Ngữ văn lớp 10 – Tổng quan văn học Việt Nam

Nội dung chính Chuyên đề 1 bao gồm:
1. Tổng quan văn học Việt Nam
2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam
3. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
4. Văn bản

Link tải File nằm phía cuối bài viết:

Mục tiêu

  • Kiến thức

+    Phác thảo diện mạo văn học Việt Nam qua quá trình phát triển, mô tả được hình tượng trung tâm trong văn học Việt Nam.

+    Trình bày đặc điểm văn học dân gian và giới thiệu các thể loại văn học dân gian Việt Nam.

+    Mô tả được hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập và tiếp thu văn bản.

+    Trình bày được cách tổ chức văn bản: chủ đề, liên kết, thống nhất về nội dung, mục đích giao

tiếp của văn bản.

Kĩ  năng

+     Tóm tắt các giai đoạn văn học, các bộ phận của nền văn học

+Sơ     đồ hóa quá trình phát triển văn học, hệ thống thể loại.

+    Xác định được các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức.

+Nhận     biết, phân biệt được các loại văn bản thuộc 6 phong cách ngôn ngữ thường gặp.

A.   VĂN BẢN VĂN HỌC

  1. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
    1. TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
      1. Các bộ phận hợp thành
  • Văn học dân gian:

+ Khái niệm: Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.

+ Thể loại: Gồm 12 thể loại: Thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, truyện ngụ ngôn, truyện cười, câu đố, vè, truyện thơ, chèo.

+ Đặc trưng:

 Tính truyền miệng

  • Tính tập thể
  • Gắn bó với các sinh hoạt đời sống cộng đồng.

–  Văn học viết:

+ Khái niệm: Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, mang dấu ấn của tác giả.

+ Thể loại:

  • TK X đến TK XIX: văn xuôi, thơ, văn biểu ngẫu.
  • Đầu TK XX đến nay: tự sự, trữ tình, kịch…

+ Chữ viết:

  • Chữ hán
  • Chữ nôm
  • Chữ quốc ngữ

b.  Quá trình phát triển

  • Văn học trung đại (Từ thế kỉ X → hết thế kỉ XIX)

+ Bối cảnh ra đời:

  • Thế kỉ X, đất nước giành độc lập.
  • Giao lưu văn hóa, đặc biệt là văn học Trung Quốc.

+ Chịu ảnh hưởng:

  • Văn hóa, văn học Trung Quốc
  • Văn học dân

+ Chữ viết:

  • Chữ Hán.
  • Chữ Nôm.

+ Hiện tượng:

 Chữ Hán: thơ, truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi…

  • Chữ Nôm: truyện thơ, thơ nôm, hát nói, khúc ngâm…
  • Văn học hiện đại (Từ thế kỉ XX → hết thế kỉ XX)

+ Bối cảnh ra đời:

  • Đầu thế kỉ XX, sau khi thực dân Pháp đô hộ.
  • Giao lưu văn hóa, tiếp nhận tinh văn hoa văn học thế giới.

+ Chịu ảnh hưởng:

 Văn hóa, văn học phương Tây, nhất là Pháp.

  • Văn hóa, văn học toàn cầu.

+ Chữ viết: Chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.

+ Hiện tượng: Thơ mới, văn học lãng mạn, văn học hiện thực, văn học yêu nước và cách mạng…

c.  Con người Việt Nam qua văn học

+ Trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Tình yêu thiên nhiên thể hiện qua hình ảnh thiên nhiên

tươi đẹp, thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ, tình yêu đôi lứa…

+ Trong quan hệ với quốc gia, dân tộc: Chủ nghĩa yêu nước: tình yêu quê hương, tự hào dân

tộc, ý chí căm thù giặc, tinh thần hi sinh vì độc lập…

+ Trong quan hệ xã hội:

  • Nhận thức, phê phán, cải tạo hiện thực.
  • Đồng cảm, yêu thương, ngợi ca con người.
  • Mơ ước xã hội công bằng, tốt đẹp.

+ Trong quan hệ với bản thân:

  • Đề cao ý thức cộng đồng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thiên
  • Đề cao cá nhân về quyền sống, hạnh phúc…

2.  KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

  1. Khái niệm:
  • Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
  • Sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể.
  • Thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động.
  • Nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng khác

b.  Đặc trưng

– Tính truyền miệng

+ Ghi nhớ, phổ biến bằng lời nói.

+ Truyền từ người này sang người khác, qua nhiều thế hệ và địa phương khác nhau.

+ Thực hiện qua diễn xướng dân gian.

– Tính tập thể

+ Kết quả của sáng tác tập thể.

+ Tài sản chung của tập thể.

+ Mỗi người đều có thể tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung.

c.  Thể loại:

  • Thần thoại
  • Sử thi
  • Truyền thuyết
  • Truyện cổ tích
  • Truyện ngụ ngôn
  • Truyện cười
  • Tục ngữ
  • Ca dao
  • Câu đố
  • Truyện thơ
  • Chèo.

d.  Giá trị:

  • Nhận thức: Kho tri thức phong phú về tự nhiên, xã hội, con người.
  • Giáo dục: Giáo dục đạo lí làm người: tình thương, tinh thần đấu tranh với bất công, niềm tin vào cái

thiện…

  • Thẩm mĩ: Nhiều tác phẩm là mẫu mực nghệ thuật, nguồn nuôi dưỡng giúp văn học phát triển.

II.   BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: Cho biết cấu tạo của văn học Việt Nam. Hãy vẽ sơ đồ minh họa.

Gợi ý làm bài

  • Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn, có quan hệ mật thiết với nhau là: văn học dân gian và văn học viết.
  • Sơ đồ cấu tạo văn học Việt Nam: Dựa vào phần Kiến thức trọng tâm.

Bài 2: Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị về lịch sử phát triển của văn học viết Việt Nam.

Gợi ý làm bài

  • Văn học viết Việt Nam phát triển qua ba thời kì lớn:

+ Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

+ Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

  • Hai thời kì sau, tuy có một số đặc điểm riêng biệt nhưng đều nằm trong quá trình hiện đại hóa văn học

nên có thể gọi chung là văn học hiện đại.

  • Các thời kì văn học: dựa vào mục 2 phần Kiến thức trọng tâm.

Bài 3: Chỉ ra những điểm khác biệt nổi bật giữa văn học trung đại và văn học hiện đại.

