Phần 1: Lịch sử Việt Nam – CĐ5. Phong trào dân chủ 1936 – 1939

Phần tiếp theo Chủ đề 5. Phong trào dân chủ 1936 – 1939, nằm trong chuyên đề Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 theo chủ đề thuộc Phần 1: Lịch sử Việt Nam. Chi tiết vui lòng tham khảo link bên dưới:

 

CHỦ ĐỀ 5

PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939

 

  1. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1936 -1939
  2. Tình hình chính trị

– Từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, bọn phát xít cầm quyền ở một số nước như Đức, I-ta-li-a,

Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.

– Tháng 7 – 1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII tại Mát-xcơ-va (Liên Xô). Đại hội quyết định nhiều vấn đề trọng đại, như xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ nghĩa phát xít nhằm mục tiêu đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

– Tháng 4 – 1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. Chính phủ mới đã cho thi hành một số cải cách tiến bộ ở các nước thuộc địa.

– Đối với Đông Dương, chính phủ Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, thay toàn quyền mới, sửa đổi Luật bầu cử vào Viện dân biểu, ân xá một số tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí v.v…

– Lúc này ở Việt Nam, nhiều đảng phái chính trị ra hoạt động, trong đó có đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động v.v… Các đảng tận dụng cơ hội, đẩy mạnh hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng. Tuy nhiên, chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và có chủ trương rõ ràng.

  1. Tình hình kinh tế -xã hội

– Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế “chính quốc”.

+ Về nông nghiệp, chính sách của nhà nước thực dân tạo mọi điều kiện cho tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, làm cho 2/3 nông dân không có ruộng hoặc chỉ có ít ruộng.

+ Về công nghiệp, ngành khai thác mỏ được đẩy mạnh. Tổng sản lượng khai mỏ năm 1939 là 29,5

triệu đồng.

+ Về thương nghiệp,  nhà nước thực  dân độc quyền  bán thuốc phiện, rượu, muối,  thu được lợi nhuận rất cao. Hàng xuất khẩu chủ yếu là khoảng sản, nông sản. Nhập cảng máy móc thiết bị và hàng công nghiệp tiêu dùng.

Nhìn chung, những năm 1936 – 1939 là thời kì phục hồi và phát triển nền kinh tế ở Việt Nam, nhưng chỉ tập trung vào một số ngành đáp ứng các nhu cầu của chiến tranh. Nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.

– Đời sống các tầng lớp nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn do chính sách tăng thuế của nhà nước thực dân phong kiến.

 

+ Số công nhân thất nghiệp còn nhiều. Ngay cả những người có việc làm, mức lương vẫn không

bằng thời kì khủng hoảng.

+ Nông dân không đủ ruộng cày. Họ còn chịu mức địa tô cao và nhiều thủ đoạn bóc lột khác của địa chủ cường hào, những hủ tục cưới cheo, đình đám…

+ Tư sản dân tộc có ít vốn nên chỉ lập được những công ty nhỏ, phải chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.

+ Nhiều người trong giới tiểu tư sản trí thức thất nghiệp. Công chức nhận được mức lương thấp.

Các tầng lóp lao động khác phải chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ.

Đời sống đa số nhân dân khó khăn, cực khổ. Chính vì thế họ hăng hái tham gia phong trào đấu

tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

  1. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939
  2. Chủ trương của Đảng trong những năm 1936 – 1939
Xem tiếp:  Lịch sử thế giới - CĐ6. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu

– Tháng 7 – 1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong chủ trì họp ở Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dựa theo Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ thể ở Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh.

– Hội nghị xác định: nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến; nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

– Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

– Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

– Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng và nhân dân Đông Dương hành động, đấu tranh cho dân chủ. Phong trào đấu tranh của quần chúng lan rộng trong cả nước.

– Tiếp đó, Hội nghị Trung ương các năm 1937 và 1938 bổ sung và phát triển nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 7 – 1936. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 3 – 1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi tên thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương.

  1. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu
  2. a) Phong trào Đông Dương đại hội

– Được tin Quốc hội Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương phát động và tổ chức các tầng lớp nhân dân họp hội thảo, ra bản nguyện vọng để gửi tới phái đoàn. Đảng cũng kêu gọi các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng cùng tham gia.

– Trước sự lan rộng của phong trào, bọn phản động thuộc địa đàn áp và chia rẽ quần chúng. Ngày

15 – 9 – 1936, chúng ra lệnh giải tán ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo cổ động cho Đông

Dương đại hội.

