CĐ11. Miền bắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội (1954 – 1960)

Bài tiếp theo Chủ đề 11: Miền bắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội (1954 – 1960), nằm trong chuyên đề Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 theo chủ đề thuộc Phần 1: Lịch sử Việt Nam. Chi tiết vui lòng tham khảo link bên dưới:

 

CHỦ ĐỀ 11

MIỀN BẮC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ – XÃ HỘI, MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM GIỮ HÒA BÌNH (1954 – 1960) I. TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠ-NE-VƠ VỀ ĐÔNG DƯƠNG

– Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương được kí kết, đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt

Nam, Lào, Cam-pu-chia của thực dân Pháp có đế quốc Mĩ giúp sức.

– Về phía ta:

+ Ngày 10 – 10 – 1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội trong không khí tưng bừng của ngày hội giải

phóng.

+ Ngày 1-1 – 1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Thủ đô.

– Về phía Pháp: Ngày 16 – 5 – 1955, toán lính Pháp cuối cùng rời khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng), miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.

– Về phía Mĩ: Với âm mưu của đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện âm mưu chia cắt

lâu dài đất nước ta.

  1. MIỀN BẮC HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT,  KHÔI PHỤC  KINH TẾ, CẢI TẠO

QUAN HỆ SẢN XUẤT (1954 – 1960)

  1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 – 1975)
  2. Hoàn thành cải cách ruộng đất

– Người nông dân ở miền Bắc tuy đã được giải phóng khỏi ách thống trị của đế quốc nhưng vẫn còn bị

giai cấp địa chủ bóc lột, ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

– Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế miền Bắc và nhằm đáp ứng yêu cầu về quyền lợi kinh tế, chính trị của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, Uỷ ban cải cách ruộng đất Trung ương ra Nghị quyết “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”.

– Thực hiện chủ trương của Trung ương, trong hai năm (1954 – 1956), miền Bắc tiến hành đợt 6 giảm tô và tiếp 4 đợt cải cách ruộng đất còn lại (từ đợt 2 đến đợt 5) ở 3314 xã thuộc 22 tỉnh đồng bằng và trung du.

– Qua 5 đợt cải cách ruộng đất, đã tịch thu trưng mua khoảng 810000 hécta ruộng đất, 100000 trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay giai cấp địa chủ đem chia cho trên 2 triệu hộ nông dân lao động. Giai cấp địa chủ căn bản bị  xoá bỏ.  Nông dân đã  làm chủ  nông thôn, nguyện vọng  lâu đời của  nông dân là “người cày có ruộng” đã được thực hiện.

  1. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

– Công cuộc khôi phục kinh tế được toàn dân tích cực hưởng ứng và triển khai trong tất cả các ngành.

+ Trong nông nghiệp, nông dân hăng hái khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, bảo đảm cày cấy hết ruộng đất vắng chủ, tăng thêm đàn trâu bò, sắm thêm công cụ. Hệ thống để điều đã được tu bổ. Nhiều công trình thuỷ nông mới được xây dựng, có tác dụng mở rộng diện tích tưới và tiêu nước.

 

+ Trong công nghiệp, giai cấp công nhân đã nhanh chóng khôi phục và mở lại hầu hết các cơ sở công

nghiệp. Đến cuối năm 1957, miền Bắc có tất cả 97 nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ do Nhà nước quản lí.

+ Các ngành thủ công nghiệp ở miền Bắc cũng được khôi phục nhanh chóng. Đến năm 1957, ngành thủ công nghiệp đã cung cấp gần 59% số hàng hoá công nghiệp trong cả nước, giải quyết phần nào việc làm cho người lao động.

+ Trong thương nghiệp, hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, đã cung cấp ngày càng nhiều mặt hàng cho nhân dân; giao lưu giữa các địa phương ngày càng phát triển; hoạt động ngoại thương dần dần tập trung vào tay Nhà nước. Đến cuối năm 1957, miền Bắc đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.

+ Giao thông vận tải được chú trọng, khôi phục gần 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn kilômét đường ô tô, xây dựng và mở rộng thêm một số cảng như Hải Phòng, Cẩm Phả, Bến Thuỷ; đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.

+ Văn hoá giáo dục được đẩy mạnh. Nền giáo dục được phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống giáo dục phổ thông theo chương trình 10 năm đã được khẳng định, giáo dục đại học được chú ý phát triển.

+ Hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được Nhà nước quan tâm xây dựng. Nếp sống lành

mạnh, giữ gìn vệ sinh được vận động thực hiện ở khắp mọi nơi.

– Trong giai đoạn này, chính quyền và quân đội được củng cố, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước, mở rộng quan hệ ngoại giao. Mặt trận Tổ quốc thành lập tháng 9 – 1955 đã tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước.

  1. Cải cách quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế – văn hoá (1958 – 1960)

– Trong 3 năm tiếp theo (1958 – 1960), miền Bắc lấy cải tạo xã hội chủ nghĩa làm trọng tâm: cải tạo đối với công nhiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh, trong đó khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp.

