Chủ đề 19: Địa lí ngành trồng trọt

Chủ đề 19: ĐỊA LÍ NGÀNH TRỒNG TRỌT

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Vai trò của ngành trồng trọt

– Là nền tảng của sản xuất nông nghiệp.

– Cung cấp lương thực thực phẩm cho dân cư.

– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

– Cơ sở phát triển chăn nuôi.

– Nguồn xuất khẩu có giá trị.

II. Địa lý cây lương thực

1. Vai trò

– Cung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho người và gia súc.

– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

– Xuất khẩu có giá trị.

2. Các cây lương thực chính

Cây lương thực

Đặc điểm sinh thái

Vai trò, tình hình sản xuất

Phân bố chủ yếu

– Lúa gạo

– Ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước

– Sản lượng khoảng 580 triệu tấn/năm.

– Chiếm 28% sản lượng lương thực, nuôi sống hơn 50% dân số thế giới.

– Lúa gạo sản xuất chủ yếu dùng trong nước.

– Châu Á gió mùa chiếm 9/10 sản lượng.

– Nước xuất khẩu nhiều gạo: Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì…

– Lúa mì

– Cây cận nhiệt, ưa khí hậu ấm, khô, đất màu mỡ, nhiều phân bón, nhiệt độ thấp vào đầu thời kì sinh trưởng.

– Sản lượng khoảng 550 triệu tấn/năm, chiếm 28% sản lượng lương thực.

– 20 – 30% sản lượng được buôn bán trên thị trường.

– Các nước sản xuất nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên Bang Nga, Canada, Oxtrâylia.

– Ngô

– Cây của miền nhiệt đới, cận nhiệt.

– Sản lượng khoảng 600 triệu tấn/năm, chiếm 29% sản lượng lương thực.

– Nước xuất khẩu nhiều: Hoa Kì, Canada.

– Các cây lương thực khác

– Không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, công chăm

sóc, có khả năng chịu hạn giỏi.

– Chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu nấu rượu, cồn, bia,…

– Lương thực cho các nước đang phát triển.

– Các nước sản xuất nhiều: Hoa Kì (2/5 sản lượng ngô thế giới), Trung Quốc, Braxin, Mêhicô, Pháp, Achetina.

– Ôn đới: đại mạch, yến mạch, khoai tây.

– Nhiệt đới và cận nhiệt khô: kê, cao lương, khoai lang, sắn.

3. Lương thực khác

Chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu nấu rượu, cồn, bia, lương thực cho người ở các nước nghèo.

III. Cây công nghiệp

1. Vai trò, đặc điểm của cây công nghiệp

– Nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.

– Tận dụng tài nguyên đất, khắc phục được tính mùa vụ, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường.

– Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

2. Các cây công nghiệp chủ yếu

– Cây lấy đường:

      + Mía: Nhiệt độ 30  – 35 C, dưới 10 C cây chết, khi thu hoạch cần thời tiết khô hanh tích lũy đường, phân bố vành đai 30 B – 30°N.

      + Củ cải đường: Miền ôn đới, cận nhiệt được trồng 47°B – 32°N.

– Cây lấy sợi (cây bông): Phát triển ở nhiệt độ 17 – 30°C, nhiệt độ tốt nhất 25 – 30°C, lượng mưa 800 – 1000 mm/năm, khí hậu ổn định, đất tốt, mùa đông ra quả phải có mưa nhiều, lúc quả chín phải tuyệt đối khô hanh, giới hạn 42°B – 32°N.

– Cây lấy dầu (cây đậu tương): nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.

– Cây cho chất kích thích:

      + Chè: Nguồn gốc Đông Nam Trung Quốc, Mianma, Việt Nam, ưa nhiệt từ 15 – 20°C, tổng nhiệt 8.000°C, mưa 1.500 – 2.000 mm/năm, ẩm 70 – 80%, pH từ 4 – 6, giới hạn 10°N – 30°B.

      + Cà phê: Phát triển ở nhiệt độ trên 15°C, mưa 1.900 – 3.000 mm/năm, phân bố đều trong năm, trồng giữa hai chí tuyến. 