 

– Phong trào Đông Dương đại hội  nhanh chóng bị đàn  áp nhưng cũng đạt được mục đích của mình. Đông đảo quần chúng giác ngộ đã đứng lên đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng Cộng sản Đông Dương thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo phong trào đấu tranh công khai, hợp

pháp.

  1. b) Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ

– Sáu tháng cuối năm 1936 có 361 cuộc đấu tranh, trong đó có 236 cuộc đấu tranh của công nhân. Tiêu biểu là cuộc bãi công ngày 23 – 11 của công nhân Hòn Gai, Cẩm Phả, Mông Dương… đòi tăng lương

25%. Ngày này trở thành ngày hội truyền thống của công nhân mỏ.

– Năm 1937, có 400 cuộc bãi công của công nhân. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân xe lửa Nam Đông Dương ngày 9 – 7 – 1937 và mỏ than Vàng Danh ngày 28 – 9 – 1937. 15 cuộc đấu tranh của nông dân đòi giảm tô, giảm tức… Tiểu thương ở Hà Nội, Hải Phòng, các thành phố và thị xã khác bãi thị, đòi giảm thuế chợ, thuế hàng.

– Trong tháng 1 và 2 – 1937 còn có những cuộc mít tinh và biểu tình lớn của nhân dân cả nước nhằm biểu dương lực lượng  khi Gô-đa  – phái viên của  Chính phủ  Pháp sang điều  tra tình hình Đông Dương và Brê-vi-ê sang nhận chức toàn quyền Đông Dương.

Xem tiếp:  Phần 1: Lịch sử Việt Nam - CĐ1. Những chuyển biến mới về kinh tế xã hội

– Trong tháng 3 và tháng 7, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp để bàn về công tác quần chúng. Đảng quyết định lập Công hội thay Công hội đỏ, Đoàn thanh niên phản đế thay Đoàn thanh niên cộng sản, Hội cứu tế bình dân thay Hội cứu tế đỏ v.v… Ở nông thôn, lập Hội cấy, Hội cày, Hội hiếu hỉ v.v… Những hình thức tổ chức linh hoạt, hoạt động công khai, nửa công khai đã tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân tham gia.

– Năm 1938, có 131 cuộc bãi công của công nhân. Tuy số lượng cuộc đấu tranh giảm so với năm trước, nhưng chất lượng cao hơn biểu hiện ở trình độ giác ngộ của quần chúng, khẩu hiệu đấu tranh, sự phân phối đấu tranh giữa các địa phương.

Cuối năm 1938 ở Nam Kì xảy ra nạn đói. Nông dân nhiều nơi biểu tình. Điển hình là cuộc biểu tình của hơn 1000 nông dân Cà Mau tháng 10 – 1938. Phong trào đấu tranh của tiểu thương, học sinh dâng cao.

– Đặc biệt là cuộc đấu tranh ngày 1 – 5 – 1938. Lần đầu tiên, trong ngày Quốc tế Lao động, nhiều cuộc mít tinh được tổ chức công khai ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều nơi khác, đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

– Năm 1939, phong trào đấu tranh trong ba tháng đầu năm bị giảm sút. Từ tháng 4 phong trào lên dần và đạt tới đỉnh cao vào tháng 6. Phong trào tập trung ở những trung tâm công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn…

  1. c) Đấu tranh nghị trường

– Đấu tranh nghị trường là một lĩnh vực đấu tranh mới mẻ của Đảng Cộng sản Đông Dương.

 

– Trong cuộc bầu cử vào Viện dân biểu Trung Kì tháng 8 – 1937, Đảng vận động những người tiến bộ trong hàng ngũ trí thức ra ứng cử. Đảng sử dụng báo chí để tuyên truyền và vận động cử tri bỏ phiếu cho những người này. Kết quả là hầu hết các ứng cử viên do Đảng vận động ra ứng cử đã trúng cử.

– Trong kì họp của Viện dân biểu tháng 9 – 1938, các nghị viên dân biểu đã bác bỏ được dự án

thuế thân và thuế điền thổ của chính phủ thuộc địa.

– Năm 1938, trong cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Bắc Kì, 15 ứng cử viên của Mặt trận dân chủ đã trúng cử. Mặt trận dân chủ còn giành thắng lợi trong Hội đồng kinh tế lí tài Đông Dương – cơ quan “dân cử” cao nhất ở Đông Dương.

