Ngữ văn lớp 10 – Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Nội dung kiến thức Chuyên đề 3.

  1. Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
  2. Tấm Cám
  3. Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày
  4. Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

 

Mục tiêu

Kiến   thức

CHUYÊN ĐỀ 3

+    Trình bày được đặc điểm, nội dung, nghệ thuật của các thể loại truyện dân gian: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười.

+   Phân tích được đặc trưng, lời kể, nhân vật, chủ đề của truyền thuyết và cổ tích.

+Thảo    luận về các vấn đề tranh luận trong truyện dân gian: kết thúc truyện Tấm Cám, nhân vật

Mị Châu, An Dương Vương…

+Chỉ    ra được yếu tố gây cười và cái đáng cười trong truyện cười.

+   Phân biệt các chi tiết miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

Kĩ   năng

+Kể    lại được các truyện dân gian đã học bằng lời hoặc bằng sơ đồ.

+   Phác thảo mô hình cấu trúc truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười.

+Viết    đoạn/ bài văn phân tích nội dung, vẻ đẹp nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích.

+Vận    dụng viết văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 

  1. VĂN BẢN VĂN HỌC
  2. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

TRUYỀN THUYẾT TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG, MỊ CHÂU, TRỌNG THỦY

  1. An Dương Vương

– Trong buổi đầu dựng nước:

+Họ    Thục, tên Phán, xây thành ở Đất Việt Thường.

+   Xây dựng Loa thành, chế tạo nỏ thần, đánh thắng quân Triệu Đà xâm lược.

+Được    nhân dân và thần linh giúp đỡ.

→ Vị vua anh minh, có tầm nhìn xa trông rộng, có tinh thần cảnh giác, có công với quốc gia, dân tộc.

– Mất nước:

+Mắc    phải sai lầm:

Kết     tình thông gia với kẻ thù xâm lược.

Để     Trọng Thủy ở rể trong Loa thành.

Mất     lẫy nỏ thần mà không hay biết.

Giặc     đến vẫn điềm nhiên chơi cờ.

+Kết    cục: nước mất, nhà tan, nhà vua phải tự tay chém Mị Châu rồi theo Rùa Vàng xuống biển.

→ Sau thành công buổi đầu dựng nước, chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác cao độ dẫn tới bi kịch nước mất, nhà tan.

  1. Mị Châu

– Công chúa nước Âu Lạc.

– Vô tình để lộ bí mật quốc gia, chỉ đường cho giặc đuổi theo hai cha con.

– Bị cha chém đầu, xác biến thành ngọc thạch, máu trai sò ăn phải biến thành ngọc trai.

→ Nàng công chúa cả tin, ngây thơ, bị chồng lừa dối nên vô tình phạm tội. Phải trả giá đắt cho những sai

lầm của chính mình.

  1. Trọng Thủy

Hoàng tử, con của Triệu Đà.

– Là tên gián điệp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

– Là một người chồng phản bội, người con rể hại cha vợ, phản quốc.

– Phải trả giá bằng mạng sống.

→ Trọng Thủy là nhân vật truyền thuyết phức tạp, bị “mắc kẹt” giữa tham vọng xâm lược với khát vọng

tình yêu, hạnh phúc, phải trả bằng chính mạng sống của mình.

TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM

  1. Giới thiệu chung
  2. Truyện cổ tích: Có ba loại:

Cổ tích về loài vật.

– Cổ tích thần kì.

 

– Cổ tích sinh hoạt.

  1. Cổ tích thần kì

– Số lượng nhiều nhất, nội dung phong phú.

– Xuất hiện các yếu tố thần kì: tiên, Bụt, phép màu…

– Thể hiện ước mơ của nhân dân lao động về hạnh phúc, công bằng, về những năng lực đặc biệt của con

người…

  1. Truyện Tấm Cám

Giới thiệu:

+Thuộc    loại cổ tích thần kì.

+Kiểu    truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

– Ý nghĩa:

+Truyện    gửi gắm ước mơ Thiện thắng Ác hay ước mơ về công bằng trong xã hội.

+Ước    mơ về hạnh phúc và những năng lực tuyệt vời của con người trong hoàn cảnh bị dập vùi đau đớn.

– Nghệ thuật:

+   Hình tượng nhân vật có sự chuyển biến linh hoạt: từ yếu đuối, cam chịu đến mạnh mẽ, chủ động,

kiên quyết đấu tranh bảo vệ sự sống và hạnh phúc.

+Yếu    tố thần kì: ông Bụt, con gà biết nói tiếng người, đàn chim sẻ biết nhặt thóc, xương cá bống biến hóa…

+   Hình ảnh đẹp giàu ý nghĩa: chiếc giày thêu, quả thị, miếng trầu têm cánh phượng…

  1. Trước khi Tấm vào cung

 

Sự việc

Tấm

Mẹ con Cám

Cha Tấm mất

Phải  làm lụng  vất  vả,   ngày đêm

Cám được  mẹ    nuông chiều,  ăn

 

không hết việc.

trắng mặc  trơn,   không phải   làm

 

 

việc nặng.

Đi bắt tép

Chăm chỉ, bắt dược đầy giỏ tép.

Bị Cám lừa lấy hết.

Nuôi cá bống

Bị lừa đi chăn trâu ở đồng xa.

Hai mẹ  con lừa Tấm, bắt  cá bống

 

 

về làm thịt.

Vua mở hội

Không được đi hội, phải ngồi nhặt

Hai mẹ  con bắt Tấm ở  nhà xúng

 

thóc trộn lẫn gạo.

xính lên đường.

Thử giày

Thử giày vừa như in, được rước về

Hai mẹ con ngạc nhiên và hằn học.

 

cung làm hoàng hậu.

 

 

Tấm yếu đuối, cam chịu buộc sống

Mẹ con Cám tìm mọi cách đày đọa,

 

bị đày đọa, bị lừa dối, bị cướp đoạt

hành hạ  Tấm,   không chấp  nhận

 

trắng trợn mọi  giá trị vật chất  và

việc Tấm được vui vẻ, hạnh phúc.

 

tinh thần.

 

 

  1. Sau khi Tấm vào cung

Sự việc

Giỗ cha

Tấm biến   thành  chim

Vàng anh.

Tấm biến     thành   cây xoan đào.

Tấm biến  thành khung

cửi.

Tấm biến thành cây thị.

 

Tấm

Về giỗ cha, trèo lên cây hái cau cúng bố.

