Phần 1: Lịch sử Việt Nam – CĐ3. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1825 đến 1930

Đi đến Chủ đề 3. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1825 đến 1930, nằm trong chuyên đề Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 theo chủ đề. Chi tiết vui lòng tham khảo link bên dưới:

 

CHỦ ĐỀ 3

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ

Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1825 ĐẾN NĂM 1930

 

  1. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG
  2. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

– Tháng 11 – 1924, khi về đến Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật. Phần lớn số học viên đó sau khi học xong “bí mật về nước truyền bá lí luận giải phỏng  dân tộc  và tổ chức  nhân dân”. Một số người được gửi  sang học tại trường Đại học Phương Đông ở Mát-xcơ-va (Liên Xô) hoặc trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn (tháng 2 –

1925).

– Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại, kịch liệt tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu mình.

– Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận trung ương của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Số báo

đầu tiên ra ngày 21 – 6 – 1925.

– Đầu năm 1927, tác phẩm Đường kách mệnh được xuất bản.

Báo Thanh niên và sách Đường kảch mệnh đã trang bị lí luận cách mạng cho cán bộ của Hội Việt

Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

– Từ cuối năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội đã đi sâu vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cùng lao động và sống với công nhân để tuyên truyền và vận động cách mạng. Phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ.

  1. Tân Việt cách mạng đảng

– Ngày 14 – 7 – 1925, một số tù chính trị cũ ở Trung Kì như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên… cùng một nhóm sinh viên trường cao đẳng ở Hà Nội như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai… lập ra Hội Phục Việt (1925), sau đó đổi thành Hội Hưng Nam. Tháng 7 – 1926, Hội đổi tên là Việt Nam Cách mạng đảng và đến tháng 7 – 1927, lại đổi tên là Việt Nam cách mạng đồng chí hội. Hội đã nhiều lần bàn để hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên song không thành. Đến ngày 14 – 7 – 1928, Hội họp Đại hội tại Huế, quyết định đổi tên thành Tân Việt cách mạng đảng (Đảng Tân Việt).

– Đảng Tân Việt chủ trương lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa nhằm thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái. Đảng tập họp những trí thức nhỏ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

 

– Đảng Tân Việt ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh nên tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và đường lối của Hội có ảnh hưởng cuốn hút nhiều đảng viên trẻ, tiên tiến của Đảng Tân Việt.

– Một số đảng viên tiên tiến đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Số đảng viên tiên tiến còn lại thì tích cực chuẩn bị để tiến tới thành lập một chính đảng theo tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, của học thuyết Mác – Lênin.

  1. Việt Nam Quốc dân đảng

– Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập ngày 25 – 12 – 1927. Hạt nhân đầu tiên của Đảng là Nam đồng thư xã, một nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài lập ra đầu năm 1927. Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… sáng lập là một chính đảng theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản, đại biểu cho tư sản dân tộc Việt Nam.

– Lúc mới thành lập, Đảng chưa có mục đích tôn chỉ rõ rệt mà chỉ nêu chung chung là: “Trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”. Bản điều lệ của Đảng năm 1928 lại nêu lên chủ nghĩa của Đảng là “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Mục đích của Đảng là đoàn kết lực lượng để:

Xem tiếp:  CĐ13: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội miền bắc, giải phóng hoàn toàn

+ Đẩy mạnh cách mạng dân tộc

+ Xây dựng nền dân chủ trực tiếp

+ Giúp đỡ các dân tộc bị áp bức.

Bản chương trình hành động của Đảng công bố năm 1929 đã nêu nguyên tắc của Đảng là: “Tự do

– Bình đẳng – Bác ái”. Chương trình hoạt động của Đảng chia thành 4 thời kì, thời kì cuối cùng là bất hợp tác với chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn, cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

– Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”, chú trọng lấy lực lượng chủ lực. Tổ chức cơ sở của Đảng trong quần chúng rất ít. Địa bàn hoạt động của Đảng chỉ bó hẹp trong một số địa phương ở Bắc Kì, còn ở Trung Kì không đáng kể.

