Ngữ văn lớp 10 – Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Nội dung chính Chuyên đề 4.

  1. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
  2. Ca dao hài hước
  3. Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
  4. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
  5. Luyện tập viết đoạn văn tự sự

 

Mục tiêu

Kiến   thức

CHUYÊN ĐỀ 4

+Giới    thiệu thể loại ca dao về nguồn gốc, đặc điểm ngôn từ, diễn xướng, các chủ đề cơ bản.

+Cảm    nhận vẻ đẹp  nhân vật trữ  tình trong ca dao: giàu lòng yêu thương,  tình nghĩa, thủy

chung…

+Tổng    hợp kiến thức về văn học dân gian: thể loại, tác phẩm tiêu biểu; quá trình diễn xướng, giá

trị và vận dụng.

+   Phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về cách dùng từ, đặt câu, mạch lạc…

+Hiểu    rõ về cấu trúc, đặc điểm của đoạn văn tự sự.

Kĩ   năng

+   Tái hiện bối cảnh diễn xướng ca dao.

+   Mô hình hóa cấu trúc, công thức chủ đề của ca dao.

+   Phân tích được hiệu quả tu từ, các lối biểu đạt trong ca dao.

+Vận    dụng sử dụng các đơn vị Tiếng Việt chính xác trong văn bản nói và viết.

+   Minh họa bằng đoạn văn tự sự.

 

  1. VĂN BẢN VĂN HỌC
  2. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA

* Ca dao:

– Nội dung: Diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.

– Chủ đề: Than thân, yêu thương tình nghĩa, hài hước.

– Đặc điểm nghệ thuật:

+Thể    thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

+   Ngôn ngữ gần gũi với lời nói hàng ngày.

+   Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, lối diễn đạt bằng một số công thức ngôn từ…

Bài 1, 2: TIẾNG THAN THÂN CỦA CÔ GÁI

  1. Nội dung

– Than về thân phận phụ thuộc, không tự quyết định được số phận cá nhân: tấm lụa đào, củ ấu gai.

– Ý thức về giá trị bản thân: nhưng không được biết đến.

  1. Nghệ thuật

Mô típ “thân em”.

– So sánh, đại từ phiếm chỉ “ai”.

Bài 3: TIẾNG THAN THÂN CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH

  1. Nội dung

Khẳng định tình nghĩa thủy chung, bền vững như thiên nhiên vĩnh hằng, không thể đổi thay.

– Vẻ đẹp của tình nghĩa thủy chung: dù lỡ dở, dù cô đơn, mòn mỏi vẫn nhất định đợi chờ, không thay đổi.

  1. Nghệ thuật

– Mô típ: trèo lên cây (khế, gạo, bưởi…): diễn tả nỗi chua xót vì lỡ duyên của các chàng trai.

– Ẩn dụ: (khế) chua – lòng người chua xót vì đau đớn, lỡ dở.

Bài 4: NỖI NHỚ NHUNG TRONG TÌNH YÊU

  1. Nội dung

– Nguyên nhân của nỗi niềm: lo phiền, không yên: mơ hồ, đầy ưu tư.

– Tình yêu, niềm thương nhớ vơi đầy gắn liền với những âu lo là không tránh khỏi trong xã hội phong

kiến.

  1. Nghệ thuật

– Điệp ngữ, câu hỏi tu từ “thương nhớ ai”: diễn tả nỗi nhớ thương dằng dặc, da diết, khôn nguôi.

– Ẩn dụ “khăn, đèn không tắt”: nỗi nhớ như ngọn lửa khiến cô gái đứng ngồi không yên.

– Hoán dụ “mắt”: diễn tả trực nỗi nhớ thương và ưu tư nặng trĩu khiến cô gái thao thức suốt đêm.

Bài 5: ƯỚC MUỐN VỀ TÌNH YÊU, HẠNH PHÚC

  1. Nội dung

 

– Ước muốn táo bạo, mạnh mẽ, mãnh liệt: ước muốn gắn bó, kết nối, xóa nhòa khoảng cách của những người yêu nhau.

– Khao khát tình yêu mãnh liệt: cầu dải yếm.

  1. Nghệ thuật

– Mô típ: Ước gì: thể hiện ước muốn, khát vọng táo bạo.

– Hình ảnh độc đáo: sông – một gang, cầu dải yếm.

Bài 6: TÌNH NGHĨA THỦY CHUNG

  1. Nội dung

– Tình nghĩa không bao giờ thay đổi, không bao giờ cách xa.

– Tình nghĩa mặn nồng gắn bó qua năm tháng, đắng cay.

  1. Nghệ thuật

Hình ảnh: muối mặn, gừng cay: biểu trưng cho sự gắn bó, thủy chung.

– Số từ: Ba vạn sáu ngàn ngày: một trăm năm, một đời người.

CA DAO HÀI HƯỚC

  1. CƯỜI CẢNH NGHÈO
  2. Lời của chàng trai

Chàng trai dự định dẫn cưới bằng : voi → trâu → bò nhưng cuối cùng dẫn “con chuột béo”.

– Nghệ thuật: phóng đại, đối , lối nói giảm dần.

  1. Lời của cô gái

– Cô gái thách cưới: một nhà khoai lang.

– Nghệ thuật: phóng đại, đối, lối nối giảm dần, chơi chữ.

  1. Ý nghĩa

– Bằng lòng, vui với cảnh nghèo thể hiện niềm lạc quan, yêu đời và quan niệm sống: coi trọng tình nghĩa hơn của cải vật chất.

  1. CƯỜI KẺ LÀM TRAI
  2. Nội dung

– Chế giễu những chàng trai không đáng mặt nam nhi:

+   Phóng đại và đối lập: làm trai…khom lưng, chống gối gánh hai hạt vừng.

  Cười kẻ làm trai mà yếu ớt, vô dụng, bất tài.

+Đối    lập: chồng người >< chồng em.