Tố cáo tội cướp chồng của Cám. Quẩn quanh hót cho vua nghe. Tán cây che mát khi nhà vua đến.

Tố cáo tội cướp chồng, rủa Cám

sẽ phải trả giá.

Quả thị rơi vào bị bà lão

Tấm trở lại  làm người, về  cung, xinh đẹp hơn xưa.

Tấm  tìm mọi    cách đấu    tranh giành sự sống, hạnh  phúc, đấu tranh để công lý được thực hiện.

 

Mẹ con Cám

Chặt cau giết Tấm, đưa Cám vào cung thay chị.

Bắt  chim  làm thịt,  vứt   lông  ra

vườn.

Nói dối vua.

Chặt cây làm khung cửi, nói dối

nhà vua.

Đốt khung cửi đổ tro ra xa.

Hỏi cách làm đẹp.

Cám bị chết  vì nước  sôi, dì ghẻ chết theo.

Mẹ con Cám không từ thủ đoạn nham hiểm,   tàn  ác  nào để  tận diệt Tấm nhằm bảo vệ quyền lợi

cá nhân.

 

 

Truyện cười TAM ĐẠI CON GÀ

  1. Ý nghĩa

– Phê phán thầy đồ dốt nhưng cố tình che giấu, lấp liếm.

– Càng che giấu cái dốt càng lộ ra một cách ngây ngô.

– Đây cũng là thói xấu của một bộ phận trong quần chúng nhân dân lao động.

  1. Nghệ thuật

– Mâu thuẫn trái tự nhiên:

+Học    trò dốt >< lên mặt văn hay chữ tốt.

+Thầy    đồ >< chữ “kê” không biết.

+Dốt    >< tự cho là giỏi.

+Bị    phát hiện >< tìm cách chống chế.

– Nghệ thuật tăng tiến về mức độ phi lí trong lời nói và hành động của thầy đồ.

Truyện cười NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY

  1. Ý nghĩa

– Phê phán thầy lí nhận của đút, xử thắng kiện cho kẻ nhiều tiền hối lộ.

– Phê phán quan lại tham nhũng làm sai lệch cán cân công lý.

– Cười người nông dân khờ khạo, tiền mất tật mang khi lâm vào cảnh kiện tụng.

  1. Nghệ thuật

 

 

– Màn xử kiện đầy kịch tính: phối hợp giữa lời nói và hành động.

– Chơi chữ “phải”:

+Lẽ    phải.

+Số    tiền đút lót.

– Xây dựng mâu thuẫn giữa: lời đồn “nổi tiếng xử kiện giỏi” >< thực tế xử kiện.

  1. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: Giới thiệu ngắn gọn về Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

Gợi ý làm bài:

Làng Cô Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội hiện vẫn còn những dấu tích gắn liền với truyền thuyết này.

Nội dung: gồm 2 lớp truyện chính:

+Truyện    An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước dưới sự giúp đỡ của Rùa Vàng.

+   Nguyên nhân mất nước của Âu Lạc gắn liền với mối tình Mị Châu – Trọng Thủy.

Xuất xứ văn bản: trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái, ra đời vào cuối thế kỉ XV.

Bài 2: Trong buổi đầu dựng nước, An Dương Vương là vị vua như thế nào?

Gợi ý làm bài:

Trong buổi đầu dựng nước, An Dương Vương là một vị vua tài trí, anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng, có tinh thần cảnh giác, được thần linh và nhân dân ủng hộ:

+Quyết    tâm xây thành cao, đào hào sâu.

+Nghĩ    tới việc chế tạo vũ khí đề phòng đất nước có giặc ngoại xâm.

+Được    Rùa Vàng, Cao Lỗ giúp sức.

+   An Dương Vương có công dựng nước và đánh bại cuộc xâm lược của Triệu Đà.

Bài 3: Vì sao An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Qua chi tiết này, tác giả dân gian gửi gắm thái

độ gì đối với nhà vua?

Gợi ý làm bài:

An     Dương Vương xây Loa thành, chế tạo vũ khí để bảo vệ đất nước, đó là những việc làm

lớn lao, có ý nghĩa lớn với nhân dân, đất nước.

Thực     hiện những việc hợp lòng người, thuận lòng trời nên An Dương Vương được Rùa Vàng

(đại diện cho thần linh) giúp đỡ.

Tưởng     tượng ra sự giúp đỡ của thần linh là cách nhân dân đề cao, ca ngợi công lao của An Dương Vương đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng giặc ngoại xâm của dân tộc.

Bài 4: An Dương Vương đã mắc phải những sai lầm nào khi nhận lời cầu hôn cho con trai của Triệu Đà?

Gợi ý làm bài:

Nhận     lời kết tình thông hiếu với kẻ thù xâm lược.

Cho     Trọng Thủy ở rể trong Loa thành mà không đề phòng.

 

 

Không canh phòng     nỏ thần nghiêm mật khiến lẫy nỏ bị đánh tráo mà không hề hay biết.

Giặc     đánh đến chân thành vẫn điềm nhiên ngồi chơi cờ.

→  An Dương Vương không còn là vị vua anh minh, sáng suốt, có tinh thần cảnh giác như xưa mà chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác cao độ. Những sai lầm liên tiếp khiến nhà vua phải trả giá đắt bằng bi kịch nước mắt, nhà tan.

Bài 5: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về kết thúc: An Dương Vương chém đầu con gái, cầm sừng tê bảy tắc theo Rùa Vàng xuống biển? Kết thúc này cho thấy thái độ, tình cảm của nhân dân đối với An Dương Vương như thế nào?

Gợi ý làm bài:

Kết thúc truyện: An Dương Vương chém đầu con gái, cầm sừng tê bảy tắc theo Rùa Vàng xuống biển:

là kết thúc bi kịch, dữ dội và đầy đau đớn:

+   Chém đầu con gái:

Là hành     động của một vị vua đứng về quyền lợi của dân tộc để thực thi công lí.

Là hành     động đau đớn của một người cha – vị vua không có lựa chọn thứ hai.

+    Nhà vua cầm sừng tê bảy tác theo Rùa vàng xuống biển: huyền thoại hóa cái chết của nhà vua. Để mất nước,  nhà vua phải trả  giá bằng  cái chết nhưng  trong tâm thức của  nhân dân, An Dương Vương vẫn là một vị vua có công với quốc gia, dân tộc nên kết thúc này bất tử hóa cái chết của nhà vua. Ông sống mãi cùng sóng nước biển Đông, trong niềm thương nhớ và tiếc nuối của nhân dân Âu Lạc. Nhưng để mất nước, nhà vua phải trả giá.

