Chủ đề 6: khí quyển sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

Chủ đề 6: KHÍ QUYỂN SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Khí quyển

1. Khái niệm

– Khái niệm: Là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.

– Thành phần khí quyển: nitơ 78,1%, ôxi 20,43%, hơi nước và các khí khác chiếm 1,47%.

2. Các khối khí

– Mỗi bán cầu, theo vĩ độ có 4 khối khí:

+ E: khối khí Xích đạo: nóng, ẩm.

+ T: khối khó chí tuyến: nóng, khô.

+ P: khối khí ôn đới: lạnh.

+ A: khối khí địa cực: rất lạnh

– Mỗi khối khí được phân ra thành kiểu lục địa khô (kí hiệu là c),kiểu hải dương ẩm (kí hiệu là m). Riêng Xích đạo chỉ có một khối khí duy nhất là khối khí hải dương.

Nguyên nhân hình thành các khối khí: nhiệt độ, bề mặt đệm.

 3. Frông

– Khái niệm: Là mặt ngăn cách giữa 2 khối khí khác nhau về tính chất vật lý. Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt nhau về nhiệt độ và hướng gió gọi là diện khí hay frông, kí hiệu là F.

– Mỗi bán cầu có 2 frông cơ bản:

+ FA: frông địa cực, mặt ngăn cách A-P.

+ FP: frông ôn đới, mặt ngăn cách P-T.

– Giữa 2 khối khí chí tuyến và Xích đạo không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét, bởi chúng đều nóng và có chung một chế độ gió.

– Dải hội tụ nhiệt đới: Ở khu vực Xích đạo, các khối khí Xích đạo ở Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam tiếp xúc với nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau, không tạo nên frông chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu.

– Đường hội tụ nội chí tuyến

+ Khối khí chí tuyến và khối khí Xích đạo không có sự khác nhau về tính chất mà chỉ khác nhau về hướng gió nên không hình thành frông mà chỉ tạo thành đường hội tụ nội chí tuyến, đó là dải thời tiết xấu được hình thành do nguyên nhân động lực.

II. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

a. Bức xạ Mặt trời

– Bức xạ của một vật là quá trình vật đó tỏa năng lượng ra xung quanh. Bức xạ Mặt trời là quá trình Mặt trời tỏa năng lượng ra xung quanh, một phần đi đến Trái Đất.

– Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đẩt là bức xạ Mặt Trời.

– Phân bố bức xạ:

+ 30% đến khí quyển bị phản hồi vào không gian.

+ 19% khí quyển hấp thụ.

+ 47% bề mặt Trái Đất hấp thụ.

+ 4% đến bề mặt Trái Đất và bị phản hồi vào không gian.

– Nhiệt tầng đối lưu được cung cấp chủ yếu do bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

– Nhiệt lượng cho Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất thay đổi phụ thuộc vào góc nhập xạ. Góc nhập xạ càng lớn thì nhiệt lượng nhận được càng lớn và ngược lại.

b. Nhiệt độ không khí.

– Nhiệt ở tầng đối lưu là nhiệt ở bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

– Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời càng lớn, lượn nhiệt lượng nhận được càng lớn và ngược lại.

2. Sự phân bố nhiệt độ không khí

a. Phân bố theo vĩ độ địa lý

Nhiệt độ giảm dần từ Xích đạo về cực (Từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao).

b. Phân bố theo lục địa và đại dương

Xem tiếp:  Chủ đề 10: Sóng - Thủy triều – Dòng biển

– Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.

– Do sự hấp thụ nhiệt giữa đất và nước khác nhau  Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

– Do ảnh hưởng của dòng biển  Nhiệt độ thay đổi theo bờ các lục địa.

c. Phân bố theo địa hình

– Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao: do càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.

– Nhiệt độ không khí thay đổi theo sườn dốc và hướng phơi của sườn núi.