Gợi ý làm bài

Những điểm khác biệt nổi bật giữa văn học trung đại và văn học hiện đại:

Phương diện so sánh Văn học trung đại Văn học hiện đại
Tác giả – Trí thức phong kiến, chủ yếu là vua quan, nhà nho… (những người sáng tác

không chuyên).

– Đội  ngũ    nhà văn,    nhà thơ    chuyên

nghiệp.

Đời sống văn học – Bình lặng, tác phẩm văn học không

phổ biến rộng rãi trong đời sống.

– Sôi nổi, năng động, mối quan hệ giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn nhờ báo

chí và kĩ thuật in ấn hiện đại.

Thể loại – Hệ thống thể loại đặc trưng của văn học trung đại: văn xuôi, thơ, văn biền

ngẫu,…

– Hệ thống thể loại mới dần thay thế thể loại cũ: Thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói…
Thi pháp – Thi pháp trung đại: lối viết ước lệ,

sùng cổ, phi ngã…

– Thi pháp hiện đại: lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao cái tôi cá

nhân…

Bài 4: Trình bày những hiểu biết của anh/chị về văn học trung đại Việt Nam. Anh/chị có thích văn học

trung đại không? Vì sao?

Gợi ý làm bài

  • Văn học trung đại Việt Nam (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX).

+ Hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á có quan

hệ giao lưu chủ yếu với văn học các nước trong khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.

+ Được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

Văn học chữ Hán chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo, Lão – Trang và thi pháp văn học cổ – trung đại của Trung Quốc. Văn học chữ Hán có nhiều thành tựu như: thơ văn yêu nước, thơ thiền đời Lí – Trần, kí sự, tiểu thuyết chương hồi… Những tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Ngô gia văn phái..

Văn học chữ Nôm phát triển mạnh từ thế kỉ XV, đạt đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn học dân gian. Văn học chữ Nôm là bằng chứng cho ý chí xây dựng một nền văn hiến độc lập của nước ta. Thành tựu chính: thơ Nôm (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan…); truyện thơ (Phạm Thái, Nguyễn Du); khúc ngâm, hát nói…

+ Những truyền thống lớn của văn học trung đại: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện

thực…

  • Ý kiến cá nhân về văn học trung đại: thích/ không thích. Vì sao? (Gợi ý: thích vì hiểu thêm về văn học cha ông trong quá khứ. Hiểu thêm về lịch sử, tâm hồn của người Việt ở một thời điểm rất xa hiện tại mà nếu chỉ dùng các tài liệu lịch sử hoặc khảo cổ học sẽ không thể hình dung được… Không thích vì: khô khan, khó học, khó hiểu, học vất vả…)

Bài 5: Kể tên những tác phẩm văn học hiện đại mà anh/chị đã học và đã đọc. Qua những tác phẩm đó,

anh/ chị hãy cho biết những đặc điểm cơ bản của văn học hiện đại Việt Nam.

Gợi ý làm bài

Những tác phẩm văn học hiện đại đã học và đã đọc: Đồng chí (Chính Hữu), Nói với con (Y Phương), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), Làng (Kim Lân)…

Những đặc điểm cơ bản của văn học hiện đại Việt Nam:

  • Hình thành và phát triển trong bối cảnh giao lưu văn hóa, văn học rộng mở. Chịu ảnh hưởng chủ yếu của văn hóa, văn học phương Tây, đặc biệt là Pháp.
  • Chữ viết: chữ quốc ngữ.
  • Có nhiều công chúng nhất trong lịch sử, có lượng tác giả và tác phẩm đạt quy mô chưa từng có.
  • Đặc điểm nổi bật: Nền văn học được hiện đại hóa trên cơ sở kế thừa tinh hoa văn học truyền thống và

tiếp thu tinh hoa văn học thế giới.

  • Các khuynh hướng sáng tác chính: Thơ mới, văn xuôi lãng mạn, văn xuôi hiện thực, văn học yêu nước

và cách mạng…

Bài 6: “Tình yêu thiên nhiên, là một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam”. Tìm dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định trên.

Gợi ý làm bài

Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng của văn học Việt Nam. Biểu hiện:

  • Trong văn học dân gian: hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp với núi, sông, cánh đồng, vầng trăng, cây đa, bến nước… trong ca dao, dân

Ví dụ:

– Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

– Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

– Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

Chân trời thảm lúa mênh mông Cò bay mỏi cánh mà không thấy bờ.

  • Trong văn học trung đại: mượn thiên nhiên để nói về con người: các hình tượng tùng, cúc, trúc, mai thường tượng trưng cho nhân cách cao thượng; các đề tài ngư, tiều, canh, mục thường thể hiện lí tưởng sống thanh cao, không màng danh lợi của nhà ..

Ví dụ:

Thu đến cây nao chẳng lạ lùng

Một mình lạt thủa ba đông

Lâm tuyền ai rặng già làm khách Tài đống lương cao ắt cả dùng.

(Tùng, Nguyễn Trãi)

Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

(Chiều hôm nhớ nhà, Bà Huyện Thanh Quan)

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)

  • Trong văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi… Ví dụ: Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Quê hương (Đỗ Trung Quân), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Sang thu (Hữu Thỉnh), Cô Tô (Nguyễn Tuân).

Bài 7: Qua văn học, con người Việt Nam thể hiện ý thức về bản thân như thế nào?

Gợi ý làm bài

  • Văn học là nhân học. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, có thể thấy con người Việt Nam có

những nhận thức riêng về giá trị bản thân:

+ Khi phải đấu tranh chống ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt, người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân. Nhân vật trung tâm của văn học trong những hoàn cảnh này thường đề cao trách nhiệm công dân, hi sinh cái tôi cá nhân, xem nhẹ mọi cám dỗ vật chất… Có thể kể đến: Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Làng (Kim Lân), Đồng chí (Chính Hữu), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)…

+ Trong những hoàn cảnh khác, con người cá nhân lại được đề cao như giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, giai đoạn 1930 – 1945, giai đoạn từ sau 1986 đến nay. Ý thức về quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu, ý nghĩa của cuộc đời trần thế… được đặt ra và đề cao trong các sáng tác văn học. Ví dụ: thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều (Nguyễn Du), văn xuôi Tự lực văn đoàn, Thơ mới, văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945, văn học thời kì Đổi mới…

  • Văn học Việt Nam nói chung, hướng tới xây dựng hình tượng con người với những phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh, có ý thức sâu sắc về quyền sống của con người cá nhân.

