CĐ8. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 – 1950)
Chủ đề 8. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 – 1950), nằm trong chuyên đề Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 theo chủ đề thuộc Phần 1: Lịch sử Việt Nam. Chi tiết vui lòng tham khảo link bên dưới:
CHỦ ĐỀ 8:
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG PHÁP (1946 – 1950)
- CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ
- Âm mưu và hành động chiến tranh của Pháp
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6 – 3 – 1946 và Tạm ước ngày 14 – 9 – 1946 với Việt Nam, Chính phủ
Pháp đã bội ước:
– Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta.
– Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, hạ tuần tháng 11 – 1946, thực dân Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn. Tháng 12 – 1946, chúng chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương, đưa thêm viện binh đến Hải Phòng
– Ở Hà Nội, trong các ngày 15, 16 – 12 quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn ở nhiều nơi: đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng trụ sở Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính. Chúng còn cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, gây ra những vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh, đầu cầu Long Biên, khu Cửa Đông… Trắng trợn hơn, trong các ngày 18, 19 – 12 – 1946, tướng Moóc-li-e gửi tối hậu thư đòi ta phá bỏ mọi công sự và chướng ngại trên các đường phố, giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để quân Pháp làm nhiệm vụ giữ trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì chậm nhất là vào sáng 20 – 12 – 1946, quân Pháp sẽ chuyển sang hành động!
- Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng, Chính phủ ta có quyết định kịp thời trước vận nước lâm nguy.
– Ngày 18 và 19 – 12 – 1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát động cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
– Đêm 19 – 12 – 1946, thay mặt Trung ương đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến.
– Ngày 21 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư đến nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước Đồng minh.
– Từ tháng 3 – 1947, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Trường Chinh viết một loạt bài báo giải thích cụ thể về đường lối kháng chiến, đến tháng 9 – 1947 in thành tác phâm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19 – 12 – 1946, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng ngày 12 – 12 – 1946 và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp, đó là: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.
- CUỘC CHIẾN ĐẤU Ở CÁC ĐÔ THỊ PHÍA BẮC VĨ TUYẾN 16
- Cuộc chiến đấu ở thủ đô Hà Nội
– Trưa ngày 19 – 12 – 1946, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã chỉ thị cho các mặt trận trong
cả nước “Chỉ rong vòng 24 giờ là cùng, giặc Pháp sẽ nồ súng. Tất cả hãy sẵn sàng!”
– Khoảng 20 giờ ngày 19 – 12 – 1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện, cuộc chiến đấu bắt đầu. Vệ quốc quân, công an xung phong, tự vệ chiến đấu đồng loạt tiến công các vị trí quân Pháp.
– Từ ngày 19 – 12 đến 29 – 12 – 1946 đã diễn ra những cuộc chiến đấu quyết liệt ở nội thành, hai bên giành nhau từng khu nhà, góc phố như ở Bắc Bộ phủ, Bưu điện Bờ hồ, đầu cầu Long Biên, sân bay Bạch Mai, ga Hàng Cỏ, ở các phố Khâm Thiên, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Da, Hàng Trống…
– Từ ngày 30 – 2 – 1946 đến ngày 17 – 2 – 1947, địch phản công, ta phải thu hẹp phạm vi chiến đấu, chuyển lực lượng về Liên khu I. Trong quá trình chiến đấu, Trung đoàn thủ đô chính thức thành lập.
- Cuộc chiến đấu ở các đô thị khác
– Ở thành phố Nam Định, quân dân ta bao vây địch từ ngày 19 – 12 – 1946 đến 12 – 3 – 1947, loại khỏi
vòng chiến đấu hơn 400 tên.
– Ở thành phố Vinh, ngay từ đầu cuộc chiến đấu, quân dân ta đã buộc địch đầu hàng.
– Ở thành phố Huế, trong 50 ngày đêm quân dân ta bao vây, cô lập sân bay, đánh lùi nhiều cuộc chiến
tranh phá vây của địch.
Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến
lâu đài.
III. TÍCH CỰC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI
- Công tác di chuyển, thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”
– Hơn hai tháng sau khi rút khỏi Hà Nội, các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận, các đoàn thẻ… lên tới
Việt Bắc.
– Nhân dân ở các đô thị nhanh chóng. tản cư ra các vùng hậu phương và tiến hành phá hoại nhà cửa, đường sắt, cầu cống, không cho địch sử dụng với những khẩu hiệu “Vườn không nhà trống”, “Tản cư cũng là kháng chiến”, “Phá hoại để kháng chiến ” v.v..
- Xây dựng lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài
Đảng, Chính phủ lãnh đạo và tổ chức nhân dân cả nước xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt
– Về chính trị, Chính phủ quyết định chia cả nước thành 14 khu hành chính. Các ủy ban hành chính chuyển thành Ủy ban kháng chiến hành chính đề thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Mặt trận dân tộc thống nhất được mở rộng, thành lập Hội Liên Hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).
– Về kinh tế, Chính phủ đề ra các chính sách nhằm duy trì và phát triển sản xuất, trước hết là sản xuất lương thực. Sản lượng lúa năm 1947 đạt 2.189.000 tấn.