Kết thúc truyền thuyết cho thấy thái độ công bằng của nhân dân: có tội phải trả giá, có công được ghi

nhớ, biết ơn.

Bài 6: Nhân vật Mị Châu gợi cho anh/chị những cảm xúc, suy nghĩ gì?

Gợi ý làm bài:

Khi đánh giá về nhân vật Mị Châu học sinh có thể có: có nhiều cách, suy nghĩ khác nhau.

Một vài gợi ý:

Là     người con gái yêu say đắm, tin hết lòng và rất mực thủy chung trong tình yêu.

Là nàng công chúa ngây     thơ, nhẹ dạ, cả tin, bị lừa dối: tiết lộ bí mật nỏ thần, làm dấu để kẻ thù

đuổi theo hai cha con.

Mị     Châu phải trả giá cho những sai lầm của mình bằng cái chết đau đớn

Mặt     khác, những hóa thân của Mị Châu: xác biến thành ngọc thạch, máu trai sò ăn phải biến thành ngọc trai cho thấy lời khấn linh nghiệm. Mị Châu bị Trọng Thủy – chồng nàng lừa dối mà vô tình phạm tội.

→ Nhân dân thể hiện thái độ công bằng với nàng: có tội phải trả giá, oan ức được giải oan (chi tiết hóa thân, hình ảnh ngọc trai – giếng nước). Đó là thái độ bao dung, đầy cảm thông, thấu hiểu nhưng cũng hết sức công bằng của người xưa.

Xem tiếp:  Ngữ văn lớp 10 - Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Bài 7: Có nhiều nhận định khác nhau về nhân vật Trọng Thủy:

 

 

Trọng     Thủy là một người tình chung thủy.

Trọng     Thủy là một nạn nhân của chiến tranh.

Trọng     Thủy là tên gián điệp nguy hiểm, là kẻ thù muôn đời của nhân dân Âu Lạc.

Cho biết ý kiến của anh/chị.

Gợi ý làm bài:

Những ý kiến trên chỉ cho thấy một khía cạnh trong tính cách của nhân vật Trọng Thủy. Để đánh giá

đúng về nhân vật này cần nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau.

Gợi ý: Trọng Thủy là nhân vật truyền thuyết khá phức tạp với nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa tình yêu và nghĩa vụ, giữa tham vọng quyền lực và khát vọng hạnh phúc…

+Với    Triệu Đà: Trọng Thủy là một đứa con có hiếu, một bề tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có công lớn với đất nước.

+Với    An Dương Vương: Trọng Thủy là đứa con (con rể) bất hiểu, một bề tôi bất trung, một tội đồ của Âu Lạc.

+Với    Mị Châu: một người chồng dối lừa, lợi dụng tình yêu và sự ngây thơ của Mị Châu để đánh cắp bí mật quân sự, trực tiếp đẩy vợ vào chỗ chết. Mặt khác, hắn cũng hết sức thương nhớ, đau lòng khi Mị Châu mất. Đau khổ đến nhảy xuống giếng tự tử.

Trọng Thủy là nhân vật truyền thuyết phức tạp, bị “mắc kẹt” giữa tham vọng xâm lược với khát vọng

tình yêu, hạnh phúc, phải trả bằng chính mạng sống của mình.

Bài 8: Anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh ngọc trai – giếng nước?

Gợi ý làm bài:

Hình ảnh ngọc trai – giếng nước:

+   Là hình ảnh đẹp, có giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ cao.

+    Hình ảnh này không nhằm ca ngợi kẻ thù hay tình yêu chung thủy. Bởi lẽ, với nhân dân Âu Lạc, Trọng Thủy muôn đời là kẻ thù thâm độc đã đẩy Âu Lạc vào cảnh mất nước. Nhân dân không thể tha thứ, cho tội lỗi này.

Ý nghĩa:

+    Hình ảnh ngọc trai: phù hợp với lời khấn nguyện của Mị Châu trước khi chết, minh chứng cho tâm lòng trong sáng của nàng.

+    Hình ảnh giếng nước nơi Trọng Thủy thương nhớ Mị Châu, lao đầu xuống tìm cái chết là chứng nhận cho sự hối lỗi muộn màng, sự trả giá của Trọng Thủy với những lỗi lầm mình gây ra.

+    Hình ảnh ngọc trai đem rửa bằng nước giếng Trọng Thủy sáng đẹp hơn: thêm một lần nữa chứng minh tấm lòng trong sáng của Mị Châu. Nàng bị dối gạt và kẻ dối gạt đã phải “cúi đầu” thừa nhận điều này.

Bài 9: Anh/chị nhận được những bài học nào cho mình từ truyền thuyết này?

Gợi ý làm bài:

Bài học về tinh thần cảnh giác với kẻ thù.

 

Bài học về cách xử lí đứng đắn mối quan hệ giữa cái riêng – cái chung, giữa nhà – nước, giữa cá nhân

– cộng đồng, giữa tình cảm – lí trí:

+Cần    đặt cái chung lên trên cái riêng, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân, gia đình.

+Giải    quyết mối quan hệ giữa lí trí và tình cảm đúng mực.

Bài 10: Theo anh/chị điều gì làm nên sức hấp dẫn của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng

Thủy?

Gợi ý làm bài:

Sức hấp dẫn của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy:

+Cốt    truyện li kì, hấp dẫn: có hai sự việc chính: An Dương Vương dựng nước và giữ nước; An

Dương Vương để mất nước lồng vào câu chuyện tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy.

+Sử    dụng các chi tiết thần kì: sứ Thanh Giang, móng Rùa Vàng làm lẫy nỏ thần, sự hóa thân của

các nhân vật…

Bài 11: Kết thúc truyện cho thấy thái độ của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử như thế nào?

Gợi ý làm bài:

Thái độ của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử:

+    An Dương Vương để mất nước phải trả  giá bằng việc tự  tay chém con gái, bản  thân nhà vua không thể tiếp tục sống ở cõi trần. Nhưng An Dương Vương có công dựng nước và giữ nước buổi đầu nên ông bất tử cùng sóng nước biển Đông, sống mãi trong lòng nhớ thương và tiếc nuối của nhân dân.