+   Phóng đại: chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

  1. Ý nghĩa: Mượn lời than thở của người vợ để cười loại đàn ông lười nhác, vô tích sự, ăn bám như con mèo lười quẩn quanh bên xó bếp.
  2. CƯỜI NGƯỜI PHỤ NỮ ĐOẢNG
  3. Nội dung

– Phóng đại: lỗ mũi mười tám gánh lông, đêm ngáy o o, đi chợ hay ăn quà, đầu rác cùng rơm.

 

 

 Chân dung một người phụ nữ đoảng vị, vô duyên hiếm có.

– Đối lập: người vợ vẫn được “chồng yêu” và bênh vực.

 Tiếng cười về những nghịch lí trong cuộc đời: yêu nên tốt, ghét nên xấu, thương thì củ ấu cũng tròn… b. Ý nghĩa: Cái nhìn nhân hậu, cảm thông, cười là cách nhắc nhở “ai đó” trong xã hội cần điều chỉnh mình để tốt hơn, đẹp hơn.

ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

  1. Đặc trưng

Tính truyền miệng.

– Tính tập thể.

→ Gắn bó mật thiết với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

  1. Thể loại

Truyện dân gian: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ.

Câu nói dân gian: Tục ngữ; câu đố.

Thơ dân gian: Ca dao, vè.

Sân khấu dân gian: Chèo, tuồng.

  1. Giá trị

– Giá trị nhận thức: Cung cấp những tri thức phong phú về tự nhiên, xã hội, con người.

– Giá trị giáo dục: Giáo dục đạo lí làm người: tình yêu thương con người, tinh thần đấu tranh với bất công,

niềm tin vào chính nghĩa, vào cái thiện…

– Giá trị thẩm mĩ: Tạo nên những mẫu mực nghệ thuật, nguồn nuôi dưỡng và giúp văn học viết phát triển.

  1. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1:Trình bày đặc điểm nội dung và nghệ thuật của ca dao.

Gợi ý làm bài:

Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của ca dao: Dựa vào phần Kiến thức trọng tâm.

Bài 2: Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa hiện lên như thế nào qua bài ca dao số 1 và

số 2? Anh/chị có nhận xét gì về giọng điệu của hai bài ca dao này?

Gợi ý làm bài:

Bài ca dao số 1 và số 2:

+Giọng    điệu hai bài ca dao: xót xa, ngậm ngùi, như lời than thở, giãi bày, chia sẻ về số phận.

+Đều    mở đầu bằng mô típ “Thân em”: chỉ thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

+   Bài số 1:

So sánh “thân em     như tấm lụa đào”: tấm lụa đẹp đẽ, mềm mại, quý giá cho thấy người phụ nữ ý thức sâu sắc về vẻ đẹp và giá trị của bản thân. Nhưng ý thức ấy cũng gắn liền với ý thức về thân phận (như) tấm lụa đào giữa chợ. Đẹp, quý nhưng không khác gì món hàng đem bán rao giữa chợ.

 

 

Câu     hỏi tu từ “biết vào tay ai”: số phận bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào kẻ khác.

+   Bài số 2:

So sánh “thân em     như của ấu gai”: người con gái nhận rõ sự thua thiệt về ngoại hình (vỏ ngoài thì đen) nhưng cũng ý thức về giá trị thật của bản thân (ruột trắng, ngọt, bùi).

Đại     từ phiếm chỉ “ai”: sự bấp bênh của số phận. Được nâng niu, trân trọng, được phát hiện ra giá trị hay không phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

→ Hai bài ca dao là tiếng than về thân phận bấp bênh, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Khi ý thức được vẻ đẹp, giá trị, khi đang độ xuân thì tươi đẹp nhất cũng là lúc nỗi lo âu về thân phận ập đến khiến người con gái khắc khoải, xót xa cho chính bản thân mình.

Bài 3: Bài ca dao số 3 gợi lên một câu chuyện tình yêu lỡ dở. Người “kể” câu chuyện này là ai? Ngoài tiếng than, “người ấy” còn bộc bạch nỗi niềm tâm sự nào khác nữa? Vẻ đẹp ngôn từ của bài ca dao thể hiện qua những yếu tố nào?

Gợi ý làm bài:

Nếu     “thân em…” là công thức để bày tỏ nỗi niềm người con gái thì lối mở đầu bằng: Trèo lên cây

bưởi hái hoa, Trèo lên cây gạo cao cao… thường là tiếng than của các chàng trai.

Than vì     sự lỡ dở của duyên phận: “Ai làm chua xót lòng này khế ơi”. Vị chua gây xót lòng người ăn của khế (theo nghĩa đen) gợi nhắc tới sự chua xót của một mối tình lỡ dở bởi “ai” đó, bởi một nguyên nhân nào đó mà chàng trai không chống lại được. Ẩn dụ: “chua xót” và đại từ phiếm chỉ đã giúp chàng trai bộc bạch nỗi lòng một cách kín đáo.

Dù     lỡ dở chàng trai vẫn khẳng định sự thủy chung, sắt son của lòng mình với người yêu. Hệ thống ẩn dụ: mặt trăng – mặt trời, sao Hôm – sao Mai cho thấy sự tiếc nuối. Dù xa cách, lỡ dở thì chàng trai và cô gái vẫn rất xứng đôi vừa lứa với nhau như mặt trăng sánh với mặt trời, sao Hôm sánh với sao Mai.

So sánh “    Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời” lấy cái vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định sự thủy chung như nhất, không gì thay đổi của lòng người.

→ Bài ca dao là tiếng than song cũng là lời giãi bày về một tình yêu sâu sắc, thủy chung, không đổi thay theo thời gian.

Bài 4: Cảm nhận của anh/chị về bài ca dao số 4. (Lời của ai? Bộc bạch nỗi niềm gì? Đặc sắc nghệ thuật?)

Gợi ý làm bài:

Bài ca dao số 4:

+   Là một bài ca đẹp về nỗi lòng của một cô gái đang yêu:

Nhớ     thương dằng dặc: điệp từ và câu hỏi tu từ: “thương nhớ ai?”

Nỗi     nhớ bao trùm cả thời gian, không gian, thấm vào mọi sự vật quanh cô gái.

Ẩn     dụ chiếc khăn “rơi xuống đất, vắt lên vai, chùi nước mắt”: cô gái quanh quẩn vào ra với nỗi nhớ ngập lòng. Chiếc khăn nói thay nỗi lòng thương nhớ day dứt, không yên.

 

 

Ẩn     dụ “ngọn đèn không tắt”: cô gái thao thức suốt canh khuya. Ngọn đèn như tình yêu cháy mãi, sáng mãi không thể nào vơi cạn trước thời gian.

Hoán     dụ “đôi mắt ngủ không yên”: chỉ con người âu lo, khắc khoải, thao thức không ngủ được.

+Kết    thúc bài ca dao: kết thúc nhưng mở ra những băn khoăn không dứt về tình yêu và những âu lo: “lo phiền… không yên một bề”.

Bài 5: Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “muối” và “gừng” là gì? Câu ca dao giúp anh/chị hiểu gì về đời sống tâm hồn của người bình dân xưa?

Gợi ý làm bài:

Hình ảnh “muối” – “gừng”:

+Những     gia vị  trong bữa ăn đồng thời cũng  là những vị thuốc thường  dùng trong đời sống của những người lao động nghèo khi ốm đau, trái nắng trở trời.

+“muối”    – “gừng” vì vậy rất thiết thân trong đời sống con người, là biểu tượng của sự gắn bó, thủy

chung: Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn ta đừng quên nhau.

→ Hình ảnh “muối ba năm vẫn mặn, gừng chín tháng vẫn cay“: khẳng định sự thủy chung, không thay đổi qua năm tháng của tình nghĩa vợ chồng. Đã trải qua nhiều ngày “gừng cay”, “muối mặn”, qua thời gian càng thấm thía vẻ đẹp của tình nghĩa bền chặt, sắt son.

Xem tiếp:  Ngữ văn lớp 10 - Phú sông Bạch Đằng - Đại cáo bình Ngô

Câu ca dao cho thấy vẻ đẹp của lối sống thủy  chung, tình nghĩa,  không “tham phú phụ bần” của người bình dân xưa.

Bài 6: Vì sao bên cạnh những câu hát than thân, người bình dân xưa còn sáng tác rất nhiều câu ca dao hài

hước?

Gợi ý làm bài:

Người     bình dân xưa sáng tác những câu hát than thân để bộc bạch, giãi bày nỗi niềm đau khổ cho vơi nhẹ nỗi buồn, để chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ, để có thể đi qua những đắng cay, thua thiệt mà sống.

Bên     cạnh đó, họ còn sáng tác những câu ca hài hước nhằm tự trào hoặc cười những thói hư, tật xấu, người xấu trong xã hội. Tiếng cười mang lại niềm vui, xua tan nỗi buồn, vừa mang tính giải trí vừa mang tính phê phán mạnh mẽ, giúp mọi người nhận ra cái xấu để sửa hoặc để tránh.

Tiếng     cười cho thấy nhu cầu giải trí, một nhu cầu chính đáng trong đời sống tinh thần của người

bình dân xưa.

Bài 7: Bài ca dao số 1 có hình thức đối đáp: chàng trai và cô gái đối đáp về chuyện dẫn cưới và thách cưới. Tại sao một chuyện vốn hệ trọng như vậy lại có thể tạo nên tiếng cười? Bài ca dao hấp dẫn nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?

Gợi ý làm bài:

Dẫn     cưới và thách cưới vốn là chuyện trăm năm hết sức hệ trọng, không thể mang ra để cười.

Nhưng ở đây, tiếng cười lại bật lên từ chính dự định “dẫn cưới” của chàng trai và lời “thách cưới”

của cô gái.

 

 

Dự     định dẫn cười của chàng trai: voi – trâu – bò: đều là những loại thú lớn, đắt tiền.

Thực     tế: mọi dự định đều không thể thực hiện, cuối cùng đành dẫn con chuột béo vì nó vẫn là thú

bốn chân.

→ Đối lập: dự định >< thực tế, lối nói khoa trương, làm bật lên tiếng cười hóm hỉnh về cảnh nghèo của một chàng trai không có tiền cưới vợ.

→ Nghèo nhưng vẫn tự tin, nghèo mà không hèn.

Cô gái thách     cưới “một nhà khoai lang” để đủ cho cả làng, họ, con trẻ, con lợn, con gà.

→ Đối giữa “người ta” >< “nhà em”, thủ pháp phóng đại: cô gái nghèo, trân trọng chàng trai, bằng lòng

với thực tế và biết vun đắp cho hạnh phúc.

→ Tiếng cười bật lên: nghèo vẫn có thể vui và hạnh phúc.

Bài 8: Bài ca dao số 2 và số 3 cười loại người nào trong xã hội? Phân tích vẻ đẹp riêng của mỗi bài ca dao.

Gợi ý làm bài:

Bài     số 2 và số 3 cười những kẻ mang tiếng nam nhi trong xã hội phong kiến xưa.

Vẻ     đẹp của từng bài cụ thể: dựa vào phần Kiến thức trọng tâm.

Bài 9: Bài ca dao số 4 cười người phụ nữ như thế nào? Tiếng cười ở đây mang ý nghĩa đả kích, phê phán hay nhắc nhở nhẹ nhàng? Anh/chị có nhận xét gì về ngôn từ của bài ca dao?

Gợi ý làm bài:

Bài     số 4: cười người phụ nữ vô duyên, đoảng vị: lỗ mũi nhiều lông, ngủ ngáy, hay ăn quà, lôi thôi,

luộm thuộm.

Tiếng     cười không mang ý nghĩa lên án gay gắt mà thiên về hài hước như một lời góp ý, nhắc nhở.

Bởi lẽ, người phụ nữ trong bài không hề ý thức được cái xấu, thói xấu của mình. Bằng chứng là người chồng vẫn luôn “khen”. Hơn nữa, cái xấu của cô không gây hại cho ai, chỉ làm phiền phức chút ít đến những người xung quanh mà thôi.

→ Thực chất bài ca dao cười những thói xấu mà ai cũng có thể vô tình mắc phải trong xã hội, vì thế cần

nhìn nhận lại chính mình.

Nghệ     thuật: phóng đại, đối lập.

Ngôn     từ: giản dị, đời thường mà sâu sắc, hóm hỉnh.

Bài 10: Chùm ca dao hài hước giúp anh/chị có thêm hiểu biết gì về người nông dân trong xã hội xưa?

Gợi ý làm bài:

Chùm ca dao hài hước cho thấy: người nông dân xưa.

+   Yêu đời, lạc quan, vui sống.

+   Không ngại cười mình và cười những cái xấu, thói xấu của một bộ phận nhân dân.

+   Mong muốn sửa đổi những thói xấu để sống tốt hơn.

+   Có nhu cầu giải trí cao.

  1. TIẾNG VIỆT

 

 

  1. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

 

NGÔN NGỮ NÓI

 

NGÔN NGỮ VIẾT

Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời

nói giao tiếp hằng ngày.

 

Định nghĩa

Ngôn ngữ viết  là thứ  ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết  trong văn bản  và được tiếp nhận bằng thị giác.

Người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể luân phiên nhau trong vai nói và vai nghe.

 

Đối tượng

giao tiếp

– Người viết và người đọc tiếp xúc gián tiếp với nhau.

– Vai người người viết  và người đọc được

quy định rõ ràng, không thay đổi.

– Âm thanh.

– Ngữ điệu:

+ Đa dạng.

+ Là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và

bổ sung thông tin.

 

Phương tiện thể hiện

Chữ viết

Nét mặt, ánh mắt, cử chi, điệu bộ,…

 

Yếu tố hỗ trợ

Hệ thống dấu câu, của các kí hiệu và văn tự, của các hình ảnh  minh họa, bảng biểu, sơ đồ… giúp biểu hiện rõ thêm nội dung giao tiếp.

Từ  ngữ  khá đa dạng: khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy,…

Câu: Câu  tỉnh lược, có khi câu nói rườm rà, có nhiều yếu tố dư, hoặc lặp đi lặp lại (để nhấn mạnh, để người  nghe có điều kiện tiếp nhận, lĩnh  hội,  thấu đáo  nội dung giao tiếp).

 

Từ ngữ câu

văn

Từ  ngữ: Tránh dùng khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, tiếng tục…

Câu:  Câu  dài,  câu  nhiều    thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ  các  quan hệ  từ  và sự  sắp  xếp  các thành phần phù hợp.

Sự  phản hồi nhanh chóng.

Hai bên có  thể trực tiếp giải quyết những thắc mắc để đi đến những thống nhất chung.

 

Ưu điểm

Phương tiện ngôn ngữ được lựa chọn rất kĩ càng và chính xác. Người đọc có điều kiện đọc đi đọc lại,  phân tích và nghiền ngẫm nội dung văn bản.

Phương  tiện   ngôn ngữ  thường   không

được lựa chọn, gọt giũa kĩ càng.

Người   nghe phải  tiếp  nhận,  lĩnh  hội nhanh nên ít có điều kiện  suy ngẫm  và phân tích.

 

Nhược điểm

Đối  tượng  giao tiếp đều phải biết  các kí hiệu chữ viết,  các quy tắc  chính tả,  quy tắc tổ chức văn bản.

Thắc  mắc trong quá trình giao tiếp không

thể giải quyết được tức thì.

  1. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: Trường hợp nào ngôn ngữ nói được trình bày dưới hình thức viết? Trường hợp nào ngôn ngữ viết được trình bày dưới hình thức nói?

Gợi ý làm bài:

Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong các văn bản như: văn bản truyện có lời nói của nhân vật, bài báo ghi lại cuộc phỏng vấn hoặc tọa đàm,… Trong trường hợp này, văn bản viết nhằm mục đích thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể và khai thác những ưu thế của nó.

 

 

Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bình lại bằng lời nói miệng trong các trường hợp như: thuyết trình trước hội nghị bằng một báo cáo đã viết sẵn, nói trước công chúng theo một văn bản… Trong trường hợp này, lời nói tận dụng được những ưu thế của ngôn ngữ viết (có sự suy ngẫm, lựa chọn, sắp xếp…), đồng thời vẫn có sự phối hợp của các yếu tố hỗ trợ ngôn ngữ nói (ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…).

Bài 2: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích sau đây:

– Này bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

Một người đàn bà cho con bú mé bên kia nói xen vào:

– Nó rút ở Bắc Ninh về qua chợ Dầu nó khủng bố ông ạ.

Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:

– Nó… Nó vào Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

– Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa. Cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

– Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…

– Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

 

 

Gợi ý làm bài:

Các đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích:

Các nhân     vật trong đoạn trích luân phiên thay đổi vai nói, vai nghe.

Sử     dụng ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói hằng ngày: này, bác, ạ, hở, hà, gớm,…

(Làng, Kim Lân)

 

 

Miêu     tả cử chỉ điệu bộ (kèm lời nói): quay phắt, lắp bắp, rặn è è, giọng lạc hẳn đi, vươn vai nói ta,…

Bài 3: Phân tích đặc điểm ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau:

Thơ văn không lưu truyền hết ở đời vì nhiều lí do:

Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc; khoái chá là vị rất ngon trên đời, gấm vóc là màu rất đẹp trên đời, phàm người có miệng, có mắt, ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ khinh thường. Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Chỉ thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi. Đấy là lí do thứ nhất làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.

 

 

Gợi ý làm bài:

Về     từ ngữ: sử dụng các từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng như cổ nhân, thi nhân; các từ ngữ

chuyên ngành: văn thơ, lưu truyền.

Về     câu: viết rõ ràng, trong sáng, sử dụng hình thức biền ngẫu của văn học cổ; các luận điểm trình bày mạch lạc, lô-gic.