Xem tiếp:  Chủ đề 14: Việt nam từ năm 1975 đến năm 2000

– Thực hiện chủ trương trên, khắp nơi sôi nổi phong trào thi đua xây dựng hợp tác xã. Cuộc vận động hợp tác xã nông nghiệp được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lí dân chủ; từng bước đưa người nông dân vào làm ăn tập thể, đi từ tổ đổi công lên hợp tác xã bậc thấp, đến bậc cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn.

+ Đối với tư sản dân tộc, cải tạo bằng phương pháp hòa bình, sử dụng mặt tích cực của tư sản dân tộc, đưa họ vào làm ăn tập thể dưới hình thức công ty hợp doanh.

+ Đối với lực lượng tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, đưa vào con đường làm ăn tập thể trong các hợp

tác xã thủ công nghiệp, hợp tác xã mua bán.

– Kết quả cải tạo là đã xóa bỏ cơ bản chế độ người bóc lột người, có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh, hợp tác xã đã bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho những người ra đi chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

 

– Đồng thời với nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, công nghiệp quốc doanh được ưu tiên đầu tư xây dựng. Đến năm 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp lớn do Trung ương quản lí, trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lí.

III. MIỀN BẮC ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TIẾN TỚI “ĐỒNG KHỞI” (1954 – 1960)

  1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 – 1960)

– Ngay từ tháng 7 – 1954, nhận rõ đế quốc Mĩ là trở lực chính ngăn cản việc lập lại hoà bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương. Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền  Nam nhiệm vụ chuyển cuộc đấu  tranh vũ  trang chống  Pháp trước đó  sang đấu  tranh chính trị chống Mĩ-Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

– Mở đầu là “phong trào hoà bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tháng 8 –

1954.

– Tháng 11 – 1954, Mĩ – Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp, lùng bắt các nhà lãnh đạo phong trào. Nhưng phong trào đấu tranh vì mục tiêu hoà bình của các tầng lớp nhân dân tiếp tục dâng cao, lan rộng, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, gồm tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái, các dân tộc ít người… hình thành nên mặt trận chống Mĩ – Diệm.

– Mục tiêu phong trào:

+ Đấu tranh đòi Mĩ – Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước.

+ Chống cái gọi là “trưng cầu dân ý”… của Diệm, chống Mĩ – Diệm khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch

“tố cộng”, “diệt cộng” của chúng, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

Hình thức: Đấu tranh chính trị, giữ gìn hoà bình chuyển sang đấu tranh vũ trang tự vệ, rồi dùng bạo lực

cách mạng.

  1. Phong trào “Đồng Khởi” (1919 – 1960)

* Nguyên nhân bùng nổ:

– Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn. Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”. Luật 10/59 (tháng 5 – 1959) cho phép tay sai thẳng tay giết hại bất cứ người yêu nước nào hoặc bất cứ ai có biểu hiện chống lại chúng, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn thử thách.

– Tháng 1 – 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương quyết định nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm, và nhấn mạnh: ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam phải khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường dựa vào lực lượng vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm.

 

– Được Nghị quyết 15 của Trung ương soi sáng, phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ từng địa phương đã lan

rộng khắp miền Nam thành cao trào “Đồng khởi”.

* Diễn biến:

– Cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bắc Ái (Ninh Thuận) tháng 2 – 1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8 – 1959, rồi lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu với cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

– Tại Bến Tre, ngày 17 – 1- 1960, cuộc “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã điểm là Định Thuỷ, Bình Khánh và

Phước Hiệp thuộc huyện Mỏ Cày rồi nhanh chóng lan ra các huyện lân cận.

– Hoà nhịp với cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre, nhân dân các tỉnh Tây Ninh, Mĩ Tho, Tân An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau, Châu Đốc, Long Xuyên, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiến Phong, Kiến Tường… đồng loạt nổi dậy, làm chủ 2/3 xã ấp. Từ giữa năm 1960 trở đi, phong trào “Đồng khởi” lan ra khắp các tỉnh từ Cà Mau đến các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên.

Xem tiếp:  Lịch sử thế giới - CĐ6. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu

* Kết quả:

– Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” mở ra vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn,

– Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam

Việt Nam ngày 20 – 12 – 1960.

* Ý nghĩa:

Phong trào “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ

phía giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Chấm dứt thời kì ổn định tạm thời chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.

  1. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở MIỀN NAM (1961 – 1965)
  2. MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ

HỘI (1961 – 1965).

  1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9 – 1960)

* Hoàn cảnh:

– Giữa lúc cách mạng ở hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng, Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.

– Đại hội họp từ ngày 5 đến 10 – 9 – 1960 ở Hà Nội. Tham dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51

đại biểu dự khuyết.

* Nội dung Đại hội:

– Đại hội chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.

+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

 

+ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải

phóng miền Nam.

+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó với tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình thống nhất đất nước.

– Đại hội nghe thảo luận Báo cáo chính trị, báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

– Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương mới của Đảng. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Lê

Duẩn giữ chức Bí thư thứ nhất của Đảng.

* Ý nghĩa: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng là “Nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà”.

