Chủ đề 17: Cơ cấu nền kinh tế – Địa lí lớp 10

Chủ đề 17: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Các nguồn lực phát triển kinh tế

1. Khái niệm

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường, … ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

2. Phân loại, vai trò

a. Căn cứ vào nguồn gốc

– Nguồn lực vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông, …) tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.

– Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản).

      + Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất.

      + Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.

– Kinh tế – xã hội (dân cư, thị trường, vốn, khoa học – kĩ thuật, chính sách và xu thế phát triển, …) có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

b. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

– Nguồn lực bên trong: vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội trong nước.

– Nguồn lực bên ngoài: vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác.

II. Cơ cấu nền kinh tế

1. Khái niệm

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế

a. Cơ cấu ngành kinh tế

– Gồm: Nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.

– Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ lực lượng sản xuất.

– Các nước phát triển: Dịch vụ công nghiệp chiếm tỉ lệ cao.

– Các nước đang phát triển: Nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng.

b. Cơ cấu thành phần kinh tế

– Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

– Gồm:       + Khu vực kinh tế trong nước.

                  + Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

c. Cơ cấu lãnh thổ

– Gồm: Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.

– Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Phân chia dựa trên sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, nguyên nhân lịch sử, …

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nguồn lực phát triển kinh tế bao gồm

A. vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.                                  

B. điều kiện kinh tế – xã hội ở trong và ngoài nước được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.    

C. hệ thống tài sản quốc gia và đường lối chính sách được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.    

D. tất cả những gì có thể được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

Câu 2. Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực bao gồm các bộ phận nào sau đây?

A. Vị trí địa lí và tự nhiên.                                      B. Tự nhiên và kinh tế – xã hội.        

C. Vị trí địa lí và kinh tế – xã hội.                           D. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội.

Xem tiếp:  Chủ đề 20: địa lí ngành chăn nuôi - Địa lí lớp 10

Câu 3. Nguồn lực tự nhiên bao gồm các yếu tố nào sau đây?

A. Đất, khí hậu, nước, vốn, thị trường.                  

B. Đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.

C. Sinh vật, khoáng sản, vốn, dân số và nguồn lao động.

D. Khoáng sản, khoa học kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thế phát triển.

Câu 4. Khi đánh giá về nguồn lực vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế, cần đánh giá trên những phương diện nào sau đây?

A. Tự nhiên, kinh tế.                                               B. Chính trị, giao thông.  

C. Tự nhiên, giao thông.                                         D. Tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông.

Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng về nguồn lực trong nước và nước ngoài?

A. Được phân loại căn cứ vào phạm vi lãnh thổ.  

B. Nguồn lực nước ngoài có tính chất quyết định việc phát triển kinh tế của quốc gia.  

C. Hai nguồn lực này có mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác, bổ sung trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau.

D. Xu thế chung của các quốc gia là kết hợp cả hai nguồn lực này để tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Câu 6. Nguồn lực nước ngoài bao gồm các yếu tố nào sau đây?

A. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn từ nước ngoài; đường lối chính sách. 

B. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm tổ chức và quản lí sản xuất và kinh doanh… từ nước ngoài.                   

C. Nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, hệ thống chính sách đang được khai thác.

D. Nguồn lực tự nhiên, nhân văn đang được khai thác; nguồn vốn, kinh nghiệm tổ chức và quản lí sản xuất và kinh doanh,… từ nước ngoài.

Câu 7. Vị trí địa lí có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?

A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.         

B. Là nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. 

C. Là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.                          

D. Tạo thuận lợi hay khó khăn trong trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.

Câu 8. Vị trí giáp biển của nước ta tạo điều kiện để nước ta phát triển ngành kinh tế nào sau đây?

A. Thông tin liên lạc                                                B. Công nghiệp thủy điện.

C. Công nghiệp khai khoáng.                                 D. Công nghiệp dệt may – da giày.

Câu 9. Nguồn lực kinh tế – xã hội có vai trò nào sau đây đối với sự phát triển kinh tế?