Dấu     câu: ngắt nghỉ đúng chỗ, câu văn tuy dài những vẫn được chia tách hợp lí, rõ ràng.

Bài 4: Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết:

  1. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, rất nhiều sinh viên ở các trường đại học ngoài miền Bắc đã tình

nguyện vô miền Nam, trở thành những người chiến sĩ.

  1. Những quyết định đúng đắn của Ban Giám đốc đã tạo nên sự hài lòng hết sảy ở nhân viên.

Gợi ý làm bài:

Câu     đầu tiên có mắc lỗi về từ ngữ khi sử dụng từ địa phương trong câu văn (vô). Để phù hợp hơn với ngôn ngữ viết, cần chuyển lại sang sử dụng ngôn ngữ toàn dân là từ “vào”.

Câu     thứ hai cũng mắc lỗi về từ ngữ khi sử dụng khẩu ngữ “hết sảy” thường chỉ dùng trong lời nói hằng ngày. Lỗi này có thể sửa lại bằng cách bỏ từ “hết sảy” đi hoặc thay vào một từ khác như “tuyệt đối” hoặc thay đổi cả cụm “hài lòng hết sảy” thành “rất hài lòng”.

Xem tiếp:  Tổng hợp đề kiểm tra 15 phút học kì 2 - Ngữ văn lớp 10 - có đáp án

Bài 5: Cho các từ sau: dưng mờ, có khối, nói dóc, ơ kìa, thật đấy. Các từ trên mang đặc điểm ngôn ngữ

gì? Vì sao?

Gợi ý làm bài:

Các     từ được cho mang đặc điểm của ngôn ngữ nói.

Chúng bao     gồm các từ ngữ mang tính địa phương như “dưng mờ”, “nói dóc” và các từ ngữ khẩu ngữ như “ơ kìa”, “thật đấy”.

Bài 6: Cho biết hai đoạn trích sau, đoạn trích nào mang đặc điểm ngôn ngữ nói, đoạn trích nào mang đặc điểm ngôn ngữ viết? Hãy chỉ ra các đặc điểm của dạng ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích đó.

  1. Quốc âm thi tập gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi là một

trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.

(Ngữ văn 10, tập 1) b. Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

– Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng nhanh trí thầy vội

nói gỡ:

“Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam

đại con gà kia. “

 

 

Gợi ý làm bài:

(Tam đại con gà, Ngữ văn 10, tập 1)

 

 

  1. Đoạn trích này mang đặc điểm ngôn ngữ viết với từ ngữ có tính chất chuyên ngành như Quốc âm thi

tập, bài, tập thơ, thơ tiếng Việt. Câu văn được trình bày sáng rõ, luận điểm mạch lạc, lô-gíc.

  1. Đoạn trích này mang đặc điểm ngôn ngữ nói. Trong đoạn trích, vai nói và và vai nghe thay đổi luân phiên nhau. Từ ngữ sử dụng là lời ăn tiếng nói hằng ngày: chết chửa, kia, mình, nó,… Cử chỉ, điệu bộ được miêu tả cùng lời nói: hỏi, nghĩ thầm, vội nói gỡ.
  2. TẬP LÀM VĂN
  3. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

  1. Đặc điểm

– Là một bộ phận của văn bản.

– Thể hiện một chủ đề.

– Gồm một số câu.

– Có câu chủ đề (đầu/ cuối đoạn).

  1. Cách thức

– Đoạn văn diễn dịch.

– Đoạn văn tổng phân hợp.

– Đoạn văn quy nạp.

– Đoạn văn song hành.

  1. Phân loại

– Đoạn mở bài: giới thiệu câu chuyện.

– Các đoạn thân bài: kể lại diễn biến các sự việc.

– Đoạn kết bài: kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng.

  1. Yêu cầu

– Hình dung ra các sự việc.

– Lần lượt kể theo diễn biến.

– Sử dụng các phương tiện liên kết.

  1. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: Tìm câu chủ đề trong văn bản sau:

  1. Cả lớp tôi ai cũng yêu quý Hòa và gọi Hòa bằng cái tên âu yếm là “Hòa còi”. Hòa nhỏ người, bé loắt choắt, trông dáng thật nhanh nhẹn. Nhưng đừng tưởng Hòa yếu, bạn ấy khỏe lắm đấy. Khi lớp có việc cần, bạn ấy chạy lên chạy xuống cầu thang khu nhà ba tầng mà không biết mệt. Hòa ăn mặc gọn gàng. Trong bộ đồng phục quần xanh áo trắng có phù hiệu trường, trông Hòa thật chững chạc. Cái khăn quàng đỏ thắm ngay ngắn trên vai, mái tóc cắt cao làm khuôn mặt bạn lanh lợi và sáng sủa lên nhiều. Hòa rất chăm học. Giờ học nào Hòa cũng chăm chú nghe cô giáo giảng bài, Hòa cũng chăm phát biểu ý kiến xây dựng bài và luôn được các thầy cô khen ngợi. Tính Hòa rất hiền. Bạn luôn cởi mở với tất cả mọi người. Ai cần gì là Hòa giúp ngay. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của Hòa cộng với sự cố gắng của các bạn nên

 

trong lớp đã có nhiều bạn tiến bộ về học tập. Hòa thật là một người bạn tốt, là tấm gương sáng cho chúng

tôi noi theo.

(Để học tốt Ngữ văn 6, Vũ Nho) b. Đây là một gia đình. Đây là gia đình của tôi. Ninh chỉ vào từng người trong tấm ảnh cả nhà nó chụp chung vào Tết năm ngoái và được bà ngoại lồng kiếng treo giữa nhà. Hai đứa bé ngồi lọt thỏm trong lòng cha mẹ, đầu Ninh chạm cằm cha nó nhưng đôi bờ vai rộng của người cha như bức tường thành che chở, cả nó và em nó trong vòng tay người mẹ, em nhỏ hiền thục ngồi bên cạnh. Gương mặt của từng người đều rạng rỡ niềm vui, ánh mắt của hai đứa trẻ trong veo và sáng như những vì sao.