+Mị    Châu tiếp tay cho kẻ thù xâm lược, khiến An Dương Vương mất nước, lại tiếp tục chỉ đường cho giặc đuổi theo cha nên phải trả giá bằng cái chết đau đớn, bị thần Kim Quy gọi là “giặc”. Mặt khác, Mị Châu phạm tội do ngây thơ, cả tin, bị chồng lừa dối nên Mị Châu được minh oan sau khi chết.

+Trọng    Thủy là tội đồ của Âu Lạc, là kẻ đẩy Mị Châu vào tội lỗi nên hắn xứng đáng phải trả giá bằng cái chết. Mặt khác, Trọng Thủy cũng là nạn nhân của chiến tranh, bị mắc kẹt giữa tham vọng bá chủ và khát vọng hạnh phúc nên sự “hối lỗi’ của hắn được phần nào nhìn nhận qua chi tiết nước giếng rửa ngọc trai.

Như vậy, thái độ chung của nhân dân qua truyền thuyết này là nghiêm khắc, công bằng, phân minh công – tội nhưng cũng đầy thấu hiểu, độ lượng và bao dung.

Bài 12: Truyện cổ tích có mấy loại? Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích nào?

Gợi ý làm bài:

Truyện cổ tích có ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt.

Tấm Cám:

+Thuộc    truyện loại truyện cổ tích thần kì.

+Kiểu    truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

 

 

Bài 13: Nội dung chính của truyện Tấm Cám là gì? Đằng sau xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám anh/chị nhận ra xung đột nào trong xã hội?

Gợi ý làm bài:

Nội dung chính của truyện Tấm Cám: xoay quanh mâu thuẫn từ thấp đến cao rồi dẫn tới xung đột

gay gắt giữa Tấm và mẹ con Cám.

Mâu thuẫn và xung đột trong truyện đã phản ánh:

+    Mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (dì ghẻ >< con chồng) mà nguyên nhân chính xoay quanh những quyền lợi vật chất (vấn đề thừa kế).

+    Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác (Tấm đại diện cho những người lương thiện, dì ghẻ và Cám đại diện cho những kẻ bất lương).

Bài 14: Phân tích hình tượng nhân vật Tấm trước khi vào cung. Sự xuất hiện của ông Bụt trong giai đoạn

này có ý nghĩa gì?

Gợi ý làm bài:

Hình tượng nhân vật Tấm trước khi vào cung: Dựa vào phần Kiến thức trọng tâm. Chú ý làm rõ:

+   Hoàn cảnh:

Tấm     là cô gái mồ côi, bất hạnh, thiệt thòi: mất cả cha lẫn mẹ, sống với dì ghẻ cay nghiệt và

Cám (em cùng cha khác mẹ xuýt xoát tuổi Tấm nhưng được mẹ hết mực cưng chiều).

Tấm     bị dì ghẻ bắt làm việc vất vả, ngày đêm không hết việc.

+   Tính cách và số phận:

Tấm     hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, làm việc không ngơi tay.

Tấm     bị dì ghẻ và Cám lừa dối, cướp đoạt trắng trợn tất cả những gì thuộc về Tấm: cái yếm đỏ,

con cá bống, niềm vui đi dự hội nhỏ nhoi.

Tấm     yếu đuối, cam chịu, chỉ biết khóc trước những bất công, oan trái đến với mình.

Sự xuất hiện của ông Bụt:

+   Luôn xuất hiện đúng lúc khí Tấm bị lừa gạt, bị cướp đoạt, khi Tấm bề tắc, đơn độc.

+    Là nhân vật phù trợ thần kì, giúp Tấm vượt qua lúc khó khăn, hoạn nạn. Nhờ sự trợ giúp của Bụt, Tấm mới gặp được vua và được hưởng hạnh phúc.

+Bụt    đại diện cho sự giúp đỡ của thế lực siêu nhiên, đứng về phía người tốt, giúp người tốt vượt

qua khó khăn, hoạn nạn để đi tới hạnh phúc.

+Bụt    gửi gắm ước mơ của nhân dân vào việc: ở hiền gặp lành, người tốt được hạnh phúc, may mắn.

→ Trước khi vào cung, Tấm là cô gái mồ côi bất hạnh. Tấm yếu đuối, cam chịu cuộc sống bị đày đọa, bị lừa dối, bị cướp đoạt trắng trợn mọi giá trị vật chất và tinh thần.

Bài 15: Trình bày suy nghĩ của anh chị về nhân vật Tấm sau khi vào cung. (Cô đã có những thay đổi nào so với cô Tấm trước đây? Những hóa thân liên tiếp của Tâm có ý nghĩa gì?)

Gợi ý làm bài:

Nhân vật Tấm sau khi vào cung:

 

 

+Tấm    vẫn là cô gái thảo hiền, hiếu nghĩa, chăm chỉ:

Dù là hoàng     hậu, vẫn nhớ ngày giỗ cha, xin phép vua về nhà để soạn cổ cúng cha giúp dì.

Vâng     lời dì trèo lên hái cau cúng cha.

+Tấm    mạnh mẽ, quyết liệt, chủ động trong hành trình chống lại cái ác:

Nguyên nhân     của sự thay đổi: Mẹ con mẹ Cám lừa Tấm trèo lên hái cau rồi chặt cau hại Tấm chết. Từ chỗ bị tước đoạt những thứ thuộc về vật chất  và tinh thần, Tấm bị dồn đến bước đường cùng: mất đi mạng sống, mất tất cả. Tấm không còn lựa chọn nào khác là phải chiến đấu quyết liệt, đòi lại những thứ vốn thuộc về mình.

Tấm     không còn ngồi khóc, ông Bụt cũng không xuất hiện. Thay vào đó, Tấm chủ động hóa thân, chủ động “chiến đấu” một mình với mẹ con Cám.

+Mẹ     con Cám tìm đủ mọi cách giết Tấm: chặt cau, giết chim vàng anh, chặt xoan đào, đốt khung cửi. Tấm liên tiếp hóa thân thành những sự vật khác nhau để bảo vệ mình, bảo vệ hạnh phúc và lớn tiếng tố cáo tội ác của mẹ con Cám.

+   Ý nghĩa của những hóa thân liên tiếp:

Chim vàng anh, cây xoan     đào, khung cửi, quả thị là những vật bình dị thân thương trong cuộc sống thôn quê, là những hóa thân rất đẹp. Chim Vàng anh: loài chim đẹp, có tiếng hót trong trẻo. Cây xoan đào: loài cây phổ biến ở vùng Bắc Bộ, cứng cáp, thân vươn thẳng, hoa đẹp giản dị. Khung cửi: vật dụng quen thuộc với người phụ nữ xưa. Quả thị: vàng ươm, hương thơm nồng nàn, thường được để trong nhà tạo cảm giác dễ chịu.