– Năm 1939, diễn ra cuộc tuyển cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kì. Trong cuộc tuyển cử này, Mặt trận dân chủ bị thất bại do những thủ đoạn thâm độc của bọn phản động thuộc địa, do nội bộ Mặt trận dân chủ ý kiến thiếu thống nhất.

Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định tham gia đấu tranh công khai ở nghị trường nhằm mục đích mở rộng lực lượng của Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân.

  1. d) Đấu tranh trên lĩnh vực báo chỉ

– Đây cũng là lĩnh vực đấu tranh mới mẻ của Đảng. Những người cộng sản tìm mọi cách xuất bản

sách báo. Từ năm 1937, báo chí công khai của Đảng phát triển nhanh chóng.

– Các báo của Đảng  tuyên truyền, giới thiệu về chủ nghĩa  Mác – Lênin, Đảng Cộng sản Đông

Dương, Liên Xô, Quốc tế Cộng sản, Mặt trận nhân dân Pháp v.v…

Xem tiếp:  CĐ11. Miền bắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội (1954 – 1960)

– Báo chí cách mạng trở thành mũi xung kích trong những phong trào lớn của cuộc vận động dân chủ, dân sinh thời kì 1936 – 1939 như “Đông Dương đại hội”, “đón” Gô-đa và Brê-vi-ê, những cuộc bầu cử và đấu tranh nghị trường v.v…

– Trong thời gian này, nhiều sách chính trị – lí luận được xuất bản công khai hoặc đưa từ Pháp về. Nhiều tác phẩm hiện thực phê phán ra đời như Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan; Tắt đèn, Lều chõng của Ngô Tất Tố; Giông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng; thơ cách mạng của Tố Hữu; kịch có tác phẩm Kim tiền của Vi Huyền Đắc, Đời cô Lựu của Trần Hữu Trang.

– Cuối năm 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ nhằm giúp quần chúng lao

động đọc sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng.

Cuộc đấu tranh của Đảng trên lĩnh vực báo chí trong những năm 1936 – 1939 đã thu được kết quả to lớn, trước hết về văn hóa – tư tưởng. Đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng của Đảng.

  1. e) Đấu tranh chống bọn tơrốtxkít

– Trong những năm 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương không chỉ đấu tranh chống bọn phản động Pháp mà còn chống bọn tay sai của chúng, các đảng phái chính trị, như Đảng Lập hiến (của địa chủ và tư sản), Đảng Đông Dương  dân chủ (của  trí thức  thân Pháp), Phục quốc Đồng  minh hội (của Cường Để) v.v… Nhưng đối thủ nguy hiểm nhất là bọn tơrốtxkít. Chúng mang chiêu bài cách mạng để

 

phá hoại cách mạng, lừa bịp quần chúng, chia rẽ hàng ngũ công nhân và Mặt trận dân tộc thống nhất, phá hoại những tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản. Chúng đưa ra khẩu lệnh không phù hợp, dẫn phong trào đến thất bại. Chúng hô hào “làm cách mạng vô sản” để đối lập với chủ trương “chống phát xít chống chiến tranh”, lập “Đoàn thanh niên cộng sản” thay cho “Đoàn thanh niên dân chủ”, lập “Hội cứu tế” thay cho “Hội Cứu tế bình dân” v.v…

– Đảng Cộng sản Đông Dương đã đấu tranh kiên quyết với bọn tơrốtxkít. Cuộc đấu tranh đó đã

giúp quần chúng nhận rõ bộ mặt thật của bọn tơrốtxkít, kịp thời ngăn chặn âm mưu phá hoại của chúng.

  1. Kết quả và ý nghĩa của phong trào

– Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

– Bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng, đã buộc chính quyền của thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể, trước mắt về dân sinh, dân chủ.

– Qua phong trào, quần chúng được giác ngộ về chính trị, đã tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng; cán bộ được tập hợp thành đội ngũ đông đảo và trưởng thành.

  1. Bài học kỉnh nghiệm

Trong quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm:

– Bài học về xây dựng Mặt trận thống nhất.

– Bài học về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

– Bài học về đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với đảng phái chính trị phản động.

– Đồng thời, Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc…

Có thể  nói, phong trào dân chủ 1936 – 1939 như cuộc diễn tập, chuẩn bị  cho cuộc  Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Link tải File:

CHỦ ĐỀ 5. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939_hoctai.vn.zip