(Lắp ghép hạnh phúc, Lý Lan)

Gợi ý làm bài:

  1. Câu đầu
  2. Câu cuối.

Bài 2: Có những cách mở bài nào cho bài văn tự sự? Dùng các cách mở bài khác nhau để giới thiệu cho

đề bài “Kỉ niệm về buổi học đầu tiên”.

Gợi ý làm bài:

Thường thì có 2 cách mở bài: trực tiếp (giới thiệu thẳng vấn đề), gián tiếp (dẫn dắt vấn đề).

Theo nhà văn Phạm Hổ, có nhiều cách để mở bài:

+ Chỉ ra một thời gian xa xôi: hồi ấy, ngày ấy… Ví dụ: Ngày ấy đã xa nhưng tôi vẫn còn nguyên vẹn

trong kí ức những kỉ niệm đẹp của buổi học đầu tiên.

+ Giới thiệu hành động của nhân vật. Ví dụ: Những bước chân đầu tiên trên con đường làng quen

thuộc tới ngôi trường mới buổi đầu tiên là những kí ức luôn đẹp đẽ trong tâm trí tôi.

+ Miêu tả cảnh vật. Ví dụ: Một sớm mùa thu, nắng nhẹ, trời trong, tôi háo hức tựu trường như bao bạn

bè cùng trang lứa.

+ Bày tỏ ý nghĩ của người kể hoặc nhân vật. Ví dụ: Trong suốt cuộc đời mỗi con người, những gì thuộc về cái đầu tiên bao giờ cũng khó phai nhòa trong kí ức. Đối với tôi, buổi học đầu tiên – những kí ức đẹp đẽ đầu tiên của tuổi học trò không bao giờ phai dấu trong tâm trí.

+ Miêu tả một cảm giác của nhân vật (bằng một tiếng kêu, bằng một âm thanh có liên quan đến câu chuyện…). Ví dụ: Tùng! Tùng! Tùng! Âm thanh náo nức quen thuộc của biết bao lứa tuổi học trò luôn là những kí ức đẹp đẽ nhất. Đặc biệt âm thanh ấy vang lên vào buổi học đầu tiên trong tâm trạng hồi hộp, mong chờ và cả lo lắng lại càng khiến tôi khó quên.

Bài 3: Xác định phương tiện liên kết trong đoạn văn sau:

Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm âm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuông. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài

 

các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không

sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.

 

 

Gợi ý làm bài:

Liên kết bằng phép thế và phép nối.

Bài 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(Thắng biển, Chu Văn)

 

Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ: “Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không” (1). Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đông (2). Năm sáu thằng xúm lại húc mõm vào, cố mãi mới lật được cái vung nồi ra (3). “Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế : vừa dừ vừa thơm. Chít chít, anh em ơi, lại đánh chén đi thôi!”(4).

(Cái Tết của Mèo con, Nguyễn Đình Thi)

  1. Đoạn văn trên kể về sự việc gì? Ở phần nào của văn bản tự sự?
  2. Trong đoạn văn, câu (1) và câu (4) có chứa lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Tác dụng của các câu này trong đoạn văn là gì?

Gợi ý làm bài:

  1. Kể về sự việc Chuột Cống gọi đám chuột lên ăn vụng ở bác Nồi Đồng.

Đoạn văn thuộc phần thân bài.

  1. Câu (1) và (4) chứa lời dẫn trực tiếp. Các câu văn này khiến đoạn văn thêm sinh động, chân thực, thể hiện được cảm xúc suy nghĩ của nhân vật, làm cho đoạn văn hấp dẫn hơn.

Bài 5: Đọc văn bản sau:

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận…

(Triền đê tuôi thơ, Nguyễn Hoàng Đại) a. Xác định sự việc được kể trong đoạn văn tự sự trên và cho biết những sự việc đó được kể theo trình tự nào?

  1. Kết thúc đoạn văn là sự việc, cảm xúc hay cả sự việc và cảm xúc? Đó có thể được coi là kết thúc mở

không?

Gợi ý làm bài:

 

 

  1. Sự việc được kể: trẻ con nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ trung thu. Kể theo trình tự thời gian.
  2. Kết thúc đoạn văn là sự việc bày cỗ Trung thu và những cảm xúc nhớ thương tha thiết với biết bao điều kỳ diệu của tuổi thơ. Đó có thể được coi là một kết thúc mở khi gợi ra cả một trường liên tưởng và một chuỗi kỉ niệm mà chẳng thể kể hết.
  3. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: Tìm 5 câu ca dao mở đầu bằng mô típ “Thân em…”. Qua chùm ca dao này anh/chị suy nghĩ gì về cuộc sống và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa?

Bài 2: Có thể tìm thấy những điểm tương đồng nào giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với

bài ca dao số 1, 2.

Bài 3: Tìm thêm một số bài ca dao về tình yêu có hình ảnh chiếc khăn hoặc cây cầu, khám phá vẻ đẹp của những hình ảnh này qua những câu ca dao mà anh/chị tìm được.

Bài 4: Sưu tầm những bài ca dao hài hước theo những chủ đề khác nhau: nạn tảo hôn, đa thê, mê tín dị đoan, thói lười nhác, vũ phu…

Bài 5: Qua việc thách cưới “một nhà khoai lang” và việc phân chia khoai lang một cách khéo léo, hợp lí cho thấy cô gái trong bài ca dao số 1 là người như thế nào? Nêu cảm nhận của anh/chị về chàng trai và cô gái trong bài ca dao này.

Bài 6: Tìm thêm một số bài ca dao mở đầu bằng mô típ “Thân em như…”. Công thức này cho thấy đây là

tiếng than của ai? Họ có chung nỗi niềm nào trong xã hội xưa?

Bài 7: Tìm thêm một số bài ca dao có hình ảnh chiếc khăn, cái áo, gừng – muối.

Xem tiếp:  Ngữ văn lớp 10 - Trao duyên - Chí khí anh hùng

Bài 8: Tìm một số dẫn chứng cho thấy ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết.

