Chủ đề 18: Vai trò – đặc điểm – các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Chủ đề 18: VAI TRÒ – ĐẶC ĐIỂM – CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
1. Vai trò
– Vai trò quan trọng, không thay thế được.
– Cung cấp lương thực, thực phẩm.
– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
– Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
2. Đặc điểm
– Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế; cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lí, tiết kiệm.
– Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi: cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật của sinh học.
– Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ: cần phải xây dựng cơ cấu hợp lí, đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành dịch vụ, làng nghề,… tận dụng thời gian dỗi.
– Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
– Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
1. Nhân tố tự nhiên
– Đất: ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi, năng suất.
– Khí hậu – nước: ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
– Sinh vật: cơ sở tạo nên các giống cây trồng vật nuôi; cơ sở thức ăn cho gia súc, cơ cấu vật nuôi và sự phát triển chăn nuôi.
2. Nhản tố kinh tế – xã hội
– Dân cư – lao động: ảnh hưởng đến cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi.
– Sở hữu ruộng đất: ảnh hưởng đến con đường phát triển nông nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
– Tiến bộ khoa học – kỹ thuật: giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng.
– Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả nông sản, điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hóa.
III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
– Tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của các nước, các vùng, mang hiệu quả kinh tế cao.
– Có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, 3 hình thức chủ yếu là: trang trại nông nghiệp, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Vai trò nào sau đây không chứng minh cho câu nói “Phi lương bất ổn”?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
B. Nguồn hàng xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.
C. Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.
D. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 2. Vai trò nào sau đây của ngành nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được?
A. Góp phần giải quyết vấn đề việc làm.
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
C. Nguồn hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ.
D. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 3. Các nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
B. Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, dịch vụ.
C. Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
D. Nhu cầu lương thực lớn, giải quyết phần lớn việc làm cho lao động.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về lịch sử phát triển ngành nông nghiệp?
A. Tất cả các nền văn minh cổ đại đều là nền văn minh nông nghiệp.
B. Giai đoạn đầu của lịch sử phát triển loài người, nông nghiệp có vai trò cực kì quan trọng
C. Trong cơ cấu nền kinh tế thế giới hiện nay, nông nghiệp đang có xu hướng giảm tăng trọng so với các ngành khác.
D. Hiện tại và tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người.
Câu 5. Trong ngành nông nghiệp, đặc điểm nào sau đây là quan trọng nhất?
A. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
B. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi.
C. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ, phụ thuộc vào tự nhiên.
D. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
Câu 6. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp là
A. đất, nước, sinh vật. B. đất, nước, khí hậu.
C. nước, khí hậu, sinh vật. D. khí hậu, sinh vật, khoáng sản.
Câu 7. Quỹ đất ảnh hưởng đến yếu tố nào sau đây của sản xuất nông nghiệp?
A. Cơ cấu. B. Quỹ đất. C. Năng suất. D. Phân bố.
Câu 8. Tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng đến yếu tố nào sau đây của sản xuất nông nghiệp?
A. Cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.
B. Quỹ đất và năng suất cây trồng, vật nuôi.
C. Quỹ đất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi.
D. Cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi.
Câu 9. Đất phù sa thuận lợi phát triển đối tượng cây trồng nào sau đây?
A. Cây ăn quả. B. Cây lương thực.
C. Cây công nghiệp lâu năm. D. Cây công nghiệp hằng năm.
Câu 10. Đất feralit thuận lợi phát triển đối tượng cây trồng nào sau đây?
A. Cây hoa màu. B. Cây lương thực.
C. Rừng ngập mặn. D. Cây công nghiệp và cây ăn quả.
Câu 11. Để cải tạo đất nhiễm mặn không cần sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Bón vôi.
B. Rửa mặn bằng nước ngọt.
C. Chọn và lai tạo giống chịu mặn tốt.
D. Xây dựng ruộng bậc thang, trồng cây theo băng.
Câu 12. Con người cần sử dụng hợp lí diện tích và tăng độ phì đất nông nghiệp do
A. các loại đất rất phong phú và đa dạng.
B. dân số ngày càng tăng, nhu cầu lương thực ngày càng lớn.
C. kinh tế đang chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
D. diện tích đất nông nghiệp hạn chế, khả năng mở rộng thấp, diện tích đất bị suy thoái ngày càng tăng.
Câu 13. Cần tăng cường thâm canh trong sản xuất nông nghiệp nhằm
A. mở rộng diện tích đất nông nghiệp. B. xây dựng cơ cấu mùa vụ hợp lí.
C. hạn chế ảnh hưởng của tự nhiên. D. nâng cao năng suất cây trồng.
Câu 14. Quy trình trồng lúa cần theo các khâu sản xuất nào sau đây?
A. Chọn giống, chuẩn bị đất, gieo sạ, bón phân, trừ sâu – bệnh – chuột, thu hoạch, chế biến.
B. Chọn giống, chuẩn bị đất, bón phân, gieo sạ, trừ sâu – bệnh – chuột, thu hoạch, chế biến.
C. Chọn giống, trừ sâu – bệnh – chuột, chuẩn bị đất, bón phân, gieo sạ, thu hoạch, chế biến.
D. Chuẩn bị đất, chọn giống, trừ sâu – bệnh – chuột, bón phân, gieo sạ, thu hoạch, chế biến.
Câu 15. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ do nguyên nhân nào sau đây?
A. Các loại đất rất phong phú và đa dạng.
B. Thời gian lao động dài hơn thời gian sản xuất.
C. Thời gian sản xuất dài hơn thời gian lao động.
D. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Câu 16. Để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp, cần sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Sử dụng đất hợp lí và tiết kiệm.