Bài 8: Văn học thể hiện sống động chân dung con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng. Anh/chị có đồng tình với nhận định trên hay không? Hãy làm sáng tỏ ý kiến của mình.

Gợi ý làm bài

Chân dung con người Việt Nam, trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau đều được thể hiện sống động, rõ nét qua văn học. Nếu bản chất con người là “tổng hòa các quan hệ xã hội” (Mác), thì có thể thấy, chân dung con người Việt Nam được hiện lên thông qua nhiều mối quan hệ khác nhau:

Dựa vào phần Kiến thức trọng tâm làm rõ:

+ Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên

Xem tiếp:  Ngữ văn lớp 10 - Uy-lít-xơ trở về - Chiến thắng Mtao Mxây

+ Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc

+ Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội

+ Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.

Bài 9: Văn học dân gian là gì? Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.

Gợi ý làm bài

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng khác nhau.

Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:

+ Tính truyền miệng

+ Tính tập thể.

Là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian.

Bài 10: Văn học dân gian có những thể loại nào? Lấy ví dụ cho một số thể loại mà anh/chị biết.

Gợi ý làm bài

Văn học dân gian có 12 thể loại chính:

  1. Thần thoại: Thần trụ trời, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Con Rồng cháu Tiên…
  2. Sử thi: Đẻ đất đẻ nước (Mường), Cây nêu thần (Mnông), Đăm Săn (Ê-đê), Đăm Noi (Ba-na)…
  3. Truyền thuyết: Thánh Gióng, Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy…
  4. Truyện cổ tích: Cây khế, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám…
  5. Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Lợn cưới áo mới…
  6. Truyện cười: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, truyện Trạng Quỳnh…
  7. Tục ngữ: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa; Thuận vợ thuận chồng,

tát bể Đông cũng cạn…

  1. Câu đố: Ngả lưng cho thế gian ngồi/ Rồi ra mang tiếng con người bất trung (cái phản), Vừa bằng thằng bé lên ba/ Thắng lưng con cón chạy ra ngoài đồng (bó mạ), Một cây mà có năm cành/ Nhúng nước thì héo, để dành thì khô (bàn tay)…
  2. Ca dao: Đi đâu cho thiếp theo cùng/Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam; Thân em như hạt mưa sa/

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày…

  1. Vè: Vè rau, Vè con ..
  2. Truyện thơ: Tiễn dặn người yêu (Thái), Nam Kim – Thị Đan (Tày), Út Lót – Vi Điêu (Mường)…
  3. Chèo: Lưu Bình – Dương Lễ, Súy Vân giả dại…

Bài 11: Chỉ ra những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.

Gợi ý làm bài

Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:

  • Giá trị nhận thức
  • Giá trị giáo dục
  • Giá trị thẩm mĩ.

Lấy những tác phẩm văn học dân gian đã học để làm rõ hơn những giá trị này.

Bài 12: Theo anh/chị, những câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Quen

chuộng dạ, lạ chuộng áo”… còn có thể áp dụng trong đời sống hiện nay hay không? Vì sao?

Gợi ý làm bài

  • Trình bày quan điểm cá nhân.
  • Có thể dựa trên gợi ý sau:

+ Những câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, ‘Quen chuộng dạ, lạ chuộng áo”… nhấn mạnh vẻ đẹp nội tâm quan trọng hơn vẻ đẹp hình thức, chất lượng sản phẩm được đánh giá cao hơn mẫu mã, nội tâm con người quan trọng hơn trang phục, vẻ bên ngoài…

+ Những câu tục ngữ này vẫn có thể áp dụng trong đời sống hiện nay, nhất là trong những mối quan hệ bạn bè thân thiết hay khi lựa chọn cộng sự làm việc, vẻ đẹp bên trong của con người luôn được đề cao, được xem như yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhưng xã hội hiện nay có nhiều thay đổi so với xã hội

xưa nên những câu tục ngữ này chỉ là một kinh nghiệm tham khảo của ông cha ta xưa. Hiện nay, vẻ đẹp hình thức cũng là một yếu tố quan trọng, con người hiện đại cố gắng hướng tới sự hoàn thiện nên đề cao vẻ đẹp cả hình thức và nội dung, cả bên trong và bên ngoài…

B.  TIẾNG VIỆT

  1. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
    1. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
      1. Khái niệm:
  • Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội
  • Sử dụng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói, dạng viết)
  • Thực hiện mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động…

b.  Quy trình:

  • Tạo lập văn bản
  • Lĩnh hội văn bản

c.  Nhân tố:

  • Nhân vật giao tiếp
  • Hoàn cảnh giao tiếp
  • Nội dung giao tiếp
  • Mục đích giao tiếp
  • Phương tiện giao tiếp
  • Cách thức giao tiếp

II.   BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao bằng việc trả lời các câu hỏi ở dưới:

Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

  1. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
  2. Hoạt động giao tiếp diễn ra trong không gian nào? Không gian đó ảnh hưởng thế nào tới hoạt động giao

tiếp?

  1. Nhân vật đóng vai nói nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
  2. Cách nói của nhân vật trong câu ca dao có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?

Gợi ý làm bài

  1. Nhân vật giao tiếp có thể là một chàng trai và một cô gái. Cả hai đều còn đang ở độ tuổi trẻ
  2. Không gian giao tiếp ở đây có thể là không gian làng quê. Tuy nhiên hai nhân vật giao tiếp có thể bị ngăn cách bởi một con sông. Không gian ấy vừa là một không gian quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của con người, nhưng con sông cũng tạo nên một khoảng cách nhất định về mặt địa lí giữa những nhân vật giao tiếp, từ đó tạo nên nhu cầu thu hẹp khoảng cách lại giữa hai nhân vật giao tiếp.
  3. Nhân vật nói ở đây là cô gái. Cô nói về ước muốn của bản thân là “sông rộng một gang” để có thể “bắc cầu” cho “chàng sang chơi”.

Mục đích: tỏ tình, bày tỏ tình cảm với chàng trai.

  1. Mục đích giao tiếp là giao duyên, tỏ tình. Cách nói của cô gái rất tế nhị, nhẹ nhàng nhưng cũng vô cùng chân thành, đằm thắm. Cô đưa ra đủ những thông tin cần thiết, phù hợp một cách khéo léo (cầu dải yếm, chàng, chơi) để có thể khiến chàng trai hiểu được mục đích của mình.

Bài 2: Đọc đoạn đối thoại và trả lời câu hỏi:

Đăm Săn – Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!

Mtao Mxây – Ta không xuống đâu, diêng ơi. Tay ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ

mà.

Đăm Săn – Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà ngươi ta chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của nhà ngươi cho mà xem!

Mtao Mxây – Khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó,

nghe!

Đăm Săn – Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang xuống nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi ở dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!

(Chiến thắng Mtao Mxây, Ngữ văn 10, tập 1)

  1. Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói nào?
  2. Câu “Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang xuống nhỉ?” của Đăm Săn có hình thức câu hỏi, nhưng có

phải dùng để hỏi không? Nêu mục đích giao tiếp của câu.

  1. Lời nói của các nhân vật bộc lộ thái độ, quan hệ trong giao tiếp như thế nào?

Gợi ý làm bài

  1. Hành động nói: gọi – đáp, thách thức, yêu cầu, từ chối, bác bỏ.
  2. Câu nói của Đăm Săn không phải dùng để hỏi mà dùng để bác bỏ, phủ định nghi ngờ của Mtao Mxây

về việc Đăm Săn sẽ đâm Mtao Mxây khi hắn xuống nhà.

  1. Ÿ Thái độ của Đăm Săn: giận dữ, quyết liệt, khẳng khái.
    • Thái độ của Mtao Mxây: sợ hãi, nghi ngờ.
    • Mối quan hệ: Hai người có mối quan hệ mâu thuẫn với nhau, là kẻ thù của

Bài 3:

Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.

Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói:

  • Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục

Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:

  • Xin xét lại, lẽ phải về con mà!

Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói:

  • Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày!

(Nhưng nó phải bằng hai mày, Ngữ văn 10, tập 1)

  1. Hoạt động giao tiếp được  văn  bản  trên  ghi lại  diễn  ra giữa  các nhân vật  giao tiếp  nào? Hai bên có

cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?

  1. Trong hoạt động giao tiếp trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau như thế nào?
  2. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?
  3. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?

Gợi ý làm bài

  1. Nhân vật giao tiếp: Cải và thầy lí.

Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ giữa quan với nhân dân. Trong đó thầy lí là quan có cương vị cao

hơn, Cải với cương vị là người dưới quyền.

  1. Ban đầu thầy lí đóng vai người nói đưa ra phán quyết của mình. Cải sau đó từ vai người nghe có sự phản hồi, đặt lại câu hỏi cho thầy lí trở thành vai người nói. Cuối cùng thầy lí đang ở vai người nghe một lần nữa quay trở lại vai người nói để trả lời Cải.
  2. Hoàn cảnh: một buổi xử án thời phong kiến, không gian là nơi đông người.
  3. Nội dung giao tiếp: quyết định về hình phạt dành cho Cải

Bài 4: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm.

Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai.

Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, dau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?

(Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn)

  1. Vấn đề đặt ra đối với người nghe trong văn bản trên là gì?
  2. Phân tích các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để hướng tới người nghe trong văn bản trên.

Gợi ý làm bài

  1. Vấn đề đặt ra cho người nghe trong văn bản: Sự đáng trách và hậu quả của việc không biết quan tâm

đến việc nước, không lo đến nạn ngoại xâm mà chỉ biết đến thú vui riêng của những người tì tướng.

  1. Các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng:
  • Từ ngữ: Sử dụng nhiều động từ, từ phủ định và khẳng định (không – có), các quan hệ từ (mà, nếu, thì,

chẳng những).

  • Câu: Sử dụng nhiều câu ghép với nhiều kiểu quan hệ giữa các vế câu: tương phản, giả thiết – kết quả, tăng tiến.
  • Các từ phủ định, khẳng định cùng các câu ghép được sử dụng liên tiếp tạo nhịp điệu, ngữ điệu căng thẳng, dồn dập nhằm mục đích tác động mạnh tới nhận thức của người nghe, người đọc.

Bài 5: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Người nhà lý trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói.

Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

  • Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
  • Tha này, tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

  • Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chỗ anh Dậu .

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

  • Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)

  1. Nhân vật giao tiếp gồm những ai?
  2. Mục đích giao tiếp của mỗi bên là gì?
  3. Nhận xét về thái độ, cử chỉ, điệu bộ khi giao tiếp của cai lệ và chị Dậu.

Gợi ý làm bài

  1. Nhân vật giao tiếp: Cai lệ và chị Dậu.
  2. Mục đích giao tiếp:
  • Cai lệ: từ chối sự van xin của chị Dậu nhằm bắt chồng của chị.
  • Chị Dậu: bảo vệ chồng của mình, ngăn không cho cai lệ bắt chồng đi.
Xem tiếp:  Tổng hợp đề kiểm tra 45 phút - Ngữ văn lớp 10 - kèm đáp án chi tiết

c.

  • Thái độ của chị Dậu có sự thay đổi trong quá trình giao tiếp. Ban đầu chị có thái độ lo sợ, khẩn cầu, nhún nhường trước tên cai lệ nhưng sau đó chị đã có thái độ bức xúc, phản ứng quyết liệt, giận giữ với hắn.
  • Cử chỉ, điệu bộ của chị cũng thay đổi cùng với thái độ của chị. Khi còn giữ thái độ lo sợ, nhún nhường chị có cử chỉ luống cuống, cẩn trọng như “đỡ lấy tay” cai lệ. Nhưng sau đó khi đã thay đổi sang thái độ giận dữ, chị lại có những cử chỉ, điệu bộ hết sức mạnh mẽ như “cự”, “nghiến hai hàm răng”.

Bài 6: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bất cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

  1. Câu ca dao trên là lời của ai nói với ai?
  2. Câu ca dao trên gồm mấy nội dung chính? Hãy chỉ ra những nội dung ấy.
  3. Khi sử dụng câu ca dao trên vào hoạt động giao tiếp, mục đích của người nói có thể là gì?
  4. Tác giả sử dụng cách nói như thế nào? Cách nói ấy có đạt hiệu quả trong giao tiếp ngôn ngữ hay không?

Gợi ý làm bài

  1. Câu ca dao trên là lời của tác giả dân gian, lời nói hướng đến mọi người.
  2. Câu ca dao trên gồm hai nội dung: miêu tả sự khó nhọc, vất vả trong quá trình làm ra hạt gạo và nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng hạt gạo vì để có được hạt gạo, phải đánh đổi rất nhiều công sức.
  1. Câu ca dao trên nhằm mục đích: khuyên bảo con người cần nâng niu, trân trọng hạt gạo và công sức của người nông dân.
  2. Tác giả sử dụng lối nói dân ca, thể thơ lục bát giàu nhạc tính, sử dụng phép so sánh “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”, những từ có tính biểu cảm cao như “ai ơi”. Vận dụng cách thức giao tiếp trên đã đem lại hiệu quả lớn, khiến lời khuyên nhủ nhẹ nhàng thấm thìa vào tâm trí người

C.   TẬP LÀM VĂN

  1. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
    1. VĂN BẢN
      1. Khái niệm:
  • Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
  • Văn bản thường gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn kết hợp với nhau tạo thành một chỉnh thể.

b.  Đặc điểm:

  • Nội dung:

+ Thống nhất về chủ đề.

+ Các từ, các câu, các đoạn của văn bản phải liên kết với nhau về mặt nội dung, cùng tập trung khai thác một chủ đề.

–   Hình thức:

+ Hoàn chỉnh về hình thức.

+ Hình thức văn bản yêu cầu một kết cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm từng loại văn bản.

  • Mục đích: Mỗi văn bản nhằm thực hiện mục đích giao tiếp nhất định.

c.  Phân loại:

  • Theo phong cách ngôn ngữ

+ Văn bản phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

+ Văn bản phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

+ Văn bản phong cách ngôn ngữ khoa học

+ Văn bản phong cách ngôn ngữ hành chính

+ Văn bản phong cách ngôn ngữ chính luận

+ Văn bản phong cách ngôn ngữ báo chí.

–   Theo phương thức biểu đạt

+ Văn bản tự sự

+ Văn bản miêu tả

+ Văn bản biểu cảm

+ Văn bản hành chính – công vụ

+ Văn bản thuyết minh

+ Văn bản nghị luận.

II.   BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: Cho bài ca dao sau:

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Ngẫm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

  1. Văn bản trên được tạo ra trong hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì?
  2. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế

nào?

Gợi ý làm bài

  1. Hoạt động bày tỏ tâm tình, cảm xúc.
  2. Vấn đề được đề cập: thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Vấn đề được triển khai nhất quán xuyên suốt tác phẩm. Ở câu thơ đầu nhân vật trữ tình ví von thân phận của mình với “củ ấu gai”. Câu thơ sau miêu tả đặc điểm của “củ ấu gai” nhưng đồng thời cũng phản ánh đặc điểm về vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật trữ tình. Hai câu tiếp bày tỏ mong muốn được người đời đánh giá đúng và biết trân trọng vẻ đẹp phẩm chất đó của nhân vật trữ tình.

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Văn học dân gian là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Cũng có trường hợp người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian, nhưng các sáng tác đó phải tuân thủ những đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói tình cảm chũng của nhân dân.

Văn học dân gian có các thể loại chủ yếu sau: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ

ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.

Văn học dân gian có những đặc trưng tiêu biểu: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh

hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

(Tổng quan văn học Việt Nam, Ngữ văn 10, tập 1)

  1. Văn bản trên được tạo ra trong loại hoạt động nào?
  2. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế

nào?

Gợi ý làm bài

  1. Hoạt động: nghiên cứu, học tập.
  2. Vấn đề được đề cập: giới thiệu về văn học dân

Vấn đề trên được triển khai một cách nhất quán trong văn bản nhờ vào sự liên kết giữa các câu văn. Trong đó ta thấy được từng khía cạnh của vấn đề lần lượt được đề cập tới như: định nghĩa về văn học dân gian, người sáng tác, quy tắc sáng tác và các thể loại của văn học dân gian.

Bài 3: Sắp xếp những câu sau đây thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc.

  • Lấy cảm hứng từ sự kiện lịch sử, Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy đã được dân gian hóa, được lưu truyền rộng rãi trong lòng dân tộc ta từ xưa đến
  • Lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước.
  • Qua câu chuyện giữ nước của An Dương Vương, câu chuyện để lại cho hậu thế nhiều bài học sâu sắc giữa tình thân và đất nước, giữa bạn và thù cùng ý thức cảnh giác trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.

(d) Lịch sử ấy không những được lưu giữ cẩn thận trong nhân gian mà còn trở thành nơi để gửi gắm tâm

tư tình cảm, lẽ sống ở đời của nhân dân.

Gợi ý làm bài

Có thể sắp xếp các câu theo thứ tự: (2), (4), (1), (3).

Bài 4: Viết một số câu văn khác tiếp theo câu văn dưới đây để tạo thành một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó đặt nhan đề cho văn bản này.

Internet đang càng ngày chiếm một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhưng bên cạnh những lợi ích to lớn mà nó đem lại thì không phải không có những tác hại.

Gợi ý làm bài

Viết các câu tiếp theo nhằm triển khai nội dung một cách thống nhất, logic với câu văn cho sẵn. Có thể

tham khảo gợi ý sau:

Nếu chúng ta quá lạm dụng hoặc sử dụng sai cách, chúng ta sẽ khiến cho Internet phản tác dụng từ việc hỗ trợ cuộc sống con người trở thành thứ gây hại cho con người. Có một thú vui rất phổ biến trong thời đại Internet đó chính là các trò chơi Online. Chúng vốn được tạo ra để giúp con người giải trí sau những giây phút học tập, làm việc căng thẳng. Nhưng đã có nhiều người lạm dụng chúng để rồi trở nên “nghiện game” gây ảnh hưởng tới học tập, công việc, sức khỏe. Internet được coi như một cuốn “Bách khoa toàn thư” với nguồn dữ liệu khổng lồ chứa đựng rất nhiều thông tin. Nhờ nó, con người có thể tiếp cận thông tin nhanh chóng, dễ dàng hơn. Nhưng nếu quá ỷ lại vào đó, chúng ta cũng có thể trở nên trì trệ bởi việc lười tư duy, sáng tạo khi luôn trông cậy vào Internet. Internet đã giúp nối gần khoảng cách, xóa tan những không gian địa lí mà con người chưa bao giờ tưởng tượng tới khi mà giờ đây, với một chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh, một người ở châu Á có thể dễ dàng trao đổi thông tin với một người ở châu Mỹ hay châu Âu, châu Úc hay bất cứ nơi đâu có Internet. Tuy nhiên, “thế giới phẳng” mà Internet tạo ra ấy dường như lại vô tình dựng nên những khoảng cách vô hình giữa những con người vốn gần gũi trong cuộc sống thật. Bạn bè khi gặp gỡ nhau không còn trò chuyện rôm rả mà ai cũng nhìn vào màn hình điện thoại, những người trong gia đình vào buổi tối không còn quây quần với nhau mà mỗi người lại chìm vào trong một thế giới riêng của mình trong những màn hình máy tính, điện thoại, ti vi. Những tác hại của Internet, nếu không tỉnh táo, thì sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Có thể đặt nhan đề: Internet là con dao hai lưỡi.