Thể     hiện sức sống mãnh liệt của Tấm, Tấm có sức trỗi dậy phi thường và quyết tâm trở về tìm

hạnh phúc.

Thể     hiện trưởng thành, mạnh mẽ và thông minh của Tấm trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác. Nếu mẹ con Cám có trăm phương nghìn kế để hãm hại Tấm, Tấm cũng hết sức mạnh mẽ và linh hoạt trong những biến hóa khác nhau để bảo vệ mình.

Niềm     tin mãnh liệt của nhân dân vào sức mạnh của cái thiện, vào việc cái thiện nhất định sẽ chiến thắng cái ác.

Tấm vẫn là cô gái nhân hậu khi về cung mà không trừng trị mẹ con Cám. Mẹ con Cám tự chuốc lấy

cái chết thảm hại cho mình bởi lòng tham và dã tâm khôn cùng.

→ Tóm lại,  sau khi vào cung, Tấm  không còn là cô gái hiền  lành, cam chịu,  luôn cúi đầu trước những bất hạnh của đời mình. Ngược lại, Tấm mạnh mẽ, chủ động trong cuộc đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ sự sống và hạnh phúc của chính mình.

Bài 16: Tại sao sau khi Tấm vào cung, ông Bụt không xuất hiện nữa?

Gợi ý làm bài:

Sau khi Tấm vào cung, ông Bụt không xuất hiện nữa vì:

 

 

+Trước    khi vào cung, mỗi lần bị mẹ con Cám hãm hại, Tấm đều ôm mặt khóc. Điều này thể hiện sự cam chịu, lúc này Tấm chưa ý thức được nỗi khổ của mình nên rất cần sự giúp đỡ của ông Bụt – hiện thân cho công lý, lẽ phải.

+    Sau khi Tấm vào cung, đặc biệt sau khi bị mẹ con Cám chặt gốc cau khiến Tấm chết, lúc này Tấm mới thực sự hiểu rõ căn nguyên bị kịch của mình. Bởi ý thức rõ bi kịch của mình là do có kẻ cố tình hãm hại, ý chí vùng lên để tự mình tìm ra cách giải quyết trở lên mãnh liệt. Bởi vậy nếu lúc đầu Bụt làm thay tất cả thì giờ đây, chim Vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị không thay Tấm trong cuộc chiến đấu mà chỉ là nơi Tấm tạm ẩn mình để đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn.

Xem tiếp:  Ngữ văn lớp 10 - Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX

Bài 17: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về kết thúc truyện Tấm Cám. (Tấm giết Cám để trả thù hay Cám

phải trả giá cho sự tham lam và độc ác của chính mình)

Gợi ý làm bài:

Kết thúc truyện:

+Tấm    trở về được vua yêu thương như xưa.

+Tấm    không trừng phạt mẹ con Cám, không nhắc lại chuyện đã qua.

+   Cám hỏi chị cách làm đẹp, Tấm bày cho. Cám chết. Di ghẻ lăn đùng ra chết theo Cám.

Nhận xét:

+Tấm    không trừng phạt Cám và mẹ ghẻ sau khi trở về cung. Không đòi công lý được thực thi dù cô đang ở ngôi vị hoàng hậu. Có lẽ, Tấm vẫn nghĩ đến tình chị em, đến mối quan hệ gia đình mà bỏ qua.

+    Cám không hề ăn năn, hối hận, ngược lại trơ tráo hỏi Tấm về cách làm đẹp. (Câu hỏi này hé lộ việc Cám không hề từ bỏ việc tranh giành quyền lực, địa vị, hạnh phúc với Tấm). Câu hỏi của Cám, nhắc cho Tấm nhớ tới việc mẹ con Cám đã hại chết mình năm lần bảy lượt vừa qua.

Tấm bày cho Cám cách làm đẹp. Cám tin và làm theo. Như vậy, Cám tự chuốc lấy cái chết cho mình.

+   Cám chết vì tham lam, độc ác và ngu xuẩn.

+Mẹ    Cám chết theo con là sự trả giá tất yếu.

Ý nghĩa của kết truyện:

+Phản    ánh ước mơ, niềm tin của nhân dân về công bằng xã hội: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

+Khẳng    định sức mạnh của  cái thiện  trong cuộc đấu  tranh với  cái ác: cái thiện  luôn luôn chiến thắng.

Bài 18: Tấm Cám là truyện cổ tích thần kì tiêu biểu của Việt Nam. Tìm những dẫn chứng trong truyện để

làm sáng tỏ nhận định trên.

Gợi ý làm bài:

Truyện có nhiều yếu tố thần kì:

+   Nhân vật thần kì: ông Bụt, cá Bống.

+Sự    vật thần kì: chim Vàng anh biết nói, khung cửi biết nói, cây thị chỉ có duy nhất một quả thị…

+Sự    việc thần kì:

 

 

Cá     Bống nghe Tấm gọi thì nổi lên ăn cơm.

Từ     xương cá bống hóa thành quần áo đẹp.

Chim     biết nhặt thóc, gạo.

Ngựa     nhà vua đi đến chỗ Tấm rơi giày thì không đi tiếp.

Quá trình hóa thân     của Tấm.

Bài 19: Chỉ ra những bài học mà anh/chị có thê nhận ra từ truyện Tâm Cám.

Gợi ý làm bài:

Những bài học từ truyện Tấm Cám:

+Ở    hiền gặp lành, ác giả ác báo.

+    Cái ác có trăm phương nghìn kế để hãm hại cái thiện, vì vậy cái thiện/ người thiện cũng cần hết sức mạnh mẽ, linh hoạt trong những phương thức đấu tranh.

+    May mắn do người khác mang lại nhanh chóng sẽ mất đi, chỉ những gì ta nỗ lực tạo dựng sẽ còn ở lại.

Hạnh phúc chỉ thực sự vững bền nếu do ta tạo nên.

+Cuộc    đấu tranh với cái ác/ người ác là vô cùng cam go, hiểm nguy, không được sợ hãi, nản lòng, không được buông xuôi.

+   Luôn có lối thoát trong những hoàn cảnh tăm tối nhất nếu vững tin vào chính bản thân mình.

+Hạnh    phúc không tự đến, cũng không tự đi, nó chỉ đến và ở lại với những ai biết trân trọng và vun

đắp.