– Về quân sự, Chính phủ quy định mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi được tuyển chọn tham gia các lực lượng chiến đấu. Lực lượng vũ trang qua các cấp không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị
– Về văn hóa, phong trào Bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển. Trường phổ thông các cấp được xây dựng. Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng.
- CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU – ĐÔNG 1947
- Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc
– Tháng 4 – 1947, Chính phủ Pháp cử Bô-la-éc sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thay Đác-giăng- li-ơ. Bô-la-éc vạch ra kế hoạch tấn công Việt Bắc nhằm:
+ Đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực của ta.
+ Triệt đường liên lạc quốc tế của ta.
+ Giành giành thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn, nhanh chóng kết thúc chiên tranh.
– Thực dân Pháp huy động 12000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tấn công Việt Bắc từ ngày 7
– 10 – 1947.
- Quân dân ta chiến đấu chống cuộc tấn công Việt Bắc của địch
Khi vừa tấn công Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp
”.
Trên khắp các mặt trận, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, từng bước đây lùi cuộc tiên công của địch.
– Ở mặt trận đường số 3, quân ta đánh trên 20 trận lớn nhỏ buộc Pháp phải rút lui khỏi Chợ Đồn, Chợ
Mới vào cuôi tháng 11 – 1947.
– Ở mặt trận đường số 4, quân ta tiến hành nhiều trận phục kích, tiêu hao nhiều lực lượng địch. Đặc biệt trận phục kích ở Bản Sao – đèo Bông Lau (ngày 30 – 10 – 1947), ta đã phá hủy 27 xe, bắt sống 240 tên địch.
– Ở mặt trận sông Lô, quân ta chặn đánh địch nhiều trận trên sông. Một đoàn tàu chiến địch gồm 5 chiếc, có máy bay yêm trợ, đi từ Tuyên Quang đến Đoan Hùng thì rơi vào trận địa phục kích, bị quân ta bắn cháy hai tàu, bắn bị thương hai tàu khác. Ngày 10 – 11 – 1947, đoàn tàu từ Chiêm Hóa về Tuyên Quang lại bị quân ta phục kích ở Khe Lau (ngã ba sông Gâm – sông Lô), hai tàu chiến, một ca nô bị bắn cháy, hàng trăm tên địch bị tiêu diệt.
Như vậy, hai gọng kìm Đông và Tây của địch đã bị bẻ gẫy, không khép kín lại được.
– Cuộc chiến đấu hơn hai tháng giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại đội quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19 – 12 – 1947. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành.
Quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 địch, bắn rơi l6 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến, ca nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.
Pháp tuy vẫn còn chiếm đóng một số vị trí trên đường số 3, số 4 nhưng không thực hiện được ý đồ “đánh
nhanh, thắng nhanh ”.
Với chiến thắng Việt Bắc, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược chuyển sang giai
đoạn mới.
- ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN TOÀN DIỆN
- Âm mưu cúa Pháp sau thất bại ở Việt Bắc
– Sau thất bại ở Việt Bắc, phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp đòi giảm bớt ngân sách quân sự, đòi chấm đứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương ngày càng lên cao. Pháp nợ Mĩ gần 6 tỉ USD, trong khi vẫn phải tiêu phí cho cuộc chiến tranh Đông Dương mỗi ngày 100 triệu phrăng.
– Trước tình hình đó, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh Đông Dương, từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”
- Cuộc kháng chiến của ta sau thắng lợi ở Việt Bắc
– Thực hiện phương châm chiến lược “đánh !âu dài” nhằm phá tan âm mưu mới của địch, Đảng và Chính phủ ta chủ trương tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến kiến quốc.
– Đầu năm 1949, Chính phủ quyết định tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp.
– Tháng 6 – 1949, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất hai tổ chức.
+ Trên mặt trận quân sự: Đảng và Chính phủ chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích, tiến hành du kích chiến là chính, vận động chiến là phụ, rồi từ du kích tiến dần lên vận động chiến.
+ Trên mặt trận kinh tế: Chính phủ ra các sắc lệnh giảm tô 25%, giảm tức, hoãn nợ, xóa nợ, chia lại ruộng đất công, tạm cấp ruộng đất vắng chủ, ruộng đất cấp từ tay đề quốc, bọn phản động.
Công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển theo quy mô nhỏ và phân tán, chú trọng công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống và chiến đấu.
+ Trên mặt trận văn hóa, giáo dục: Năm 1948, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Trường Chinh đọc báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam, nêu rõ nền văn hóa mới cách mạng Việt Nam được xây dựng theo phương châm: Dân tộc – Khoa học – Đại chúng.
Phong trào “Bình dân học vụ” và giáo dục phổ thông các cấp được duy trì và phát triển. Tháng 7 – 1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông nhằm xóa bỏ những tàn tích của nền giáo dục thực dân phong kiến, “hướng giáo dục phục vụ nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc và đặt nền móng cho nền giáo dục dân tộc, dân chủ Việt Nam.
Link tải File: