Chủ đề 9: Thủy quyền một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông

Chủ đề 9: THỦY QUYỀN MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Thủy quyển

1. Khái niệm

Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.

2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất

– Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước biển và đại dương bốc hơi (do tác dụng của gió, nhiệt độ,…) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa trên mặt biển và đại dương.

– Vòng tuần hoàn lớn: Nước biển và đại dương bốc hơi và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biến.

– Ý nghĩa:

+ Nhờ có vòng tuần hoàn mà nước có sự điều hoaf nhiệt, ẩm giữa đại dương và lục địa, giữa các vùng ẩm ướt và khô hạn, tạo thuận lợi cho sự sống.

+ Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng, góp phần duy trì và phát triển sự sống trên Trái Đất.

+ Tác động sâu sắc đến khí hậu thủy văn, làm thay đổi địa hình cảnh quan Trái Đất.

II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông

1. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm

– Ở vùng khí hậu nóng hoặc nơi có địa hình thấp của khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa nên nước sông phụ thuộc chủ yểu vào nước mưa.

– Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là băng tuyết tan.

– Ở những nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chế độ nước sông.

2. Địa thế, thực vật, hồ đầm

a. Địa thế

Nơi nào có độ dốc lớn, nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh; nơi nào bằng phẳng thì nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.

b. Thực vật

– Lớp phủ thực vật phát triển mạnh có tác dụng điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt; lớp phủ thực vật bị phá hủy làm cho chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ gây ra lũ lụt.

– Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn hạn chế lũ.

c. Hồ đầm

– Hồ đầm nổi với sông có tác dụng điều hòa chế độ nước sông: khi nước sông lên, nước sông chảy vào hồ đầm; mùa nước cạn: từ hồ đầm chảy ra làm sông đỡ cạn.

III. Một số sông lớn trên Trái Đất

Xem tiếp:  Chủ đề 17: Cơ cấu nền kinh tế - Địa lí lớp 10

– Sông Nin.

– Sông A-ma-dôn.

– Sông I-ê-nít-xây.

 

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thủy quyển bao gồm

A. nước trên các sông, suối, ao hồ.                        

B. hơi nước bốc lên từ sông suối, ao, hồ, thực vật.

C. nước trên các biển, đại dương, sông, suối, ao, hồ.                                      

D. nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.

Câu 2: Trong thủy quyển, nguồn nước nào sau đây chiếm tỉ lệ cao nhất (97,4%)?

A. Nước ngầm.            

B. Nước mặn ở các biển, đại dương.                     

C. Nước ở sông, suối, hồ và hơi nước.                  

D. Băng tuyết trên các đỉnh núi cao và ở 2 cực.

Câu 3: Trong thủy quyển, nguồn nước nào sau đây chiếm tỉ lệ thấp nhất (0,02%)?

A. Nước ngầm.            

B. Nước mặn ở các biển, đại dương.                     

C. Nước ở sông, suối, hồ và hơi nước.                  

D. Băng tuyết trên các đỉnh núi cao và ở 2 cực.

Câu 4: Nguồn nước ngọt ngày càng cạn kiệt không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Mực nước biển dâng cao.                                  

B. Sự cố đắm tàu, tràn dầu.                                   

C. Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp.               

D. Rác thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp.

Câu 5: Vòng tuần hoàn của nước vận hành nhờ nguồn năng lượng chính nào sau đây?

A. Năng lượng gió.                                                  B. Năng lượng thủy triều. 

C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.                            D. Năng lượng trong lòng Trái Đất.

Câu 6: Vòng tuần hoàn nhỏ thường gồm các quá trình nào sau đây?

A. Bốc hơi – ngưng đọng và mưa.                          

B. Bốc hơi – ngưng đọng, mưa, dòng chảy mặt.    

C. Bốc hơi – ngưng đọng, mưa, dòng chảy ngầm. 

D. Bốc hơi – ngưng đọng, mưa, dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm.

Câu 7: Vòng tuần hoàn lớn thường gồm các quá trình nào sau đây?

A. Bốc hơi – ngưng đọng và mưa.                          

B. Bốc hơi – ngưng đọng, mưa, dòng chảy mặt.    

C. Bốc hơi – ngưng đọng, mưa, dòng chảy ngầm. 

D. Bốc hơi – ngưng đọng, mưa, dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm.

Câu 8: Mực nước ngầm không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Dòng biển.              

B. Lớp phủ thực vật.    

C. Địa hình, cấu tạo đất đá.                                   

D. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.

Câu 9: Dựa vào tính chất của nước, hồ được chia thành

A. hồ móng ngựa và hồ băng hà.                            B. hồ miệng núi lửa và hồ kiến tạo.  

C. hồ móng ngựa và hồ kiến tạo.                            D. hồ nước ngọt và hồ nước mặn.

Câu 10: Hồ hình thành từ một khúc uốn sông được gọi là

A. hồ kiến tạo.                                                         B. hồ băng hà.                  

Xem tiếp:  Chủ đề 7: Sự phân bố khí áp – một số loạI gió chính

C. hồ móng ngựa.                                                    D. hồ miệng núi lửa.

Câu 11: Các hồ ở Đông châu Phi hình thành do sụt đất là dạng hồ nào sau đây?

A. Hồ kiến tạo.                                                        B. Hồ băng hà.                  

C. Hồ móng ngựa.                                                   D. Hồ miệng núi lửa.

Câu 12: Các hồ cạn dần không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Nước bốc hơi nhiều và cạn dần.                       

B. Sông đào lòng sâu rút bớt nước của hồ.            

C. Thực vật trong hồ phát triển quá mạnh.            

D. Do phù sa sông lắng đọng và lấp dần đáy hồ.

Câu 13: Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới là

A. hồ Eyer ở úc.                                                       B. hồ Baikal ở Nga.          

C. hồ Tchad ở Trung Phi.                                       D. hồ muối lớn ở Hoa Kỳ.

Câu 14: Tốc độ dòng chảy của sông chịu ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây?

A. Lưu lượng nước, chiều dài con sông.                

B. Chiều dài con sông, lưu lượng phù sa.              

C. Độ dốc lòng sông, chiều rộng lòng sông.          

D. Diện tích lưu vực, hướng chảy con sông.

Câu 15: Sông ngòi ở vùng nào sau đây có lượng nước đầy quanh năm?

A. Xích đạo.                                                            B. Nhiệt đới gió mùa.       

C. Cận nhiệt lục địa.                                                D. Cận nhiệt Địa Trung Hải.

Câu 16: Chế độ nước sông ngòi ở kiểu nhiệt đới gió mùa có đặc điếm nào sau đây?

A. Sông cạn quanh năm.                                        

B. Lượng nước lớn quanh năm.                             

C. Lượng nước cả năm nhỏ, tập trung vào mùa đông.                                     

D. Thay đổi theo mùa, mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô.

Câu 17: Sông ngòi ở kiểu khí hậu nào sau đây có tổng lượng nước cả năm rất nhỏ và tập trung vào mùa đông?

A. Ồn đới lục địa.                                                    B. Ồn đới hải dương.       

C. Cận nhiệt lục địa.                                                D. Cận nhiệt Địa Trung Hải.

Câu 18: Sông ngòi có lũ lớn vào mùa xuân diễn ra ở kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Cận nhiệt lục địa.                                                B. Cận nhiệt gió mùa.       

C. Cận nhiệt Địa Trung Hải.                                   D. Ôn đới lục địa.

Câu 19: Mực nước lũ ở các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào sau đây?

A. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn và tập trung.   