– Nhiệt độ không khí cũng thay đổi khi có sự tác động của các nhân tố: lớp phủ thực vật, hoạt động sản xuất của con người.

 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khí quyển là

A. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của Mặt Trăng.    

B. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của Hỏa tinh.       

C. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.

D. lớp không khí bao quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các vận động kiến tạo.

Câu 2: Không khí bao gồm các thành phần nào sau đây?

A. Nitơ, H2O, CO2.     

B. Ôxi, nitơ, H2­O.       

C. Ôxi, nitơ, CO2.        

D. Ôxi, nitơ, hơi nước và các khí khác.

Câu 3: Chất khí nào sau đây chiếm tỉ lệ cao nhất trong không khí?

A. Nitơ.                        B. Ôxi.                               C. Ar.                                 D. CO2.

Câu 4: Trong cấu trúc khí quyển, tầng nào sau đây có vị trí tiếp giáp với bề mặt Trái Đất và tập trung hầu hết sinh vật và con người?

A. Tầng đối lưu.                                                      B. Tầng bình lưu.             

C. Tầng nhiệt.                                                          D. Tầng ngoài.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng về tầng đối lưu?

A. Có độ dày ở Xích đạo lớn hơn ở cực.               

B. Ở đỉnh tầng đối lưu, nhiệt độ giảm xuống còn .                                  

C. Chiếm 80% khối lượng không khí của khí quyển.                                      

D. Không khí chủ yếu chuyển động theo chiều thẳng đứng.

Câu 6: Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ càng giảm do nguyên nhân nào sau đây?

A. Không khí khô, loãng.                                       

B. Tầng này tập trung phần lớn khí ôzôn.             

C. Độ dày không khí khác nhau giữa các khu vực.

D. Các phần tử vật chất rắn càng lên cao càng ít.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng về tầng bình lưu?

A. Không khí khô, loãng.                                       

B. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.                     

C. Không khí chuyển động theo chiều ngang.       

D. Tập trung phần lớn khí ôzôn.

Câu 8: Tầng khí quyển nào sau đây có thành phần chủ yếu là hêli và hiđrô?

A. Tầng đối lưu.                                                      B. Tầng bình lưu.             

C. Tầng nhiệt.                                                          D. Tầng ngoài.

Câu 9: Tầng khí quyển nào sau đây có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên?

A. Tầng đối lưu.                                                      B. Tầng bình lưu.             

C. Tầng giữa.                                                           D. Tầng nhiệt.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng về tầng giữa?

A. Độ ẩm không khí rất cao.                                  

B. Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao.                     

C. Nhiệt độ ở đỉnh tầng từ  đến .    

D. Từ mặt đất đến hết tầng khí quyển giữa chiến hơn 99,5% khối lượng khí quyển.

Câu 11: Lớp ôzôn có tác dụn nào sau đây?

A. Giảm nhiễu loạn thời tiết.                                 

B. Giảm ô nhiễm không khí.                                  

C. Chống lại hiện tượng mưa axit.                         

D. Ngăn tia tử ngoại chiếu trực tiếp xuống Trái Đất.

Câu 12: Lượng CO2 trong khí quyển ngày càng tăng không khí do nguyên nhân nào sau đây?

Xem tiếp:  Chủ đề 8. Mưa - Địa lí lớp 10

A. Mưa axit.                

B. Diện tích rừng suy giảm.                                   

C. Khí thải từ hoạt động công nghiệp.                   

D. Khí thải từ hoạt động giao thông vận tải.

Câu 13: Ở mỗi bán cầu có các khối khí chính – kí hiệu nào sau đây?

A. Địa cực – A, ôn đới – P, chí tuyến – T, Xích đạo – E.                                

B. Địa cực – A, ôn đới – P, lục địa – c, đại dương – m.                                   

C. Chí tuyến – T, Xích đạo – E, lục địa – c, đại dương – m.                           

D. Địa cực – A, Xích đạo – E, lục địa – c, đại dương – m.

Câu 14: Khối khí địa cực có tính chất nào sau đây?