Bài 5: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương)

  1. Vấn đề được đề cập trong văn bản là gì?
  2. Chỉ ra tính thống nhất, hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức của văn bản.

Gợi ý làm bài

  1. Vấn đề được đề cập: vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
  • Ÿ Sự thống nhất về nội dung: Cả bốn câu thơ đều tập trung triển khai vấn đề được đề cập. Chủ đề của bài thơ gồm hai lớp nghĩa: miêu tả chiếc bánh trôi đồng thời miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ. Câu thơ đầu tiên gợi mở hình ảnh của chiếc bánh trôi nhưng thực ra là để gợi tả vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ. Hai câu thơ tiếp theo nói về đặc điểm về quá trình nấu bánh trôi qua đó nhận xét về số phận long đong

của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Câu thơ cuối cùng miêu tả đặc điểm bên trong chiếc bánh hàm chứa ngụ ý về vẻ đẹp phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

  • Sự hoàn chỉnh về hình thức: Cả bài thơ tuân thủ đúng cấu trúc của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với đúng số câu, số chữ. Cấu trúc bốn câu thơ cũng được chia làm bốn phần: khai – thừa – chuyển – hợp giúp hình thức bài thơ được mở đầu và kết thúc hoàn chỉnh phù hợp với thể loại.

Bài 6: Đoạn văn sau có trình tự sắp xếp lộn xộn:

  • Hình ảnh cây tre trong khổ thơ này vừa nhấn mạnh ấn tượng sâu sắc của tác giả về hình ảnh hàng tre bên lăng Bác đã được miêu tả ở khổ 1, vừa có thêm ý nghĩa mới “cây tre trung hiếu”.
  • Sự lặp lại hình ảnh thơ như thế đã tạo cho bài thơ kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, làm đậm nét hình ảnh thơ, gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc của tác giả được diễn tả trọn vẹn.
  • Trong khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác, hình ảnh cây tre thêm một lần xuất hiện: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
  • Muốn làm “cây tre trung hiếu” nghĩa là muốn làm một người lính kiên cường, cùng với cả dân tộc, giữ

gìn giấc ngủ bình yên cho Người.

  • Nếu như hình ảnh hàng tre ở khổ 1 biểu tượng cho dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất, thì hình

ảnh cây tre ở khổ cuối là tấm lòng trung hiếu của tác giả, của đồng bào miền Nam đối với Bác.

  • Khi phải từ biệt Bác để trở về miền Nam, nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác.
  1. Anh/chị hãy xác định câu chủ đề của đoạn văn trên.
  2. Từ câu chủ đề, anh/chị hãy suy đoán đoạn văn trên nói về vấn đề gì?
  3. Sắp xếp lại các câu văn theo cách lập luận hợp lý nhất. Theo anh/chị, đoạn văn trên được triển khai theo cách lập luận nào?

Gợi ý làm bài

  1. Câu chủ đề: Trong khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác, hình ảnh cây tre thêm một lần xuất hiện: “Muốn

làm cây tre trung hiếu chốn này”.

  1. Đoạn văn nói đến vấn đề: Ý nghĩa của hình ảnh “cây tre trung hiếu” trong khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác.
  2. Sắp xếp: 3-1 – 2 – 5 – 6 – 4. Đoạn văn được triển khai theo phép lập luận diễn dịch.

D.   HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: Vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam qua một số tác phẩm văn học đã học.

Bài 2: Văn học Việt Nam đã “bồi đắp” cho riêng anh/chị điều gì?

Bài 3: Trong hoàn cảnh môi trường bị tàn phá nghiêm trọng hiện nay, anh/chị nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên được thể hiện qua văn học.

Bài 4: Theo anh/chị, văn học dân gian có ảnh hưởng tới những tác phẩm văn học, âm nhạc, điện ảnh hiện đại ngày nay không? Nếu có, hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể.

Bài 5: Xem bộ phim Tấm Cám chuyện chưa kể, anh/chị có suy nghĩ gì về sức sống và ảnh hưởng của của văn học dân gian trong xã hội ngày nay?

Bài 6: Thông qua một tác phẩm văn học dân gian đã học (Thần trụ trời, Cây tre trăm đốt, Sơn Tinh Thủy Tinh…), anh/chị nhận thức được những giá trị cơ bản nào của văn học dân gian? Viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình.

Bài 7: Xem lại bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam trong SGK Ngữ văn 10, tập 1. Hãy cho biết:

  1. Thông qua văn bản đó, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?
  2. Hoạt động giao tiếp đó được diễn ra trong hoàn cảnh nào?
  3. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực nào?
  4. Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản có điểm gì nổi bật?
Xem tiếp:  Tổng hợp đề thi cuối học kì 1 - Ngữ văn lớp 10 - kèm đáp án chi tiết

Bài 8: Anh/chị hãy phân tích các nhân tố giao tiếp chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong các

ngữ liệu sau: a.

Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô…

b.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

c.

Ai về hỏi liễu Chương Đài

Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.

Bài 9: Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

[…] Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên

bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

(Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

  1. Theo anh/chị, khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trên quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn “giao tiếp” với những đối tượng nào?
  2. Qua đoạn trích trên, Bác Hồ muốn truyền đạt nội dung gì? Nhằm mục đích gì?
  3. Việc truyền đạt nội dung trong đoạn trích trên được Bác Hồ thực hiện bằng các phương tiện, từ ngữ,

hình ảnh như thế nào?