– Cây lấy nhựa (cao su): Phát triển ở nhiệt độ 22 – 27°C, mưa 1.500 – 2.500 mm/năm, thích hợp đất bazan.

Xem tiếp:  Chủ đề 5. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

III. Ngành trồng rừng

1. Vai trò của rừng

– Hết sức quan trọng đối với môi trường, con người, điều hòa lượng nước trên mặt đất.

– Lá phổi xanh của Trái Đất, bảo vệ đất, chống xói mòn.

2. Tinh hình trồng rừng

– Rừng đang bị tàn phá do con người.

– Diện tích trồng rừng trên thế giới ngày càng mở rộng: Năm 1990 là 43,6 triệu ha, năm 2000 là 187 triệu ha Þ trung bình tăng 4,5 triệu ha.

– Nước có diện tích rừng trồng lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì,…

 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cây lương thực không có vai trò nào sau đây?

A. Nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.                      

B. Góp phần giải quyết vấn đề việc làm.               

C. Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng, nguồn đạm động vật cho người và gia súc.   

D. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

Câu 2. Sản phẩm cây lương thực nào sau đây hiện đang nuôi sống hơn 50% dân số thế giới?

A. Ngô.                         B. Lúa mì.                          C. Lúa gạo.                        D. Khoai lang.

Câu 3. Cây lương thực nào sau đây có sản lượng lớn nhất thế giới hiện nay?

A. Ngô.                         B. Sắn.                               C. Lúa gạo.                             D. Lúa mì.

Câu 4. 9/10 sản lượng lúa gạo của thế giới tập trung ở vùng nào sau đây?

A. Châu Á.                    B. Châu Phi.                      C. Châu Âu.                      D. Châu Đại Đương.

Câu 5. Cây lúa gạo có đặc điểm sinh thái nào sau đây?

A. Ưa nhiệt, ẩm, không chịu được gió, bão, thích hợp với đất bazan.             

B. Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa, cần nhiều phân bón.          

C. Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.     

D. Ưa khí hậu ấm, khô, đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp, đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón.

Câu 6. Lượng lúa gạo sản xuất ra ở khu vực châu Á lớn nhưng lượng xuất khẩu chiếm tỉ trọng rất nhỏ do nguyên nhân nào sau đây?

A. Thị trường xuất khẩu lúa gạo hạn chế.              

B. Dân đông với tập quán lâu đời dùng lúa gạo.   

C. Chính sách của Nhà nước hạn chế xuất khẩu lúa gạo.                                

D. Lúa gạo xuất khẩu mang về nguồn thu ngoại tệ thấp.

Câu 7. Cây lúa mì có đặc điểm sinh thái nào sau đây?

A. Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất bazan và đất đá vôi.                         

B. Ưa nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa đều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.

C. Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.     

D. Ưa khí hậu ấm, khô, đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp, đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón.

Câu 8. Cây lương thực xuất khẩu lớn nhất thế giới là

A. ngô.                          B. lúa mì.                           C. lúa gạo.                         D. khoai lang.

Câu 9. Hai quốc gia xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới là

A. Liên bang Nga, Pháp.                                         B. Hoa Kì, Canada.          

C. Ấn Độ, Ôxtrâylia.                                               D. Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 10. Quốc gia nào sau đây đứng đầu thế giới vê sản lượng lúa mì?

A. Pháp.                        B. Hoa Kì.                         C. Canada.                        D. Trung Quốc.

Câu 11. Quốc gia nào sau đây cung cấp khoảng 2/5 sản lượng ngô toàn thế giới?

A. Hoa Kì.                    B. Trung Quốc.                 C. Braxin.                               D. Mêhicô.

Câu 12. Sản lượng lương thực bình quân đầu người được xác định bằng

A. sản lượng lương thực/dân số.                             B. sản lượng lương thực/diện tích.   

C. năng suất . diện tích.                                          D. sản lượng lương thực/năng suất.

Câu 13. Đại mạch, mạch đen, yến mạch, khoai tây được trồng nhiều ở vùng khí hậu nào sau đây?