– Đảng thành lập chưa được bao lâu, hệ thống tổ chức mới xây dựng được ở một số địa phương thì đã bị thực dân Pháp khủng bố dữ dội. Đảng lâm vào tình trạng thế bị động đối phó, nguy cơ tan rã đang đến gần.

  1. BÃI CÔNG CỦA CÔNG NHÂN VÀ KHỞI NGHĨA YÊN BÁI
  2. Các cuộc bãi công của công nhân

– Từ năm 1926 đến năm 1929, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra. Lớn nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền cao su Tam Hiệp, tiếp đến là bãi công của công nhân đồn điền cà phê Ray-na (Thái Nguyên), đồn điền cao su Phú Riềng.

– Cuối năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân phát triển mạnh, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước. Đấu tranh của công nhân nổ ra tại

 

các trung tâm kinh tế, chính trị. Đó là bãi công của công nhân mỏ than Mạo Khê, nhà máy nước La-ruy Sài Gòn, đồn điền Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy in Poóc-tay Sài Gòn, đồn điền cao su Cam Tiêm, hãng dầu Nhà Bè, nhà máy tơ Nam Định v.v…

– Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở nhà máy chai Hải Phòng, nhà máy sửa chữa xe lửa Trương Thi (Vinh), nhà máy điện Nam Định, hãng xe hơi Đà Nẵng, nhà máy dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng, hãng dầu Hải Phòng, nhà in Chợ Lớn v.v…

– Các cuộc bãi công đó không chỉ bó hẹp trong một phạm vi một xưởng, một địa phương, một

ngành mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.

– Cùng với các cuộc bãi công của công nhân, các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh cũng đã diễn ra ở một số nơi.

  1. Cuộc khỏi nghĩa Yên Bái

– Tháng 2 – 1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm khủng bố Ba-danh ở Hà Nội. Thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khủng bố dã man. Hàng loạt đảng viên và quần chúng cảm tình với Đảng bị bắt.

– Tháng 7 – 1929, toàn quyền Đông Dương Pát-xki-ê quyết định lập Tòa án đại hình xử những người cách mạng. Ngày 10 – 1 – 1929, phiên tòa đặc biệt của chính quyền tay sai ở thành phố Vinh (Nghệ An) đã xử án 45 chiến sĩ cách mạng, trong đó kết án tử hình vắng mặt Nguyễn Ái Quốc và Trần Phú. Việt Nam Quốc dân đảng bị khủng bố nặng nề. Các lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng như Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu… bị địch truy lùng ráo riết. Nội bộ lãnh đạo Việt Nam Quốc dân đảng bị chia rẽ.

– Bị động trước tình thế, những cán bộ lãnh đọa chủ chốt còn lại Đảng đã quyết định dốc hết lực lượng để thực hiện cuộc bạo động cuối cùng với ý tưởng: “Không thành công cũng thành nhân!”.

Xem tiếp:  Phần 1: Lịch sử Việt Nam - CĐ4. Phong trào cách mạng 1930 - 1935

– Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra đêm 9 – 2 – 1930 ở Yên Bái. Cùng đêm đó, khởi nghĩa nổ ra ở Phú Thọ, Sơn Tây, sau đó là Hải Dương, Thái Bình… Ở Hà Nội có cuộc ném bom của quân khởi nghĩa để phối hợp.

– Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng bị thất bại nhanh chóng, song đã cổ vũ lòng yêu nước và ý chí căm thù của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp và tay sai. Hành động yêu nước, tấm gương hi sinh của các chiến sĩ Yên Bái là sự nối tiếp truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt

Nam.

– Vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

  1. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
  2. Sự xuất hiện các tổ chửc cộng sản năm 1929

– Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng.