B. Sông dài, lòng sông rộng, lượng mưa lớn tập trung.                                   

C. Sông dài, thoải, lượng mưa nhỏ nhưng kéo dài trong nhiều ngày.             

D. Sông dài, lòng sông hẹp, lượng mưa kéo dài trong nhiều ngày.

Câu 20: Mùa lũ thường đến sau mùa mưa khoảng.

A. 1 tháng.                    B. 2 tháng.                         C. 3 tháng.                         D. 4 tháng.

Câu 21: Sông nào sau đây có chế độ nước điều hòa nhất?

Xem tiếp:  Chủ đề 4. Tác động của nộI lục đến địa hình bề mặt tráI đất

A. Sông Hồng.                                                         B. Sông Cả.                      

C. Sông Đồng Nai.                                                  D. Sông Mê Kông.

Câu 22: Sông nào sau đây dài nhất thế giới?

A. Sông Nin.                                                            B. Sông A-ma-dôn.          

C. Sông Von-ga.                                                      D. Sông I-ê-nít-xây.

Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không đúng về sông A-ma-dôn?

A. Có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới.             

B. Bắt nguồn từ dãy Andes, đổ ra Đại Tây Dương.                                         

C. Chế độ nước sông thay đổi theo mùa.               

D. Lưu lượng nước trung bình lớn nhất thế giới.

Câu 24: Sông I-ê-nít-xây có lũ lớn vào mùa nào sau đây?

A. Mùa xuân.                B. Mùa hạ.                         C. Mùa thu.                       D. Mùa đông.

Câu 25: Về mùa cạn, lưu lượng nước ở hạ lưu sông Nin vẫn còn khá lớn do nguyên nhân nào sau đây?

A. Ở hạ lưu, lượng mưa còn rất lớn.                      

B. Bắt nguồn từ hồ Victoria ở khu vực Xích đạo. 

C. Chảy qua các thực vật phát triển mạnh nên bốc hơi chậm.                         

D. Được tiếp thêm nước bởi rất nhiều các phụ lưu lớn nhỏ.

Câu 26: Sông A-ma-dôn có lượng nước đầy quanh năm do nguyên nhân nào sau đây?

A. Độ dốc sông lớn, lòng sông rộng.                     

B. Được cung cấp nước từ băng tuyết tan.            

C. Nằm trong khu vực Xích đạo, nhiều phụ lưu.   

D. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiều chi lưu.

Câu 27: Con sông nào sau đây không thuộc vùng nhiệt đới ẩm?

A. Vonga.                     B. A-ma-dôn.                    C. Sông Hồng.                   D. Sông Hằng.

Câu 28: Sông nào sau đây được cung cấp nước từ tuyết tan và lũ xảy ra về mùa xuân?

A. Sông Nin.                                                            B. Sông Nelson.               

C. Sông Mê Kông.                                                  D. Sông A-ma-dôn.

Câu 29: Sông ở Tây Âu nằm trong kiểu vùng khí hậu nào và bốc hơi mạnh vào mùa nào sau đây?

A. Ôn đới hải dương – Mùa xuân.                           B. Ôn đới hải dương – Mùa hạ.         

C. Ôn đới lục địa – Mùa thu.                                   D. Ôn đới lục địa – Mùa đông.

Câu 30: Các con sông ở vùng Nam Âu nằm trong kiểu khí hậu nào và có lũ lớn vào mùa nào sau đây?

A. Cận nhiệt gió mùa – Mùa hạ.                              B. Cận nhiệt gió mùa – Mùa xuân.    

C. Cận nhiệt Địa Trung Hải – Mùa thu.                  D. Cận nhiệt Địa Trung Hải – Mùa đông.

 

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1D

2B

3C

4B

5C

6A

7D

8A

9D

10C

11A

12C

14C

13B

16D

15A

17D

18D

19A

20A

21D

22A

23C

24A

25B

26C

27A

28B

29B

30D

Chu de 9. THUY QUYEN -MOT SO NHAN TO ANH HUONG TOI CHE DO NUOC SONG.zip