Xem tiếp:  Chủ đề 6: khí quyển sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

A. Ôn đới.                     B. Cận nhiệt.                      C. Nhiệt đới.                      D. Cận xích đạo.

Câu 14. Cây lương thực phân bố rộng không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.                            

B. Gắn liền với sự phân bố dân cư.                        

C. Gắn liền với sự phân bố dân cư và sự gia tăng dân số.                               

D. Biên độ sinh thái rộng, dễ chăm sóc, thích nghi với nhiều kiểu khí hậu.

Câu 15. Cho bảng số liệu:

Sản xuất lương thực thế giới thời kì 1980 – 2003

Năm

Cây lương thực

1980

1990

2003

Lúa mì

444,6

592,4

557,3

Lúa gạo

397,6

511,0

585,0

Ngô

394,1

480,7

635,7

Cây lương thực khác

324,7

365,9

243,0

Tổng số

1561,0

1950,0

2021,0

Để thể hiện quy mô và cơ cấu lương thực thế giới năm 1980, 1990, 2003 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Đường.                    B. Tròn.                             C. Miền.                            D. Cột chồng.

Câu 16. Cho biểu đồ:

Lương thực của thế giới thời kì 1950 – 2003

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Năng suất lương thực của thế giới, thời kì 1950 – 2003.                             

B. Diện tích lương thực của thế giới, thời kì 1950 – 2003.                              

C. Sản lượng lương thực của thế giới, thời kì 1950 – 2003.                            

D. Giá trị sản xuất lương thực của thế giới, thời kì 1950 – 2003.

Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực và dân số của một số nước trên thế giới, năm 2002.

Nước

Sản lượng lương thực (triệu tấn)

Dân số (triệu người)

Trung Quốc

401,8

1287,6

Hoa Kì

299,1

287,4

Ấn Độ

222,8

1049,5

Pháp

69,1

59,5

Inđônêxia

57,9

271,0

Việt Nam

36,7

79,7

Toàn thế giới

2031,0

6215,0

Bảng số liệu này dùng cho câu hỏi 17,18

Câu 17. Để thể hiện sản lượng lương thực và dân số của một số nước trên thế giới năm theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn.                        B. Miền.                             C. Cột ghép.                      D. Đường.

Câu 18. Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số nước năm 2002?

A. Nước có sản lượng cao là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, nước có dân số đông là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì.                                     

B. Nước có bình quân lương thực cao nhất là Hoa Kì, Pháp (gấp 3,5 lần bình quân lương thực toàn thế giới).                                          

C. Trung Quốc và Ấn Độ có sản lượng lương thực cao nhưng bình quân lương thực thấp do dân số đông.                                          

D. Việt Nam có bình quân lương thực cao do Việt Nam thực hiện kế hoạch hóa gia đình và thực hiện chính sách đổi mới trong sản xuất nông nghiệp.

Cho bảng số liệu:

Sản lượng lúa gạo sản xuất và xuất khẩu của thế giới phân theo các quốc gia năm 2010

Sản lượng

Thế giới

Trung Quốc

Ấn Độ

Việt Nam

Thái Lan

Hoa Kì

Sản xuất

704,4

197,3

151

39,1

30

11,1

Xuất khẩu

30,4

1

2

6

8,2

3,8

Bảng số liệu này dùng cho câu hỏi 19, 20

Câu 19. Để thể hiện cơ cấu sản lượng lúa gạo sản xuất và xuất khẩu của thế giới phân theo các quốc gia năm 2010, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn.                        B. Miền.                             C. Đường.                         D. Cột ghép.

Câu 20. Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng lúa gạo sản xuất và xuất khẩu của thế giới phân theo các quốc gia năm 2010?

A. Đây là các quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo chủ yếu, hầu hết thuộc khu vực châu Á gió mùa.     

B. Trung Quốc và Ẩn Độ có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới nhưng lượng xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới là Thái Lan và Việt Nam.                                    