+   …

Bài 20: Trình bày hiểu biết của anh/chị về truyện cười dân gian.

Gợi ý làm bài:

Truyện cười:

+   Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn.

+Nội    dung: kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười.

+   Hình thức: kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.

Có hai loại truyện cười:

+Truyện    khôi hài: chủ yếu nhằm mục đích giải trí (song vẫn có ý nghĩa giáo dục).

+Truyện    trào phúng: nhằm mục đích phê phán những thói hư tật xấu hoặc các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn xưa…

Bài 21: Trong truyện Tam đại con gà, nhân vật thầy đồ liên tiếp gặp phải những tình huống khó xử, đó là

những tình huống nào? Thầy đã giải quyết ra sao? Anh/chị có nhận xét gì về cách giải quyết của thầy đồ.

Gợi ý làm bài:

 

Tình huống khó xử

Cách giải quyết của thầy đồ và nhận xét

Thầy bị  trò hỏi gấp về chữ  “kê”

trong khi thầy không biết.

Thầy   nói liều: “dủ dỉ là con dù dì”.

→ Cái dốt đã được định lượng. Làm thầy mà một chữ trong cuốn

 

 

 

sách vỡ lòng thầy cũng không biết đọc, thầy nói liều cũng không có

căn cứ vì trong thực tế không có con vật nào tên là con dù dì.

Bảo   học trò đọc khẽ.

→ thầy giấu dốt và sĩ diện hão.

Khấn   thổ công và xin ba quẻ âm dương.

→ Thầy đồ đã dốt lại còn mê tín.

Sau khi   Thổ công cho ba đài được cả ba, thầy cho trò đọc to.

→ Dốt nhưng tự cho mình là giỏi, cái dốt đã được khuếch đại và nâng lên.

 

Bố học  trò, một người  nông dân

Thầy    tự nhận thầm là mình dốt, song lại đổ tội cho thổ công.

Tìm cách   chống chế: dạy để cho trò biết đến “tam đại con gà”.

→ Cách giải thích vô lí: gỡ bí một cách liều lĩnh để giấu dốt.

 

chất vấn thầy.

Dù bị đặt vào các tình huống khó xử thầy đồ vẫn cố gắng che giấu, càng che giấu bản chất dốt càng lộ

ra.

Bài 22: Có ý kiến cho rằng: truyện Tam đại con gà nhằm phê phán anh học trò dốt. Cho biết ý kiến của anh/chị. Theo anh chị, trong truyện này, tác giả dân gian đã làm bật lên tiếng cười bằng những yếu tố nào?

Gợi ý làm bài:

Truyện không chỉ phê phán anh học trò dốt mà còn phê phán thói giấu dốt của một bộ phận quần chúng nhân dân. Bởi lẽ, không phải ai cũng giỏi hết mọi thứ, nếu dốt mà chịu khó học hỏi để tiến bộ thì không đáng cười. Ở đây, cái đáng cười là anh học trò là dốt nhưng lại lên mặt dạy đời, dốt nhưng tìm mọi cách che giấu cái dốt, càng ra sức che đậy bản chất dốt nát càng bị lộ tẩy. Sâu xa hơn, thói giấu dốt của anh học trò còn có thể gây nguy hại cho xã hội khi anh đứng ở tư thế một ông thầy dạy trẻ.

Tác giả dân gian đã làm bật lên tiếng cười bằng những yếu tố:

+    Phát hiện ra mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật chính: dốt >< khoe giỏi, dốt >< làm thầy dạy người khác.

+Đề    nhân vật tự bộc lộ chân dung.

+Thủ     pháp tăng tiến: thầy càng ra sức che đậy, bản chất dốt nát càng lộ tẩy khiến chân dung thầy hiện lên thật bi hài.

Bài 23: Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày mở đầu bằng thông tin: “Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi”. Phân tích cách xử kiện “giỏi” của thầy lí.

Gợi ý làm bài:

Cách xử kiện “giỏi” của thầy lí:

+    Danh tiếng thầy lí: truyện mở đầu bằng nhận định: “Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi”: một lời khen, một nhận định đánh giá cao tài năng của thầy lí, người cầm cân nảy mực ở làng.

+Thực    tế cách xử kiện qua một trường hợp cụ thể: vụ Cải kiện Ngô.

Thầy     lí không điều tra, không phân tích tình hình.

 

 

Ngô và     Cải đều đút lót trước cho thầy lí.

→ Thầy lí sẽ xử kiện ra sao khi nhận của đút lót từ hai phía. Điều này gợi sự tò mò cho người đọc.

Ngô     được xử thẳng kiện vì đã lo lót cho thầy lí số tiền nhiều gấp đôi Cải.

Cải     mất tiền, còn bị đánh 10 roi.

Thầy     lí “giải thích” cho Cải biết vì sao anh ta thua kiện: vì nó “phải” bằng hai mày.

→ Tiếng cười bật lên ở chỗ: thầy lí “giỏi” thật nhưng hóa ra đó là “giỏi” nhận của đút, cán cân công lí do

thầy giữ hoàn toàn bị điều khiển bởi sức mạnh của đồng tiền.

Bài 24: Theo anh/chị, truyện Nhưng nó phải bằng hai mày nhằm phê phán đối tượng nào trong xã hội? Nghệ thuật gây cười của truyện có gì đặc sắc?

Gợi ý làm bài:

Truyện nhằm phê phán:

+Truyện     phê phán một bộ phận quan lại tham lam, nhũng nhiễu, nhận hối lộ để làm nghiêng lệch

cán cân công lí.

+Truyện    cũng phê phán người nông dân khi sa vào cảnh kiện tụng đã đưa hối lộ dẫn tới tiền mất tật

mang

Nghệ thuật gây cười:

+   Màn xử kiện đầy kịch tính: phối hợp giữa lời nói và hành động.

+Chơi    chữ: “phải”

Lẽ     phải

Số     tiền đút lót.

+   Phát hiện mâu thuẫn giữa: lời đồn “nổi tiếng xử kiện giỏi” >< thực tế xử kiện.

  1. TẬP LÀM VĂN
  2. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ

 

 

Miêu tả

Biểu cảm

 

Định nghĩa

Tái hiện  các tính chất, thuộc  tính của sự vật, hiện tượng.

Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp thái độ, tình cảm của người  nói (viết) đối với sự vật, hiện tượng.

 

Tác dụng

– Khơi gợi khả năng tưởng tượng.

– Làm cho truyện thêm hấp dẫn.