A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.         

B. Là nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. 

C. Là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.                          

D. Tạo thuận lợi hay khó khăn trong trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.

Câu 10. Nguồn lực nào sau đây có tính chất quyết định cho việc sử dụng các nguồn lực khác?

A. Vốn.                         B. Thị trường.                   C. Vị trí địa lí.                   D. Dân cư và lao động.

Câu 11. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quyết định đối với sự phân bố công nghiệp?

A. Vị trí địa lí.                                                          B. Điều kiện tự nhiên.      

C. Dân cư và lao động.                                            D. vốn đầu tư nước ngoài.

Xem tiếp:  Chủ đề 25: Địa lí ngành giao thông vận tảI thông tin liên lạc

Câu 12. Yếu tố địa hình đồi núi ở nước ta không ảnh hưởng đến ngành kinh tế nào sau đây?

 

A. Du lịch.                    B. Thủy điện.                     C. Giao thông vận tải.       D. Khai thác hải sản.

Câu 13. Trong câu tục ngữ: “Nhất…, nhì phân, tam cần, tứ giống”, nguồn lực còn thiếu trong dấu ba chấm (…) được đề cao trong sản xuất nông nghiệp là

A. đất.                           B. nước.                             C. sinh vật.                        D. khoáng sản.

Câu 14. Ngành nào sau đây ít phụ thuộc nhất vào điều kiện tự nhiên?

A. Trồng trọt.               B. Chăn nuôi.                     C. Công nghiệp.                D. Dịch vụ.

Câu 15. Đặc điểm nào đây không thể hiện cơ cấu kinh tế hợp lí?

A. Đi theo xu hướng phát triển của thế giới theo từng thời kì, từng giai đoạn.    

B. Ngành nông nghiệp có chiều hướng tăng tỉ trọng, ngành công nghiệp và dịch vụ có chiều hướng giảm tỉ trọng.                                

C. Phản ánh đúng quy luật khách quan, đặc biệt là các quy luật kinh tế và phù họp với xu hướng tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ.                                 

D. Cơ cấu kinh tế đó cho phép khai thác tối đa tiềm lực của đất nước về cả chiều rộng và chiều sâu, có tính chiến lược và có tầm nhìn lâu dài.

Câu 16. Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm các bộ phận nào sau đây?

A. Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.              

B. Nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.                       

C. Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.   

D. Công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 17. Cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm các bộ phận nào sau đây?

A. Ngành trồng rừng và ngành thủy sản.               

B. Ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi.               

C. Ngành trồng cây lương thực và cây công nghiệp.                                       

D. Ngành chăn nuôi gia súc lớn, chăn nuôi gia súc nhỏ, chăn nuôi gia cầm.

Câu 18. Cơ cấu các loại lương thực bao gồm

A. kê, cao lương, khoai lang, sắn.                          

B. lúa mì, lúa gạo, ngô, khoai, sắn.                        

C. lúa mì, lúa gạo, ngô và các loại khác.               

D. cây lấy đường, cây lấy sợi, cây lấy dầu, cây cho chất kích thích, cây lấy nhựa.

Câu 19. Nhận định nào sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay?

A. Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra đồng đều giữa các nhóm nước.

B. Nước đang phát triển: giảm tỉ trọng khu vực sản xuất vật chất, tăng tỉ trọng khu vực không sản xuất vật chất.                                  

C. Nước phát triển: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, tỉ trọng khu vực III có tăng nhưng chưa ổn định.                             

D. Nhóm các nước đang phát triển chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, nhóm các nước phát triển đang tiến lên nền kinh tế tri thức.

Câu 20. Cơ cấu theo thành phần kinh tế trên thế giới đang diễn ra theo hướng nào sau đây?

A. Phát huy nhiều hình thức sở hữu và nhiều hình thức tổ chức kinh doanh. 

B. Lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo, giảm bớt các hình thức sở hữu.         

C. Tăng tỉ trọng khu vực kinh tế trong nước, giảm tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 

D. Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế trong nước, tăng tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 21. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển còn chậm do nguyên nhân nào sau đây?