Bài 9: Cho những câu thơ sau

(1)

 

 

(2)

(3)

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se.

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương )

(Sang thu, Hữu Thỉnh)

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)

 

 

  1. Tìm các từ đồng nghĩa với các từ được in đậm trong các câu thơ trên.
  2. Theo anh/chị, có thể thay thế những từ in đậm trên bằng những từ đồng nghĩa khác không? Tại sao?

Bài 10: Cho đoạn hội thoại sau:

 

 

Thầy giáo: Ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương? Học sinh: Không phải em ạ!

  1. Câu trả lời của học sinh đã đáp ứng đúng mục đích hỏi của thầy giáo không?
  2. Đặc điểm nào của ngôn ngữ nói đã tác động vào nội dung của cuộc hội thoại trên ?

Bài 11: Cho câu thơ sau

 

 

Tôi khóc những chân trời không có người bay

Lại khóc những người bay không có chân trời.

  1. Câu thơ trên mang đặc điểm của ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết?
  2. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ của hai câu văn đó?

(Thơ mini, Trần Dần)

 

 

Bài 12: Viết một đoạn văn tự sự ngắn khi nhập vai mình là Trọng Thủy trong tác phẩm Truyện An Dương

Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để thể hiện sự hối hận muộn màng và lời xin lỗi với Mị Châu.

Bài 13: Đọc bài thơ sau và nhập vai nhân vật trữ tình trong bài thơ để viết lại bài thơ bằng một đoạn văn tự sự

 

 

GỢI Ý TRẢ LỜI

Bài 1:

Gợi ý làm bài:

Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi

Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa.

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

(Về thăm mẹ, Đinh Nam Khương)

 

 

5 câu ca dao mở đầu bằng mô típ “Thân em…”:

Thân em     như giếng giữa đàng/ Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em     như miếng cau khô/ Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Thân em     như hạt gạo tám xoan/ Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.

 

Thân em lá     đài bi/ Ngày thì nắng dãi, đêm thì dầm sương.

Thân em     như cá trong lờ/ Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu.

→ Cuộc sống vất vả, cơ cực, thân phận phụ thuộc, không tự quyết định được tình yêu và hạnh phúc của

chính mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Bài 2:

Gợi ý làm bài:

Điểm tương đồng nào giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với bài ca dao số 1, 2: cùng nói về  thân phận phụ thuộc của người phụ nữ  trong xã hội xưa.  Vì phụ thuộc  vào kẻ nặn , vào tay ai (người mua lụa), vào ai (người nếm thử)… nên cuộc đời họ bấp bênh bảy nổi ba chìm, thật khó có thể có được hạnh phúc.

Bài 3: Tìm thêm một số bài ca dao về tình yêu có hình ảnh chiếc khăn hoặc cây cầu, khám phá vẻ đẹp của những hình ảnh này qua những câu ca dao mà anh/chị tìm được.

Gợi ý làm bài:

Một số bài ca dao về tình yêu có hình ảnh chiếc khăn, cây cầu hoặc chiếc áo: Hình ảnh chiếc khăn:

Em về anh mượn khăn tay/ Gói câu tình nghĩa lâu ngày sợ quên.

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/ Nhớ người đẫy gấm, khăn điều vắt vai. Trông em đã mấy thu tròn/ Khăn lau nước mắt muốn mòn con ngươi.

 

 

Hình ảnh cây cầu:

 

Gần đây mà chẳng sang chơi/ Đề anh ngắt ngọn mồng tơi làm cầu Cô kia cắt cỏ bên sông/ Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. Anh về xẻ ván cho dày/ Bắc cầu sông Cái cho thầy mẹ sang.

 

Hình ảnh chiếc áo:

Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc người.

Áo xông hương của chàng vắt mắc/ Đêm em nằm em đắp lấy hơi.

Chàng về để áo lại đây/ Phòng khi em đắp gió tây lạnh lùng.

Bài 4:

Gợi ý làm bài:

Nạn   tảo hôn: Bồng bồng cõng chồng đi chơi/ Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng; Tò he cụ bán

mấy đồng/ Tôi mua một chiếc cho chồng tôi chơi.

Mê tín    dị đoan: Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ/ Miệng thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi; Tử vi xem số cho người/ Số thầy thì để cho ruồi nó bâu; Hòn đất mà biết nói năng/ Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn…

Thói    vũ phu: Cái cò là cái cò quăm/ Mày hay đánh vợ mày nằm với ai; Giang tay đánh thiếp sao đành/ Áo rách ai vá, áo lành ai mang; Bởi vì cha mẹ không thương/ Cố lòng ép uổng lấy tuồng vũ phu… Bài 5:

 

 

Cô gái: thông minh,    đảm đang, chu toàn, khéo thu vén. Đặc biệt, cô còn là người lạc quan, hài

hước, yêu đời.

Chàng trai và cô gái là    những người  lao động  nghèo trong xã hội  phong kiến xưa. Nhưng  cái nghèo không làm họ trở nên hèn, ngược lại, với sự hài hước, thông minh, lạc quan, họ cất lên tiếng cười về chính cảnh nghèo của mình để chia sẻ, cảm thông, động viên nhau cùng vượt qua và vun đắp cho hạnh phúc. Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn của những tâm hồn rất mực yêu đời.

Bài 6:

Gợi ý làm bài:

Tìm thêm    một số bài ca dao mở đầu bằng mô típ “Thân em như…”: Thân em như miếng cau khô/ Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày; Thân em như tấm lụa đào/ Dám đem xé lẻ vuông nào cho ai; Thân em như ớt trên cây/ Càng tươi thắm vỏ càng cay trong lòng…

Công    thức này cho thấy đây là tiếng than của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn trọng nam khinh nữ. Họ đều phải thực hiện đạo tam tòng, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông (cha/chồng/con trai) nên hiếm hoi tiếng cười và hạnh phúc. Họ không được tự quyết định hạnh phúc hay cuộc đời của chính mình.