Truyền cảm, tạo sự đồng cảm.

 

Cách làm

– Quan sát: Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật.

– Tưởng tượng: Tạo ra trong tâm trí hình ảnh không hề có trước mắt hoặc chưa gặp.

– Liên tưởng: Từ sự vật, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.

  1. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1: Tìm những yếu tố biểu cảm và miêu tả trong các văn bản sau và cho biết tác dụng của chúng:

a.

 

 

Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.

Khi trời vừa hứng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo màn lên. Chiếc lá thường

xuân vẫn còn đó.

Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi”, Giôn xi nói, “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa, pha ít rượu vang vào đó và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng”.

Một tiếng đồng hồ sau, cô nói “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-

 

 

plơ.

b.

(Chiếc lá cuối cùng, Ô Hen-ri)

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra

 

 

mẹ tôi không còm cõi, xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trâu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)

Gợi ý làm bài:

  1. Yếu tố miêu tả:

+Chiếc    lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường.

Xem tiếp:  Ngữ văn lớp 10 - Phú sông Bạch Đằng - Đại cáo bình Ngô

+    Màn đêm buông xuống, gió bắc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa số và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên.

+Trời    vừa hửng sáng.

Yếu tố biểu cảm:

+   Giôn-xi, con người tàn nhẫn.

+   Em thật là một con bé hư.

+Muốn    chết là một tội.

 

Tác dụng: Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn truyện đã góp phần diễn tả diễn biến tâm trạng Giôn-xi từ chỗ tuyệt vọng, muốn chết đến chỗ khao khát được tiếp tục sống để thực hiện ước mơ của mình.

  1. Yếu tố miêu tả :

+Mẹ    tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi.

+Gương    mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

+Mẹ    tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.

+Những    cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

+Hơi    quân áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trâu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

+Phải     bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay

người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho.

Yếu tố biểu cảm :

+Mẹ    tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi.

+Hay    tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi

lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?

+Mới    thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Tác dụng: góp phần thể hiện tình cảm nhớ thương, mong ngóng của nhân vật “tôi” với người mẹ của

mình sau bao ngày xa cách và tình yêu thương con của người mẹ.

Bài 2: Chuyển những câu kể sau đây thành những câu kể có yếu tố miêu tả (biểu cảm) có thể thêm từ ngữ hoặc viết lại câu:

  1. Sau cơn mưa, trời bắt đầu lại sáng.
  2. Sau nghi thức chào cờ là màn hát quốc ca.
  3. Nhìn cánh phượng, tôi bồi hồi trước giây phút chia xa mái trường.
  4. Trận đấu cuối cùng kết thúc với tỉ số hòa. e. Trời mưa rào, tôi chợt nhớ mùa hạ năm ấy.
  5. Đường phố vắng tanh, tôi một mình lặng bước.

Gợi ý làm bài:

  1. Sau cơn mưa xối xả, mặt trời lên cao, xua tan những màn mây mù u tối.
  2. Sau nghi thức chào cờ thiêng liêng là màn hát quốc ca vô cùng xúc động.
  3. Nhìn cánh phượng hồng bay bay trong gió, tôi bồi hồi trước giây phút chia xa mái trường.
  4. Trận đấu căng thẳng đến phút chót, cuối cùng kết thúc với tỉ số hòa. e. Cơn mưa rào đến bất chợt khiến tôi bồi hồi nhớ mùa hạ năm ấy.
  5. Đường phố chẳng có gì ngoài ánh đèn hắt bóng xuống mặt đường, một mình tôi lặng bước.

Bài 3: Đọc mẩu chuyện sau đây và trả lời câu hỏi:

 

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi

tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.

(Người ăn xin, Tuôc-ghê-nhép)

  1. Xác định chủ đề của truyện.
  2. Tìm những yếu tố miêu tả, biểu cảm trong câu chuyện và nêu tác dụng của chúng.

Gợi ý làm bài:

  1. Chủ đề: sự thấu hiểu, sẻ chia.
  2. Những yếu tố miêu tả, biểu cảm:

Đôi     mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi: miêu tả hoàn cảnh khốn khổ của ông lão ăn xin và sự thương cảm của nhân vật “tôi”.

Bàn tay tôi run run     nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: thể hiện sự băn khoăn áy náy của nhân

vật “tôi” khi không có tiền để mà cho ông lão ăn xin.

Ông nhìn tôi     chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: thể hiện niềm vui của ông lão ăn xin khi đón nhận sự chân thành và tấm lòng sẻ chia của nhân vật “tôi”.

Bài 4: Cho đoạn văn tự sự sau, hãy viết lại thành một đoạn văn tự sự có chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm:

Đồng hồ đã điểm mười hai giờ. Có tiếng cạch cổng, tôi lại chạy ra ngõ. Cứ ngỡ mẹ về mà không phải. Hôm nào cũng vậy, cứ xế trưa là mẹ cũng về tới nhà. Ấy vậy mà hôm nay mẹ mãi chưa về. Hôm qua, đài báo bão về. Mẹ bảo cố đi làm để có tiền sắm sửa cho tôi vào năm học mới. Trời thì mưa to, gió bão nổi lên từng hồi, sấm chớp cũng như đe dọa con người. Trong lòng tôi sốt ruột. Những lo lắng cứ xoay xung quanh những câu hỏi không dứt: “Giờ này mẹ đang ở đâu? Mẹ có bị ướt không? Mưa to quá mẹ có về an toàn không?”. Mong sao trời ngừng mưa, mong mẹ về nhà an toàn với tôi.

Gợi ý làm bài:

Chiếc kim đồng hồ cuối cùng cũng nhích đến con số mười hai giờ một cách chậm chạp. Lắng nghe từng tiếng động ngoài cổng, tôi cuống quít chạy vội ra ngóng mẹ về… Giờ này mọi khi, mẹ đã về tới nhà. Vậy mà, đã hơn một tiếng đồng hồ trôi qua vẫn chưa thấy bóng dáng mẹ đâu. Hôm qua, đài báo bão về. Lo lắng, tôi bảo mẹ đừng đi làm vì mưa bão nhưng mẹ vẫn cố gắng đi để có tiền sắm sửa cho tôi vào năm học mới. Ngoài trời, mưa ào ào xối xả, gió giật tung lên từng hồi. Sấm chớp chằng chịt giăng đầy trời. Lòng tôi càng nôn nao nóng ruột. Biết bao câu hỏi cứ hiên hiện lên trong trí óc: “Giờ này mẹ đang ở đâu? Mẹ có bị ướt không? Mưa to quá mẹ có về an toàn không? Mong sao trời ngừng mưa, mong mẹ về nhà an toàn với tôi.

