Câu nói trích từ tâm tư một em học sinh tên “Lê Linh Đan – Quê Thanh Hóa”, em nói rằng em rất cố gắng học, học rất nhiều, ngoài thời gian học thêm trên lớp em còn theo học nhiều thầy cô khác nhưng năm vừa rồi em thi vào “Học viện Quân Y” chỉ được 24 điểm trong khi điểm đậu vào trường là 27. Em buồn lắm và không biết phải làm sao bây giờ?.
Chúng tôi đã có buổi tâm sự cùng học sinh này, qua những lời em kể chúng tôi hiểu được nổi buồn pha lẫn một chút tiếc nuối không ai giải bày, em kể cho chúng tôi rằng trên lớp em luôn là học sinh chăm chỉ luôn lắng nghe nhưng nhiều khi em không hiểu hết được kiến thức trên lớp và em đã cố gắng tham gia thật nhiều lớp học thêm ngoài giờ để bổ sung kiến thức nhưng nó cũng chẳng giúp em giải quyết được kiến thức tồn đọng, thầy cô luôn dạy chúng em theo một mô típ hay còn gọi là một cái khung mà thầy cô đã dựng sẵn, lớp nhiều học sinh cũng chẳng hỏi cho riêng cho mình được, kết thúc buổi học luôn là cả núi bài tập giáo viên giao về nhà và có cũng những dạng bài tập em đã làm từ buổi học từ thầy cô khác, có khi làm đi làm lại đến cả chục lần. Kiến thức trên lớp đã nhiều, giờ lại thêm bài tập học ngoài giờ khiến nhiều khi em cảm thấy mình kiệt sức nhưng vì mục tiêu nên em luôn cố gắng.
Bước vào mùa thi em luôn nghỉ thầm rằng mình sẽ đậu để bù đắp cho những nổ lực của mình nhưng rồi hy vọng bao nhiêu thì lại càng làm em thất vọng bấy nhiêu, cố gắng của em cũng chưa đủ đề mình có thể đặt chân trước ngôi trường mà mình hằng mong ước, em đã khóc rất nhiều, khóc cho sự tiếc nuối và kém cỏi của mình, rồi em đã hiểu và nhận ra rằng có những phần còn thiếu sót tại sao mình cứ đi theo lối mòn của thầy/cô để quên đi kiến thức đó, và giá như em bổ sung nó ngay từ đầu thì đâu đến nổi bây giờ như thế này.
Trong số chúng ta không mấy ai dám tự hào mình sẽ giỏi hết kiến thức đã học, sẽ những lỗ hổng, điểm yếu trong từng môn học, nhưng một điều là làm thế nào để chúng ta nhận ra và bổ sung nó, nếu chỉ đi học mà chúng ta không dành thời gian để chắt lọc, rà soát tìm ra những thiếu sót của mình thì việc loại khỏi cuộc đua vào những ngôi trường mơ ước của chúng ta là hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy làm thế nào và ai sẽ là người giúp ta làm điều này?
Thầy cô trên lớp không thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề vì ngoài bạn còn rất nhiều học sinh như vậy, vậy nên chúng ta phải tự học tự tìm kiến thức cho mình hoặc có một vài người bạn thân học tốt để giúp lúc khó khăn, tốt hơn bạn nên tập trung học thành từng nhóm để tương trợ lẫn nhau nếu có thể, còn không giải pháp tốt nhất là tìm riêng cho mình một giáo viên, gia sư để họ luôn bên cạnh bạn mỗi khi bạn cần. nếu thấy thiếu sót phải hỏi ngay hoặc họ có thể tìm ra kiến thức cần bổ sung cho bạn, đây sẽ là cách tốt nhất để vượt qua mọi rủi ro mở rộng cửa bước ngôi trường bạn hằng mơ ước.
Hy vọng qua câu chuyện của bạn “Lê Linh Đan” sẽ đánh thức các em giúp các em hiểu thêm và lựa chọn cho mình một phương pháp học hiểu quả hơn.