A. Vốn đầu tư nước ngoài lớn.                              

B. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh.   

C. Trình độ của lực lượng lao động ngày càng cao.                                        

Xem tiếp:  Chủ đề 7: Sự phân bố khí áp – một số loạI gió chính

D. Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện.

Câu 22. Các nước phát triển có ngành dịch vụ phát triển mạnh không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Mức sống và thu nhập thực tế cao.                   

B. Cơ cấu dân số trẻ, quy mô dân số lớn.              

C. Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội cao.                     

D. Cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ thuật phát triển, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên.

Câu 23. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta hiện nay do nguyên nhân nào sau đây?

A. Nước ta thực hiện nền kinh tế bao cấp.             

B. Nước ta thực hiện quá trình đô thị hóa.             

C. Nước ta thực hiện quá trình công nghiệp hóa.  

D. Nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường – theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 24. Tiêu chí nào sau đây được sử dụng để đánh giá nền kinh tế?

A. GDP, GNI, HDI, cơ cấu ngành trong GDP.     

B. HDI, tuổi thọ bình quân, GDP/người, GNI/người.                                     

C. GDP, GDP/người, tuổi thọ bình quân, cơ cấu ngành trong GDP.              

D. GDP, GNI, GDP/người, GNI/người, cơ cấu ngành trong GDP.

Câu 25. Tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia ở một thời kì nhất định được gọi là

A. tồng sản phẩm trong nước.                                B. tổng thu nhập quốc gia.

C. GDP bình quân đầu người.                                D. GNI bình quân đầu người.

Câu 26. Cho bảng số liệu:

              Cơ cấu GDP của thế giới và các nhóm nước, thời kì 1980 – 2004

Nhóm nước

1980

2004

I

II

III

I

II

III

Các nước có thu nhập cao

3

37

60

2

27

71

Các nước có thu nhập trung bình

12

42

46

11

38

51

Các nước có thu nhập thấp

31

38

31

25

25

50

Toàn thế giới

7

38

55

4

32

64

            I. Nông – lâm – ngư nghiệp, II. Công nghiệp – Xây dựng, III. Dịch vụ.

Để thể hiện cơ cấu GDP của thế giới và các nhóm nức, thời kì 1980 – 2004 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Miền.                        B. Đường.                         C. Cột ghép.                      D. Cột chồng.

Câu 27. Nước ta có GDP cao hơn GNI do nguyên nhân nào sau đây?

A. Thị trường nước ngoài ngày càng thu hẹp.       

B. Trình độ của lực lượng lao động ngày càng cao.                                         

C. Tiếp nhận đầu tư lớn hơn đầu tư ra nước ngoài.                                         

D. Nền kinh tế phát triển, vốn đầu tư ra nước ngoài lớn.

Câu 28. Hiện nay, quốc gia nào sau đây có GDP/người cao nhất trên thế giới?

A. Quatar.                     B. Hoa Kỳ.                        C. Ireland.                         D. Ảrập Saudi.

Câu 29. Quốc gia nào sau đây có GDP bình quân đầu người cao nhất ở khu vực Đông Nam Á?

A. Singapo.                   B. Bruney.                         C. Malaixia.                       D. Thái Lan.

Câu 30. Cho bảng số liệu:

            Một số sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp của thế giới, thời kì 1990 – 2010

Năm

1990

1995

2000

2010

Lúa mì

592,3

542,6

585,1

653,4

Nuôi trồng thủy sản

16,8

25,6

45,7

59,9

Diện tích rừng (triệu tấn)

3440

3455

3869

4033

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp của thê giới, thời kì 1990 – 2010 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Đường.                    B. Tròn.                             C. Miền.                            D. Cột ghép.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1D

2D

3B

4D

5B

6B

7D

8C

9C

10B

11B

12C

13A

14D

15B

16B

17B

18C

19D

20A

21B

22B

23C

24D

25A

26D

27C

28A

29A

30A

 

Chu de 17. CO CAU NEN KINH TE.zip