Bài 10: Anh/chị hãy cho biết văn bản được phân chia thành bao nhiêu loại dựa trên lĩnh vực và mục đích

giao tiếp? Đối với mỗi loại văn bản, anh/chị hãy lựa chọn một đoạn trích tiêu biểu để minh họa.

Bài 11: Đọc văn bản sau và thực hiện theo yêu cầu

THƯ GỬI MẸ

Con thường sống ngẩng cao đầu mẹ ạ

Tính tình con hơi ngang bướng kiêu kỳ Nếu chẳng có vị chúa nào nhìn con vào mắt Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi Nhưng mẹ ơi con xin thú thật

Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào

Đứng trước người mẹ dịu dàng chân chất

Con thấy mình bé nhỏ làm sao.

(Hen-rich Hai-nơ,Tế Hanh dịch)

  1. Văn bản trên đề cập tới vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bảo như thế

nào?

  1. Về hình thức, văn bản có dấu hiện mở đầu và kết thúc như thế nào?
  2. Văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?

Bài 12: Cho câu chủ đề sau:

Làm thế nào để sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý trong bối cảnh ngày càng nhiều người đang cho

thấy dấu hiệu nghiện Facebook?

Anh/chị hãy viết tiếp để hoàn chỉnh một đoạn văn (dung lượng 2/3 trang giấy) và đặt nhan đề cho đoạn văn.

ĐÁP ÁN

Bài 1:

Gợi ý làm bài

Vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam qua một số tác phẩm văn học đã học, đã đọc:

+ Tình yêu thiên nhiên:

  • Những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp trong ca dao: Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ; Con cò bay lả bay la/ Bay từ Cổng Phủ bay ra cánh đồng/ Chân trời thảm lúa mênh mông/ Cò bay mỏi cánh mà không thấy bờ…
  • Hình tượng tùng, cúc, trúc, mai, hình tượng thiên nhiên trong thơ trung đại: Tùng (Nguyễn Trãi), Cáo bệnh bảo mọi người (Mãn Giác thiền sư), chùm thơ thu (Nguyễn Khuyến), Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)…
  • Hình tượng thiên nhiên trong văn học hiện đại: Bức tranh quê (Anh Thơ), Ánh trăng (Nguyễn

Duy), Sang thu (Hữu Thỉnh), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) …

+ Tình yêu đất nước:

  • Ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng; Anh đi anh

nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương…

  • Văn học hiện đại: Làng (Kim Lân), Nói với con (Y Phương), Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)…

+ Tình yêu thương con người:

+ Ý thức về giá trị bản thân:

→ Tự tìm thêm theo cách trên.

Bài 2:

Gợi ý làm bài

  • Hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam như thế nào?
  • Có thêm những tình cảm đẹp nào về đất nước, con người? Yêu thương, tự hào, trân trọng…
  • Hiểu thêm về cội nguồn văn hóa, về giá trị bản thân để vững vàng trong xã hội hiện ..

Bài 3:

Gợi ý làm bài

  • Từ xa xưa, con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, từ đó hình thành tình yêu thiên nhiên giản dị mà sâu sắc trong cả văn học dân gian và văn học viết.
  • Ngày nay, môi trường bị tàn phá nặng nề cho thấy: con người không còn đủ tình yêu với thiên nhiên, tham lam vô độ, tự cắt lìa mình với bà mẹ thiên nhiên vốn là nguồn nuôi dưỡng, chở che… Vì vậy, con người phải gánh chịu hàng loạt những hậu quả nghiêm trọng do chính sự tàn phá của mình.

→ Chỉ khi nào con người thực sự yêu thương, thấu hiểu, trân trọng, gìn giữ thiên nhiên, khi đó môi

trường sống của con người mới có thể thay đổi.

Bài 4:

Gợi ý làm bài

Ảnh hưởng của văn học dân gian tới văn học, âm nhạc, điện ảnh hiện đại:

  • Âm nhạc: Bài hát Cô Tấm ngày nay (Ngọc Châu), Ca dao em và tôi (An Thuyên), Bống bống bang bang (OnlyC)…
  • Điện ảnh: Bộ phim Tấm Cám chuyện chưa kể (đạo diễn Ngô Thanh Vân)

Bài 5:

Gợi ý làm bài

  • Bộ phim Tấm Cám chuyện chưa kể đạo diễn Ngô Thanh Vân, sản xuất 2016 nhanh chóng thu hút đông đảo khán giả nhiều lứa tuổi.
  • Lấy cảm hứng từ cốt truyện dân gian Tấm Cám quen thuộc, bộ phim có thêm nhiều yếu tố hiện đại, mới mẻ nhưng vẫn giữ nguyên kết thúc và triết lí: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
  • Bài hát của phim (Bống bống bang bang) lấy cảm hứng từ câu gọi cá bống của Tấm trong truyện cổ tích

đã nhanh chóng tạo thành cơn sốt trong giới trẻ.

Văn học dân gian (qua một truyện cổ tích cụ thể) có sức sống mãnh liệt, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nghệ thuật đương đại.

Bài 6

Gợi ý làm bài

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh:

+ Giá trị nhận thức:

  • Nước Việt thời xa xưa đứng đầu là vua (Hùng Vương), có tục kén rể, thách cưới.
  • Hàng năm luôn có lũ lụt tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, đất đai, cây cỏ. Người Việt phải đắp đê ngăn lũ, đê mỗi năm lại đắp cao hơn…

+ Giá trị giáo dục: tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng đối mặt với thiên tai…

+ Giá trị thẩm mĩ: những hình ảnh đẹp về hai vị thần với sự biến hóa phi thường, sự đối sánh: nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu…

Bài 7:

Gợi ý làm bài

  1. Thông qua văn bản Khái quát văn học dân gian Việt Nam, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa tác giả – người biên soạn sách có trình độ hiểu biết cao và người đọc – giáo viên, học sinh, những người có nhu cầu.
  2. Hoạt động giao tiếp diễn ra trong hoàn cảnh: môi trường giáo dục trên lớp học, có sự hướng dẫn của

giáo viên, có kế hoạch giảng dạy cụ thể từ phía nhà trường.

  1. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, cụ thể là lĩnh vực nghiên cứu văn học Đề tài: Khái quát văn học dân gian Việt

Các vấn đề cơ bản:

+ Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

+ Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam.

+ Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.