  1. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)

– Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm là ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phân kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.

– Trong kinh tế, ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư xây dựng.

– Trong nông nghiệp, sau khi đưa đại bộ phận nông dân vào các hợp tác xã nông nghiệp, từ năm 1961, các

địa phương thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao.

– Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh thị trường, góp phần

phát triển kinh tế. Củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

– Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, liên huyện, đường sông, đường hàng không

được củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn.

– Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển mạnh.

– Hệ thống y tế, chăm lo sức khoẻ được đầu tư phát triển. Dịch bệnh ở miền Bắc cơ bản được xoá bỏ.

– Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng từng bước thành quân đội chính quy và bước đầu được trang bị hiện đại, đủ sức bảo vệ vững chắc miền Bắc và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cách mạng miền Nam. – Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 – 1965) nói riêng và trong 10 năm (1954 – 1964) nói chung đã thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc. Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt tháng 3 – 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”.

  1. MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ (1961 – 1965)
  2. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam.

* Hoàn cảnh:

 

– Sau phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960), nhân dân ta ở miền Nam tiếp tục nổi dậy, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

– Trong khi đó trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ, trực tiếp đe dọa hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

Xem tiếp:  Phần 1: Lịch sử Việt Nam - CĐ6. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945

* Âm mưu của Mĩ:

– Mĩ đề  ra “Kế hoạch  Xta-lây – Tay-lo” với nội  dung chủ yếu  là bình định miền  Nam trong vòng 18 tháng.

– Thực hiện kế hoạch, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

– Viện trợ quân sự của Mĩ tăng gấp đôi. Bộ chỉ huy quân sự Mĩ (MACV) được thành lập tại Sài Gòn ngày

8 – 12 – 1962.

  1. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

– Đáp ứng yêu cầu của cách mạng từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng, chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, ngày 15 – 2 – 1961, các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam. Đây là sự kiện quan trọng tiếp sau sự kiện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời (ngày 20 – 12 – 1960) và Trung ương Cục miền Nam Việt Nam thành lập (ngày 1 – 1 – 1961) thay cho Xứ uỷ Nam Bộ cũ.

– Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo, quân giải phóng miền Nam cùng với nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy với tiến công trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn, đồng bằng, đô thị), tiến công địch bằng cả ba mũi chính trị, quân sự, binh vận.

– Trong những năm 1961 – 1962, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công, đồng thời với tiến công tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của địch. Năm 1962, quân dân ta đã đẩy lùi nhiều cuộc càn quét lớn của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh và Tây Bắc Sài Gòn.

– Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go, quyết liệt giữa ta và địch, có hàng chục triệu lượt người tham gia phá “ấp chiến lược” đi đôi với xây dựng làng kháng chiến. Với quyết tâm “một tấc không đi, một li không rời”, nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch.

– Mĩ và chính quyền Sài Gòn dù tập trung sức vào dồn dân lập “ấp chiến lược” nhưng cũng chỉ thực hiện được một phần kế hoạch. Đến cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp chiến lược với gần 70% nông dân.

– Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã đánh bại các biện pháp chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, đánh sập lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn

 

toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt ” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Sau trận Ấp Bắc,

phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam.

– Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị, cả ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là đấu tranh của “đội quân tóc dài” của các bà mẹ và các chị; của các tín đồ Phật giáo chống lại sự đàn áp, kì thị tôn giáo của chính quyền Diệm.

Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị cùng với phong trào phá “Ấp chiến lược” nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của các lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Sau khi lên làm Tổng thống (thay Ken-nơ-đi bị ám sát ngày 22 – 11- 1963), Giôn-xơn quyết định đẩy mạnh hơn nữa “Chiến tranh đặc biệt”. Kế hoạch Giôn-xơn – Mác Na-ma-ra thay thế kế hoạch Xta-lây- Tay-lo được vạch ra nhằm tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn, bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964 – 1965).

– Phong trào đấu tranh chính trị phát triển trong các đô thị, nhất là ở các đô thị lớn Sài Gòn, Huế, Đà

Nẵng, càng làm rối loạn hậu phương của địch. Phong trào dâng cao, càng thu hút nhiều người tham gia.

– Sau chiến thắng Ấp Bắc, Quân giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên đánh những trận có quy mô lớn. Cuối năm 1964, quân và dân Đông Nam Bộ mở chiến dịch tiến công Đông – Xuân 1964 – 1965 với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã.

– Thừa thắng sau chiến thắng Bình Giã, Quân giải phóng và nhân dân miền Nam đẩy mạnh tiến công Xuân – Hè 1965 và giành nhiều thắng lợi trong các chiến dịch An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hoà). Từng đơn vị lớn của địch bị tiêu diệt gọn, hoặc thiệt hại nặng. Quân đội Sài Gòn, lực lượng nòng cốt của “Chiến tranh đặc biệt”, không còn đủ sức đương đầu với cuộc tiến công lớn của Quân giải phóng và đứng trước nguy cơ tan rã.

Link tải File:

CHỦ ĐỀ 11. MIỀN BẮC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI (1954 – 1960).Imag_hoctai.vn.zip