A. Rất lạnh.                   B. Lạnh.                             C. Rất nóng.                      D. Nóng, ẩm.

Câu 15: Khối khí ôn đới có tính chất nào sau đây?

A. Rất lạnh.                   B. Lạnh.                             C. Rất nóng.                      D. Nóng, ẩm.

Câu 16: Khối khí nào sau đây có tính chất rất nóng?

A. Địa cực.                   B. Ôn đới.                          C. Chí tuyến.                     D. Xích đạo.

Câu 17: Khối khí nào sau đây có tính chất nóng, ẩm?

A. Địa cực.                   B. Ôn đới.                          C. Chí tuyến.                     D. Xích đạo.

Câu 18: Khối khí nào sau đây chỉ có kiểu hải dương

A. Địa cực.                   B. Ôn đới.                          C. Chí tuyến.                     D. Xích đạo.

Câu 19: Hai khối khí hai bên frông khác nhau cơ bản về

A. Tính chất vật lí.                                                   B. Tính chất hóa học.       

C. Tốc độ di chuyển.                                               D. Độ ẩm không khí.

Câu 20: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm của frông?

A. Là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí khác nhau về tính chất vật lí.                 

B. Những vùng có frông đi qua thời tiết thường thay đổi đột ngột.                 

C. Mỗi bán cầu có hai frông căn bản là frông địa cực và frông ôn đới.           

D. Giữa hai khối khí chí tuyến và Xích đạo tồn tại frông thường xuyên và liên tục.

Câu 21: Dải hội tụ nhiệt đới nằm giữa hai khối khí nào sau đây?

A. Địa cực và ôn đới.  

B. Ôn đới và chí tuyến.

C. Chí tuyến và Xích đạo.                                      

D. Khối khí Xích đạo Bán cầu Bắc và Bán cầu Nam.

Câu 22: Vào mùa đông, từ miền Bắc đến dãy Bạch Mã của nước ta chịu tác động chủ yếu của khối không khí nào sau đây?

A. Xích đạo hải dương.                                            B. Chí tuyến hải dương,   

C. Ôn đới lục địa.                                                    D. Ôn đới hải dương.

Câu 23: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, từ dãy Bạch Mã đến miền Nam của nước ta chịu tác động chủ yếu của khối khí nào sau đây?

A. Xích đạo hải dương.                                            B. Chí tuyến hải dương,   

C. Ôn đới lục địa.                                                    D. Ôn đới hải dương.

Câu 24: Quanh năm, nước ta chịu ảnh hưởng của khối không khí nào sau đây?

A. Xích đạo nóng ẩm.                                              B. Chí tuyến hải dương,   

C. Chí tuyến lục địa.                                                D. Ôn đới hải dương.

Câu 25: Vào nửa sau mùa hạ, khối không khí nào sau đây tác động gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên?

A. Xích đạo nóng ẩm.                                              B. Chí tuyến hải dương,   

C. Chí tuyến lục địa.                                                D. Ôn đới hải dương.

Câu 26: Frông và dải hội tụ nhiệt đới giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Gây nhiễu loạn thời tiết.                                   

B. Mưa do không khí ẩm bốc lên cao.                   

C. Nơi gặp gỡ giữa hai khối khí có cùng hướng gió.                                       

D. Nơi gặp gỡ của hai khối khí có cùng tính chất vật lí.

Xem tiếp:  Chủ đề 16: Phân bố dân cư – đô thị hóa

Câu 27: Nơi nào sau đây có nhiệt lượng cao nhất trên bề mặt Trái Đất?

A. Xích đạo.                 B. Chí tuyến.                     C. Ôn đới.                          D. Cực.

Câu 28: Ý nào sau đây lí giải nguyên nhân nhiệt độ trung bình nằm ở vĩ độ  lớn hơn ở Xích đạo?