– Cuối tháng 3 – 1929, với sự nhạy cảm về chính trị, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam

Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) lập ra Chi bộ cộng sản đầu

 

tiên ở Việt Nam gồm có 7 đảng viên. Chi bộ mở rộng cuộc vận động để thành lập một Đảng cộng sản nhằm thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

– Từ ngày 1 đến ngày 9 – 5 – 1929, Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp tại Hương Cảng. Dự Đại hội có 15 đại biểu. Tại Đại hội, đoàn đại biểu Bắc Kì đặt vấn đề thành lập ngay Đảng cộng sản để thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, song không được Đại hội chấp nhận nên đã bỏ Đại hội về nước.

– Đại hội vẫn tiếp tục họp và thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Hội v.v…

– Ngày 17 – 6 – 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp đại hội tại nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận và cử ra Ban chấp hành Trung ương của Đảng. Đông Dương cộng sản đảng đã tiếp tục mở rộng tổ chức cơ sở Đảng trong nhiều địa phương ở Bắc, Trung và cả ở Nam Kì.

– Khoảng tháng 8 – 1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì cũng đã quyết định lập An Nam cộng sản đảng. An Nam cộng sản đảng đã tích cực vận động để hợp nhất với Đông Dương cộng sản đảng, liên lạc với Quốc tế Cộng sản và một số Đảng cộng sản trên thế giới. Đảng đã đẩy mạnh cuộc vận động phát triển tổ chức Đảng, Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên.

– Một số đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt cũng tích cực vận động thành lập các chi bộ cộng sản và xúc tiến việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản. Tháng 9 – 1929, những người cộng sản trong Tân Việt tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn. Nhiều đảng viên tiên tiến của Tân Việt lần lượt gia nhập Đông Dương cộng sản liên đoàn, hình thành nhiều chi bộ Đảng ở Trung Kì, Nam Kì và cả ở Bắc

Kì.

– Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế khách quan của cách mạng giải

phóng dân tộc ở Việt Nam.

– Các tồ chức cộng sản trên đã nhanh chóng phát triển tổ chức cơ sở Đảng và quần chúng trong

nhiều địa phương, tiếp tục tổ chức và lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng.

– Nhưng các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ chia rẽ lớn.

Xem tiếp:  Lịch sử thế giới - CĐ3. Các nước Á, Phi, Mỹ la-tinh (1945 - 2000)

– Giữa  lúc đó, Nguyễn  Ái Quốc được  tin báo Hội Việt  Nam Cách mạng  Thanh niên phân liệt thành hai nhóm, mỗi  nhóm tổ chức  thành một Đảng Cộng sản. Người liền rời khỏi  Xiêm sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

  1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
  2. Hoàn cảnh lịch sử

– Với chức trách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc triệu tập đại biểu của Đông Dương cộng sản đảng đến Cửu Long để bàn việc thống nhất Đảng.

 

– Từ ngày 3 đến 7 – 2 – 1930, Hội nghị hợp nhất Đảng họp ở Cửu Long (Hương Cảng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương cộng sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam cộng sản đảng.

  1. Nội dung Hội nghị

– Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu rõ chương trình của Hội nghị.

– Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tát, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng.

+ Cương lĩnh xác định đường lối chiến lược cách mạng Đảng là tiến hành cuộc “tư sản dân quyền

cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

+ Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông, tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản động cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất đem lại ruộng đât cho nông dân…

+ Lực lượng cách mạng là công, nông, tiểu tư sản, trí thức. Còn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai câp vô sản sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

Cương lĩnh chỉnh trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ai Quốc soạn thảo tuy còn vắn tắt song đây là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, sớm kết hợp đúng dãn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng chủ yếu của cương lĩnh này.

Nhân dịp Đảng ra đời, Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên,

học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột đứng lên đấu tranh giành độc lập.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản mang tầm vóc lịch sử của một đại hội thành lập Đảng.

  1. Ý nghĩa thành lập Đảng

– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời đại mới.

– Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đã đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng theo học thuyết Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có đường lối cách mạng khoa học sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung nguyện suốt đời hi sinh cho lí tưởng của Đảng. Đó là một nhân tố thắng lợi của cách mạng.

– Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triên nhảy vọt mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Link tải File:

CHỦ ĐỀ 3. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1825 ĐẾN NĂM 1930_hoctai.vn.zip