 

 

Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy) kể về kỉ niệm buổi học cuối cùng nơi mái trường cấp 2 của em trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Gợi ý làm bài:

Xác định nội dung: Kỉ niệm buổi học cuối cùng nơi mái trường cấp 2 (hoàn cảnh, sự việc và diễn biến)

Xác định yếu tố:

+   Miêu tả: quang cảnh trường, lớp học, thầy cô bạn bè.

+Biểu    cảm: bộc lộ cảm xúc xúc động nghẹn ngào và lưu luyến trước giờ khắc chia tay thầy cô, bạn

bè, mái trường.

  1. HỆ THỐNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu – Trọng Thủy. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức sống của truyền thuyết dân gian này.

Bài 2: Có ý kiến cho rằng: Hình ảnh ngọc trai – giếng nước là biểu tượng cho tình yêu chung thủy giữa

Mị Châu và Trọng Thủy. Anh/chị có đồng ý không? Hãy trình bày quan điểm của mình.

Bài 3: An Dương Vương tự tay chém đầu con gái nhưng dân gian lại để đền thờ và am thờ hai cha con ở cạnh nhau? Anh/chị lí giải như thế nào về điều này?

Bài 4: Tìm những bài hát, câu thơ, bộ phim… hiện đại có mối liên hệ với truyện cổ tích Tấm Cám. Qua

đó, anh/chị có suy nghĩ gì về sức sống của văn học dân gian trước tác động của thời gian?

Bài 5: Tìm những điểm tương đồng và khác biệt giữa nhân vật Tấm ( Tấm Cám) và Lọ Lem (Lọ Lem).

Anh/chị thích nhân vật nào hơn? Vì sao?

Bài 6: Tưởng tượng mình là Tấm, kể lại câu chuyện về cuộc đời chìm nổi của chính mình.

Bài 7: Tìm thêm một số truyện cười dân gian (truyện hài hước và trào phúng), lập bảng tóm tắt nội dung,

nghệ thuật của những truyện đã tìm được.

Có thể theo mẫu sau:

 

Số thứ tự

Tên truyện

Nội dung

Nghệ thuật

 

 

 

 

Bài 8: Vẽ tranh minh họa cho một trong hai truyện cười đã học (không bắt buộc).

Bài 9: Tìm thêm một số truyện cười nổi tiếng của văn học thế giới.

Bài 10: Kể về một kỉ niệm về thầy cô, bạn bè cũ mà em còn nhớ bằng một đoạn văn ngắn có sử dụng yếu tố biểu cảm và tự sự.

Bài 11: Qua hai truyện cười trên, anh chị nghĩ gì về đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân lao động xưa? (Bi quan, chán nản hay lạc quan, yêu đời; sợ cái xấu, cái dốt hay dám đối mặt với cái xấu, cái dốt…) GỢI Ý LÀM BÀI

Bài 1

Gợi ý làm bài:

Một số bài thơ viết về Mị Châu – Trọng Thủy.

 

 

 

 

 

Bài 2: Học sinh tự thực hiện.

Bài 3:

Gợi ý làm bài:

… Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu, Trái tim lầm lỡ để trên đầu.

Nỏ thần vô ý trao tay giặc,

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…

Một đôi kẻ Việt người Tần

Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương

Vuốt rùa chàng đổi máy

Lông ngỗng thiếp đưa đường

Thề nguyền phu phụ

Lòng nhi nữ

Việc quân vương

Duyên nọ tình kia dở dở dang!

Nệm gấm vó câu Trăm năm giọt lệ Ngọc trai nước giếng Nghìn thu khói nhang

 

(Tố Hữu)

(Mị Châu – Trọng Thủy, Tản Đà)

 

 

An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy đã cho thấy đạo lí truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Đó chính là sự bao dung và tha thứ.

Việc lập đền và am thờ hai cha con bên cạnh nhau để thấy được thái độ rạch ròi của nhân dân giữa việc chung của cộng đồng và việc riêng của cá nhân.

+    Trên tư cách là một vị vua trong trách nhiệm với đất nước, An Dương Vương buộc lòng phải xử tội kẻ phản bội – Mị Châu, đứa con gái duy nhất của ông.

+Nhưng    trên tư cách là cha con, nhân dân đã lập đền và am để thờ hai cha con bên cạnh nhau để hai

người vẫn được sống cùng nhau sau khi đã hết cuộc sống nơi trần thế này.

Bài 4:

Gợi ý làm bài:

Bài hát:     Bống bống bang bang, Anh ơi ở lại (lấy cảm hứng từ truyện Tấm Cám) .

Bộ     phim: Tấm Cám chuyện chưa kể.

Sức     sống của văn học dân gian trước tác động của thời gian: Văn học dân gian luôn còn mãi với thời gian, là nguồn cảm hứng cho mọi bộ môn nghệ thuật.

 

 

Bài 5:

Gợi ý làm bài:

Điểm khác biệt giữa Tấm và Lọ Lem:

+Lọ    Lem:

Xuyên     suốt câu chuyện, Lọ Lem luôn nhận được sự giúp đỡ của những yếu tố thần kì.

Tác     giả dân gian chú trọng miêu tả ước mơ đổi đời của nhân vật.

+Tấm:

Tấm     sau khi vào cung đã tự đứng lên giành lại hạnh phúc cho mình.

Tác     giả dân gian chú trọng miêu tả quá trình đấu tranh giữa cái thiện – cái ác và kết quả là cái

thiện luôn giành chiến thắng, cái ác phải trả giá.

Học sinh trình bày quan điểm và giải thích.

Bài 6: Học sinh tự thực hiện. Bài 7: Học sinh tự thực hiện. Bài 8: Học sinh tự thực hiện. Bài 9: Học sinh tự thực hiện. Bài 10:

Gợi ý làm bài:

Về     nội dung: kỉ niệm phải chân thật, là một khoảnh khắc nào đó với thầy cô bạn bè, để lại ấn tượng sâu đậm trong trái tim em và những suy nghĩ về kỉ niệm ấy.

Về     hình thức: có sử dụng những yếu tố biểu cảm để thể hiện cảm xúc bên cạnh những yếu tố tự sự, giữa các câu văn có sử dụng phép liên kết.

Link Tải File:

3. Tai ve_Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.zip