Xem tiếp:  [Word] 3 đề thi cuối học kì 2 – môn địa lớp 10

C. Sản lượng gạo xuất khẩu của thế giới, của mỗi quốc gia chiếm tỉ lệ lớn so với sản lượng lúa gạo sản xuất.                                          

D. Hoa Kì có sản lượng lúa gạo sản xuất nhỏ nhưng lại có sản lượng lúa gạo xuất khẩu khá lớn.

Câu 21. Ở nhiều nước trên thế giới, cây công nghiệp được chú trọng phát triển không phải do

A. cung cấp lâm sản, động thực vật quý hiếm, các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ của con người.         

B. các sản phẩm cây công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước đang phát triển thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt.                                        

C. phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường.                                 

D. cây công nghiệp cho sản phẩm dùng để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.

Câu 22. Cây công nghiệp thường được trồng tập trung do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tập quán sản xuất lâu đời.                                

B. Gắn với sự phân bố dân cư và sự gia tăng dân số thế giới.                         

C. Biên độ sinh thái rộng, dễ chăm sóc, thích nghi với nhiều kiểu khí hậu, dễ sử dụng và chế biến.     

D. Biên độ sinh thái hẹp, ưa khí hậu nóng ẩm, cần nhiều công chăm sóc, cần lao động có kinh nghiệm kĩ thuật, đất đai màu mỡ; gắn liền với công nghiệp chế biến.

Câu 23. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ của nước ta có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước do thuộc vùng khí hậu nào sau đây?

A. Ôn đới.                     B. Cận nhiệt.                      C. Nhiệt đới.                      D. Cận xích đạo.

Câu 24. Tỉnh nào sau đây diện tích trồng chè lớn nhất nước ta?

A. Thái Nguyên.           B. Tuyên Quang.               C. Lạng Sơn.                     D. Lâm Đồng.

Câu 25. Cà phê được trồng nhiều ở các quốc gia nào sau đây?

A. Liên bang Nga, Anh, Pháp.                                B. Ai Cập, Ả rập Saudi, Ấn Độ.       

C. Braxin, Việt Nam, Thái Lan.                             D. Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia.

Câu 26.Vùng nào sau đây ở nước ta chiếm đến 4/5 diện tích cà phê của cả nước?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                           B. Bắc Trung Bộ.             

C. Tây Nguyên.                                                       D. Đông Nam Bộ.

Câu 27. Tỉnh nào sau đây có diện tích cà phê lớn nhất nước ta?

A. Gia Lai.                    B. Đắc Lắc.                        C. Đắc Nông.                    D. Lâm Đồng.

Câu 28. Vùng nào sau đây có diện tích cao su lớn nhất nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                           B. Bắc Trung Bộ.             

C. Tây Nguyên.                                                       D. Đông Nam Bộ.

Câu 29. Cây lấy dầu hàng đầu ở vùng cận nhiệt Địa Trung Hải là

A. ôliu.                          B. đậu tương.                    C. cây bông.                      D. củ cải đường.

Câu 30. Củ cải đường được trồng nhiều ở khu vực nào sau đây?

A. Tây Âu.                    B. Nam Mỹ.                       C. Tây Phi.                        D. Đông Nam Á.

Câu 31. Trên thế giới rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Cháy rừng.                                                          B. Chiến tranh.                 

C. Khai thác bừa bãi, quá mức.                              D. Khai thác khoáng sản, thủy điện.

Câu 32. Hiện tượng biến đổi khí hậu, nhiệt độ toàn cầu tăng lên một phần do

A. đất bị suy thoái.                                                  B. nguồn nước bị ô nhiễm.    

C. diện tích rừng suy giảm.                                     D. tài nguyên khoáng sản cạn kiệt.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1C

2C

3A

4A

5B

6B

7D

8B

9B

10D

11A

12A

13A

14B

15B

16C

17C

18D

19A

20C

21A

22D

23B

24D

25C

26C

27B

28D

29A

30A

31C

32C

 

 

 

 

 

 

 

 

Chu de 19. DIA LI NGANH TRONG TROT.zip