vốn đăng kí cho các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ USD, trong đó khoảng 1/3 đã được thực hiện.

Khoa học và công nghệ có bước phát triển mới, văn hóa xã hội có những chuyển biến tích cực.

 

Họat động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.

Công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới sau một số năm giảm sút. Mạng lưới trường phổ thông được mở rộng đến khắp xã, phường; cơ sở vật chất được cải thiện. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú cho con em người dân tộc.

Chủ trương đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với nước được hưởng ứng. Phong trào xóa

đói, giảm nghèo và các hoạt động từ thiện ngày càng được mở rộng.

Thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều được cải thiện với mức độ khác nhau. Nhiều địa phương đã thanh toán được nạn đói. Mỗi năm giải quyết được việc làm cho hơn 1 triệu lao động.

+ Ồn định tình hình chính trị – xã hội được giữ vững, quốc phòng và an ninh được củng cố.

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế.

Nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ti của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế dành cho ta viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển. Ngày 11 – 7 – 1995, Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 28 – 7 – 1995, nước ta chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Sau 5 năm thực hiện kế hoạch, bên cạnh thành tựu và tiến bộ vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế chưa được giải quyết.

  1. Kế hoạch 5 năm 1996 – 2000: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  2. a) Đại hội VIII (tháng 6 – 1996) của Đảng và nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (họp từ ngày 28 – 6 đến ngày 1 – 7 – 1996) đã kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nghị quyết Đại hội VII, tổng kết 10 năm đất nước thực hiện đường lối đổi mới, đề ra chủ trương, nhiệm vụ trong nhiệm kì mới.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình, từ nhận định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội căn cứ vào “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội”. Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh “nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Đại hội của Đảng đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch kinh tế – xã hội 5 năm 1996 – 2000 là: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

  1. b) Chuyển biến, tiến bộ và khó khăn, hạn chế của công cuộc đổi mới

 

Kế hoạch 5 năm (1996 – 2000) được thực hiện trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn thách thức do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính khu vực (1997 – 1999) cùng với thiên tai liên tiếp xảy ra. Trong bối cảnh đó, kinh tế – xã hội nước ta đạt được những thành tựu quan trọng.

– Nền kinh tế vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực.

Trong 5 năm, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm 7%; công nghiệp tăng bình quân hàng năm 13,5%; nông nghiệp là 5,7%. Lương thực bình quân đầu người tăng 360 kg năm 1995 lên 444 kg năm 2000.

Trong 5 năm, nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế – xã hội.

Cơ cấu nền kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: trong tổng số sản phẩm xã hội, tăng tỉ trọng công nghiệp từ 28,7% năm 1995 lên đến 36,6% năm 2000, giảm tỉ trọng nông nghiệp từ 27,2% xuống còn 24,3%.

– Cán cân chủ yếu trong nền kinh tế đã được điều chỉnh thích hợp

Đã cải thiện được một bước quan hệ tích lũy và tiêu dùng theo hướng tích lũy cho phát triển.

Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội thực hiện trong 5 năm khoảng 440000 tỉ đồng, tương đương 40 tỉ USD, tốc độ tăng bình quân 8,6%/ năm.

– Kinh tế đối ngoại phát triển

– Hoạt động xuất nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm không ngừng tăng lên.

Trong 5 năm, xuất khẩu đạt  51,6 tỉ  USD, tăng  bình quân hàng năm  21%. Xuất khẩu sản phẩm  công nghiệp (kể cả tiểu, thủ công nghiệp) tăng nhanh, năm 2000 đạt 10 tỉ USD, gấp 1,7 lần năm 1995, với 3 mặt hàng chủ lực là gạo (đứng thứ 2 trên thế giới), cà phê (đứng thứ 3 thế giới) và thủy sản.

Trong 5 năm, nhập khẩu khoảng 61 tỉ USD, tăng bình quân hàng năm 13,3%; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa vào thực hiện đạt khoảng 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000 đã có trên

40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ.

– Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới cả về

quy mô, chất lượng. Hình thức đào tạo đa dạng và cơ sở vật chất được nâng cấp.

Đến năm 2000, 100% tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xóa nạn mù chữ; một số tỉnh, thành phố bắt đầu thực hiện chương trình phổ cập Trung học cơ sở.

– Các lĩnh vực văn hóa – xã hội có bước phát triển đáng kể

Trong 5 năm, có khoảng 6,1 triệu lao động được thu hút vào làm việc, bình quân mỗi năm thu hút 1,2

triệu người.

Tỉ lệ hộ đói nghèo trên tổng số hộ trong cả nước giảm từ 20% năm 1995 xuống còn 10% năm 2000

– Tình hình chính trị – xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng – an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại

không ngừng được mở rộng.

 

Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Những thành tựu và ưu điểm trong 5 năm (1996 – 2000) và nói chung trong 15 năm (1986 – 2000) thực hiện đường lối đổi mới đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

– Bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém.

+ Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc; năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. Quan hệ sản xuất trên một số mặt chưa phù hợp. Kinh tế Nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể chưa mạnh.

+ Một số vấn đề về văn hóa – xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao.

Link tải File:

CHỦ ĐỀ 14. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000_hoctai.vn.zip