  1. Điểm nổi bật trong phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản:
    • Dùng nhiều từ ngữ, thuật ngữ của ngành Khoa học xã hội, khoa học văn học.
    • Phương thức biểu đạt thuyết minh nhằm cung cấp tri thức cơ bản.
    • Cách tổ chức văn bản: mạch lạc, có đề tài rõ ràng, đề tài được triển khai thành các đề mục lớn, nhỏ, có lớp lang và tổ chức lô-gíc.

Bài 8:

Gợi ý làm bài

 

Nhân tố Đường   vô xứ   Huế      quanh quanh

Non xanh nước biếc như

tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô…

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. Ai về hỏi liễu Chương Đài Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.
Nhân vật

giao tiếp

Người xứ Huế và người địa phương khác. Một  nhóm người    Hà Nội hoặc người ở địa phương

khác.

Chàng trai.
Hoàn

cảnh giao

tiếp

Trong cuộc trò chuyện, giới thiệu về cảnh sắc quê hương. Trong cuộc trò chuyện – giới thiệu hoặc trong chuyến đi

tham quan Hồ Gươm.

Chàng trai đi xa lâu năm, nay

trở về chốn cũ.

Nội dung

giao tiếp

Văn bản thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật (dân gian) Văn bản thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật (có tính chất dân gian).

Đề tài: ca ngợi cảnh đẹp, giới thiệu danh thắng Hồ Gươm. Vấn đề cơ bản:

+ Lời  mời  gọi    tham quan

Hồ Gươm.

+ Những địa điểm nổi bật của Hồ Gươm.

Văn bản thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật (bác học)
  Đề tài: ca ngợi cảnh đẹp đường vào xứ Huế.

Vấn đề cơ bản:

Đề tài: tâm trạng trước sự đổi thay của cảnh sắc và lòng người.
  + Miêu tả vẻ đẹp đường vào

xứ Huế.

+ Lời mời gọi đến Huế.

Vấn đề cơ bản:

+ Lời hỏi của người đi xa về cảnh vật năm xưa (hàm ý hỏi người cũ).

    + Sự thật về cảnh vật đổi

thay, lòng người sai khác.

Phương tiện    giao

tiếp

Ngôn ngữ  mộc  mạc,     dùng hình ảnh chân thực. Ngôn ngữ mộc mạc, dùng hình ảnh chân thực. Ngôn ngữ     giàu biểu cảm,

dùng hình ảnh gợi tả.

Bài 9:

Gợi ý làm bài

  1. Khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn “giao tiếp” với hai loại đối tượng:
    • Công dân Việt Nam (những người xuất hiện tại Quảng trường Ba Đình, toàn thể nhân dân trong

nước)

  • Công luận quốc tế (những tổ chức nước ngoài ủng hộ Việt Minh, nhân dân tiến bộ thế giới, các

thế lực thù địch đang lăm le quay trở lại Việt Nam).

  1. Qua đoạn trích trên:

Bác Hồ muốn truyền đạt một số nội dung như sau: khẳng định tính chính nghĩa trong cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam; khẳng định sự độc lập đã trở thành chân lý vững bền được chứng minh trên lí thuyết và thực tiễn của đất nước Việt Nam; khẳng định người Việt Nam sẽ giữ gìn nền độc lập dân tộc bằng mọi giá.

Truyền đạt nội dung như trên, Bác Hồ mong muốn thực hiện hai mục tiêu chiến lược:

+ Khẳng định quyền độc lập tự chủ và tính chính nghĩa trong cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam.

+ Đập tan chiêu bài lừa bịp công luận quốc tế của thực dân Pháp và các đồng minh của chúng.

Bài 10:

Gợi ý làm bài

  • Dựa trên lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta chia văn bản thành các loại sau: văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,…); văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết,…); văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (tài liệu, bài báo khoa học, nghiên cứu,..); văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn từ, công văn,…); văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (bài bình luận, tuyên ngôn, bài hịch,…); văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, phóng sự, phỏng vấn,…)
  • Khi lựa chọn đoạn trích, chú ý tìm kiếm các tác phẩm, văn bản thể hiện rõ nét một loại phong cách ngôn

ngữ cụ thể. Hạn chế tình trạng một ví dụ thể hiện hai phong cách trở lên.

Ví dụ: văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có thể chọn các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS; văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận có thể chọn Hịch Tướng sĩ, Tuyên ngôn Độc lập;…

Bài 11:

Gợi ý làm bài

  1. Vấn đề văn bản đề cập: Vị trí của người mẹ trong trái tim những đứa

Vấn đề chủ đạo ấy được triển khai nhất quán trong văn bản nhờ một số nội dung cụ thể:

+ Tư thế không khuất phục của người con khi đối diện với các vấn đề trong cuộc sống.

+ Cảm giác bé nhỏ của người con khi đứng trước hình bóng mẹ hiền.

  1. Về hình thức, văn bản mở đầu bằng lời đối thoại mang tính khẳng định của người con với người mẹ, kết thúc bằng lời cảm thán của người con trước sự vĩ đại của mẹ. Hai câu mở và kết gợi ra hai tư thế đối lập (ngẩng cao đầu – bé nhỏ làm sao) bởi sự chi phối của đối tượng hướng đến (cuộc đời – người mẹ).
  2. Văn bản được tạo ra nhằm nêu lên cách ứng xử đúng đắn của con người trong cuộc sống: không bao giờ khuất phục trước những thách thức trong cuộc sống, nhưng phải ghi nhớ và cúi đầu biết ơn trước sự vĩ đại của người mẹ – người sinh thành nên chúng

Bài 12:

Gợi ý làm bài

Đoạn văn cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

  • Nội dung: cần làm rõ ý kiến cá nhân về vấn đề nêu lên trong câu chủ đề. Triển khai bằng hệ thống các luận cứ hỗ trợ việc làm rõ luận điểm. Mỗi luận cứ lại có những ý nhỏ để làm dày dặn cho lí lẽ. Cần hài hòa giữa lí lẽ và dẫn chứng. Nhan đề cần tóm lược ngắn gọn nhất chủ đề đoạn văn.
  • Hình thức: Đoạn văn có nhan đề. Đoạn văn có thể được triển khai bằng các phép lập luận khác nhau. Có các phép liên kết câu phù hợp. Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp hay lỗi ngữ nghĩa.

Link tải File:

1. Tai ve_Tổng quan văn học Việt Nam.zip