Bài 7:

Gợi ý làm bài:

Một số bài ca dao có:

+ Hình ảnh chiếc khăn: Em về anh mượn khăn tay/ Gói câu tình nghĩa lâu ngày sợ quên; Tay nâng khăn gói sang sông/ Mồ hôi ướt đẫm thương chồng phải theo; Tay mang khăn gói sang sông/ Mẹ gọi mặc mẹ, theo chồng cứ theo; Ước gì anh hóa ra hoa/ Để em nâng lấy rồi cài khăn…

+ Hình ảnh chiếc áo: Thương em chẳng biết để đâu/ Để trong vạt áo lâu lâu lại dòm; Chàng về để áo lại đây/ Đề đêm em đắp, để ngày em thương, Hôm qua tát nước đầu đình/ Để quên cái áo trên cành hoa sen…

+ Hình ảnh muối – gừng: Tay bưng chén muối, đĩa gừng/ Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau; Ở nhà cơm hẩm muối rang/ Bữa ăn có thiếp có chàng vẫn vui; Ước gì em biến thành gừng/ Anh biến thành cá ở chung một nồi…

Bài 8:

Gợi ý làm bài:

Bánh trôi    nước cùa Hồ Xuân Hương: sử dụng mô típ “thân em” của ca dao, thành ngữ “bảy nổi ba chìm”.

Truyện    Kiều của Nguyễn Du: thể thơ lục bát của dân tộc, nhiều hình ảnh, từ ngữ của văn học dân gian như: Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường lấy cảm hứng từ câu ca dao: Vầng trăng ai xẻ làm đôi/ Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng.

Bài 9:

 

 

  1. Các từ đồng nghĩa với từ in đậm

(1) thăm: chơi, viếng, ghé (2) phả: tỏa, lan, bốc, hà (3) thưa: nói, kể, bảo.

  1. Rất khó để thay thế những từ in đậm trên đây với các từ đồng nghĩa đã được nêu ra. Vì mỗi từ ngữ bên cạnh nét nghĩa chung, chúng lại có sắc thái biểu đạt riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng. Nếu cố tình thay đổi những từ ngữ in đậm thành từ đồng nghĩa khác, câu thơ sẽ mất đi ý nghĩa vốn có, dụng ý nghệ thuật của tác giả bị giảm bỏ hoặc phá bỏ hoặc sai lệch, đồng thời việc dùng từ sẽ bị “phô” do không phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh thơ. Ví dụ: nếu thay từ “thăm” ở (1) bằng từ “chơi” => câu thơ tuy giữ được sắc thái thân mật của từ “thăm” nhưng đã trở nên suồng sã, mất đi sự kính trọng, lòng biết ơn thành kính của nhà thơ dành cho Bác Hồ.

Bài 10:

Gợi ý làm bài:

  1. Câu trả lời của học sinh chưa đáp ứng đúng mục đích hỏi của thầy giáo. Mục đích của thầy là tái hiện lại kiến thức cho học sinh sau khi học sinh đã đọc câu chuyện hoặc đã học xong bài An Dương Vương và MỊị Châu, Trọng Thủy. Tuy nhiên, học sinh lại hiểu rằng có một sự kiện nghiêm trọng đã xảy ra (ông An Dương Vương bị mất nỏ) và thầy giáo đang truy tìm thủ phạm.
  2. Tác động đến nội dung cuộc hội thoại trên là vấn đề giao tiếp tức thời của ngôn ngữ nói. Đặc điểm này khiến người nghe khó có đủ thời gian để xử lý thông tin, nếu không đủ thời gian để căn cứ, phân tích hoàn cảnh xảy ra khi người nói bắt đầu phát ngôn, sẽ dẫn tới sự sai lệch trong nội dung mục đích câu nói và người nghe sẽ phản hồi dựa trên thông tin sai lệch ấy.

Bài 11:

Gợi ý làm bài:

  1. Câu thơ trên mang đặc điểm của ngôn ngữ viết.
  2. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ của hai câu thơ:

Hai câu     thơ mang đặc điểm của ngôn ngữ viết. Tuy nhiên ta vẫn thấy dấu ấn của ngôn ngữ nói khi

được ghi lại dưới dạng viết.

Dấu     hiệu của ngôn ngữ nói: sử dụng hư từ “lại” để kết nối hai câu thơ, tạo ấn tượng giống như

ngôn ngữ nói.

Dấu     hiệu của ngôn ngữ viết – đây cũng là ngôn ngữ thể hiện dấu ấn rõ nét hơn cả: hai câu thơ được hiển thị dưới dạng văn bản (kí tự chữ viết, dấu câu); ngôn từ được lựa chọn nên hầu như không có tiếng lóng, từ địa phương; cách sắp xếp trật tự từ và trật tự thành phần câu được xây dựng theo mục đích cụ thể, rõ ràng chứ không hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên như ngôn ngữ nói; hư từ được lược bỏ tối đa, chỉ để lại một từ nối kết để tránh sự rườm rà của ngôn ngữ nói.

Bài 12:

 

 

Đoạn văn tự sự nhập vai Trọng Thủy phải xưng “tôi” thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ của Trọng Thủy về những lỗi làm đã gây cho Mị Châu. Đoạn văn có thể chọn bối cảnh: sau khi Mị Châu chết, Trọng Thủy về cung đau khổ day dứt hoặc tưởng tượng một cuộc gặp gỡ giữa Trọng Thủy với Mị Châu ở một thế giới khác.

Bài 13:

Gợi ý làm bài:

Bài thơ là nỗi niềm của một người con xa nhà đã lâu nay trở về quê hương thăm mẹ nhưng không gặp được mẹ mà chỉ gặp những vật dụng thân thuộc, những thói quen của mẹ trong những cảnh vật rất đỗi bình dị hằng ngày khiến nhân vật trữ tình vừa thấy quen thuộc, ấm áp vừa có gì đó xót xa, nghẹn ngào trước cuộc sống bình dị của mẹ. Đoạn văn phải thể hiện được nỗi niềm đó.

Link Tải File:

4. Tai ve_Ôn tập văn học dân gian Việt Nam.zip