A. Góc nhập xạ ở vĩ độ  lớn hơn ở Xích đạo. 

B. Ở vĩ độ  có tầng khí quyển mỏng hơn ở Xích đạo.                               

C. Ở vĩ độ  không khí khô, Xích đạo chứa nhiều không khí ẩm.              

D. Ở vĩ độ  có thảm thực vật kém phát triển, diện tích lục địa lớn hơn Xích đạo.

Câu 29: Nguồn cung cấp nhiệt cho bề mặt Trái Đất là

A. Bức xạ Mặt Trời.    

B. Hoạt động động đất, núi lửa.                             

C. Các phản ứng hóa học trong lòng Trái Đất.      

D. Sự dịch chuyển các dòng vật chất theo quy luật trọng lực.

Câu 30: Theo vĩ độ, nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất thay đổi theo huớng nào sau đây?

A. tăng dần từ Xích đạo đến ôn đới rồi giảm dần về phía cực.                        

B. giảm dần từ Xích đạo đến ôn đới rồi tăng dần về phía cực.                        

C. giảm dần từ Xích đạo đến chí tuyến rồi tăng dần về phía cực.                   

D. tăng dần từ Xích đạo đến chí tuyến rồi giảm dần về phía cực.

Câu 31: Khu vực nào sau đây có nhiệt độ cao nhất trên bề mặt Trái Đất?

A. Xích đạo.                 B. Chí tuyến.                     C. Ôn đới.                          D. Cực.

Câu 32: Theo vĩ độ, biên độ nhiệt độ năm trên Trái Đất thay đổi theo hướng nào sau đây?

A. Tăng dần từ Xích đạo đến cực.                         

B. Giảm dần tư Xích đạo đến cực.                         

C. Tăng dần từ Xích đạo đến chí tuyến rồi giảm dần về phía cực.                  

D. Giảm dần từ Xích đạo đến chí tuyến rồi tăng dần về phía cực.

Câu 33: Biên độ nhiệt ở lục địa cao hơn đại dương do nguyên nhân nào sau đây?

A. Diện tích đại dương lớn hơn diện tích lục địa.  

B. Địa hình ở lục địa phân hóa phức tạp hơn đại dương.                                

C. Khả năng hấp thụ và tỏa nhiệt của lục địa cao hơn đại dương.                  

D. Sinh quyển tập trung chủ yếu ở đại dương.

Câu 34: Nơi lạnh nhất ở Bắc bán cầu không phải Bắc Cực, còn nơi lạnh nhất ở Nam bán cầu là Nam Cực do

A. Nam cực thuộc lục địa Nam Cực nên có khả năng tỏa nhiệt nhanh hơn Bắc Cực thuộc đại dương Bắc Băng Dương.                    

B. Nam Cực thuộc lục địa Nam Cực nên có khả năng tỏa nhiệt chậm hơn Bắc Cực thuộc đại dương Bắc Băng Dương.                    

C. địa hình ở Nam Cực phân hóa phức tạp hơn Bắc Cực.                               

D. so với mực nước biển, Nam Cực có độ cao lớn hơn Bắc Cực.

Câu 35: Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao do càng lên cao

A. mật độ không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.                         

B. mật độ không khí càng dày đặc, bức xạ mặt đất càng mạnh                       

C. mật độ không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng giảm.                           

D. mật độ không khí càng dày đặc, bức xạ mặt đất càng giảm.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1C

2D

3A

4A

5B

6D

7B

8D

9D

10A

11D

12A

13A

14A

15B

16C

17D

18D

19A

20D

21D

22C

23B

24B

25A

26A

27A

28D

29A

30D

31B

32A

33C

34A

35A

 

 

 

 

 

Chu de 6. KHI QUYEN - SU PHAN BO NHIET DO KHONG KHI TREN TRAI DAT.zip