B. Chỉ sản xuất tập trung vào một vụ trong năm.
C. Chỉ tập trung sản xuất một loại cây trồng duy nhất.
D. Xây dựng cơ cấu mùa vụ hợp lí, đa dạng hóa sản xuất, phát triển ngành nghề dịch vụ.
Câu 17. Sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh, không ổn định do
A. có tính mùa vụ.
B. độ phì của các loại đất không giống nhau.
C. tự nhiên (khí hậu, nguồn nước,…) diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.
D. cây trồng và vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo những quy luật riêng.
Câu 18. Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là
A. sản xuất nhằm mục đích tự cung tự cấp.
B. sản xuất mang tính thủ công, sử dụng sức nguời là chính.
C. quy mô nhỏ, tăng cuờng hình thức quảng canh trong sản xuất.
D. hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, gắn liền với công nghiệp chế biến.
Câu 19. Công nghiệp chế biến nông sản không có vai trò nào sau đây?
A. Tăng giá trị nông sản. B. Tăng sản lượng nông sản.
C. Hạn chế nông phẩm bị hao hụt. D. Tăng thời gian sử dụng nông sản.
Câu 20. Nguồn tiêu thụ chủ yếu sản phẩm nông nghiệp do yếu tố nào sau đây quyết định?
A. Thị trường nước ngoài. B. Truyền thống sản xuất.
C. Chính sách phát triển nông nghiệp. D. Thói quen tiêu dùng thực phẩm.
Câu 21. Dân cư ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp thông qua việc
A. làm cho nền sản xuất ít phụ thuộc vào tự nhiên.
B. vừa cung cấp nguồn lao động vừa là thị trường tiêu thụ nông sản.
C. thay đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
D. giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Câu 22. “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp sử dụng biện pháp chủ yếu nào sau đây?
A. Cơ giới hóa. B. Hóa học hóa.
C. Thủy lợi hóa. D. Sử dụng các giống mới có năng suất cao.
Câu 23. : Nền nông nghiệp nước ta sau đổi mới bước đầu thay đổi ở nhân tố
A. thị trường tiêu thụ. B. điều kiện tự nhiên.
C. dân cư và nguồn lao động. D. quan hệ sở hữu ruộng đất.
Câu 24. Cho biểu đồ: Sản xuất nông nghiệp ở nước ta, thời kì 1990 – 2005
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động ở nước ta, thời kì 1990 – 2005.
B. Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động ở nước ta, thời kì 1990 – 2005.
C. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động ở nước ta, thời kì 1990 – 2005.
D. Quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu gia trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành hoạt động ở nước ta, thời kì 1990 – 2005.
Câu 25. Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động của nước ta, thời kì 1990 – 2004
Năm |
Tổng số |
Chia ra |
||
Trồng trọt |
Chăn nuôi |
Dịch vụ nông nghiệp |
||
1990 |
20.667 |
16.394 |
3.701 |
572 |
1993 |
53.929 |
40.818 |
11.553 |
1.558 |
1995 |
85.508 |
66.794 |
16.168 |
2.546 |
1996 |
92. 406 |
71.989 |
17.792 |
2.625 |
1999 |
128. 416 |
101.648 |
23.773 |
2.995 |
2000 |
129.141 |
101.044 |
24.960 |
3.137 |
2003 |
153.956 |
116.066 |
34.457 |
3.433 |
2005 |
172.696 |
131.754 |
37.344 |
3.589 |
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động ở nước ta, thời kì 1990 – 2004.
A. Trong từng năm, giá trị sản xuất các ngành không đều nhau: ngành trồng trọt có giá trị sản xuất thấp nhất, ngành dịch vụ nông nghiệp có giá trị sản xuất cao nhất.
B. Từ năm 1990 – 2004, tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ở nước ta tăng mạnh, năm 2005 tăng 8,3 lần so với năm 1990.
C. Giá trị sản xuất của tất cả các ngành tăng liên tục nhưng không đều.
D. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng nhanh nhất (8 lần), ngành chăn nuôi tăng 10,1 lần, ngành dịch vụ tăng chậm nhất (6,3 lần).
Câu 26. Nông nghiệp là cơ sở để tiến hành công nghiệp hoá ở nhiều nước đang phát triển không phải do nguyên nhân nào sau đây?
A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
B. Thu ngoại tệ, cung cấp nguồn vốn cho công nghiệp hóa.
C. Cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho ngành công nghiệp.
D. Chuyển giao nhân lực cho công nghiệp và dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm cho ngành công nghiệp.
Câu 27. Ở các nước đang phát triển, vai trò quan trọng của trang trại đối với môi trường là
A. phát triển cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, tạo nên vùng chuyên môn hóa, tập trung hàng hóa.
B. tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
C. tạo nguồn hàng xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.
D. sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, trồng rừng, bảo vệ rừng, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 28. Đặc điểm nào sau đây không đúng với hình thức trang trại?
A. Hình thành trong thời kì công nghiệp hóa.
B. Hình thức sản xuất cơ sở trong sản xuất nông nghiệp.
C. Mục đích là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ.
D. Các trang trại chỉ sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại, không thuê mướn lao động.
Câu 29. Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là
A. vùng nông nghiệp. B. nông trường quốc doanh.
C. thể tổng hợp nông nghiệp. D. hợp tác xã nông nghiệp.
Câu 30. Hình thức tổ chức biểu hiện nền nông nghiệp truyền thống, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á là
A. trang trại. B. hộ gia đình.
C. vùng nông nghiệp. D. thể tổng hợp nông nghiệp.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1C |
2B |
3D |
4C |
5A |
6B |
7A |
8D |
9B |
10D |
11D |
12D |
13D |
14A |
15C |
16D |
17C |
18D |
19B |
20D |
21C |
22D |
23D |
24C |
25A |
26C |
27D |
28D |
29A |
30B |