Hai phương pháp vàng

1. Tự kiểm tra

Tự kiểm tra là việc người học tự thực hành để kiểm tra chính mình ngoài thời gian trên lớp. Theo phương pháp này người học có thể dùng các tấm bìa ghi những từ khóa quan trọng hoặc trả lời câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa. Mặc dù đa số người học đều không thích các bài kiểm tra nhưng hàng trăm thí nghiệm cho thấy, tự kiểm tra giúp cải thiện việc học và giúp ghi nhớ được lâu.

Nhóm nghiên cứu đánh giá phương pháp tự kiểm tra một cách thường xuyên đem lại hiệu quả cao nhất cho việc học, đặc biệt là khi người học được người chấm xác nhận tức thời các câu trả lời đúng của họ.

Phương pháp tự kiểm tra cũng phát huy hiệu quả ngay cả khi thể thức của các bài kiểm tra khi tự thực hành khác với các bài kiểm tra chính thức. Thông tin lưu giữ trong trí nhớ nhờ phương pháp này có thể được duy trì từ nhiều tháng cho đến nhiều năm.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, phương pháp này chỉ cần một lượng thời gian khiêm tốn và người học chỉ cần được giới thiệu sơ qua hoặc thậm chí không cần. Để tự kiểm tra, người học có thể dùng những tấm thẻ ghi từ khóa, hoặc áp dụng phương pháp Cornell, đó là khi ghi chép bài trên lớp, người học tạo một cột ở lề trang giấy để ghi lại các từ khóa hoặc những câu hỏi quan trọng. Sau đó, người học có thể tự kiểm tra bằng cách che đi phần ghi chép trên lớp và tự trả lời các câu hỏi (hoặc lý giải các từ khóa) trên phần lề này.

2. Ôn tập giãn cách

5 phương pháp học tập mang lại hiệu quả cao nhất

Học sinh thường tập trung học nhồi ngay trước khi có bài thi hoặc kiểm tra. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy việc giãn cách thời gian ôn tập sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn nhiều.

Phương pháp này được nhóm nghiên cứu đánh giá có hiệu quả đối với từ trẻ ba tuổi tới sinh viên đại học và cả những người lớn tuổi hơn.

Phương pháp này cũng không khó để thực hiện. Mặc dù sách giáo khoa thường gộp các bài tập lại với nhau theo chủ đề, nhưng người học có thể từ ngắt quãng chúng ra theo cách của mình. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi người học phải lên kế hoạch trước, và phải vượt qua trở ngại chung là thói quen trì hoãn việc ôn bài.

Ba phương pháp hạng nhì

Đây là những phương pháp học tập được nhóm nghiên cứu cho là còn thiếu căn cứ thực tế để hoàn toàn chứng minh tính hiệu quả.

1. Hỏi đáp vào chi tiết
5 phương pháp học tập mang lại hiệu quả cao nhất
 

Tò mò vốn là bản năng tự nhiên khiến con người luôn tìm kiếm những kiến giải về thế giới xung quanh mình, và có nhiều căn cứ cho thấy việc kích thích người học trả lời các câu hỏi “tại sao?” sẽ giúp việc học tập trở nên dễ dàng hơn.

Trong thực tế cách này luôn mang cho chúng ta tình thần phấn khích khi học, một lớp học vui là khi thầy giảng học sinh hỏi bài ngay tức khắc, quy luật tự nhiên là phải hiểu phần trước mới biết được phần sau, vì vậy hỏi bài khi vướng mắc là điều quan trọng.

Tác dụng của phương pháp hỏi đáp vào chi tiết có vẻ ổn định theo tuổi tác, từ học sinh lớp bốn cho đến sinh viên đại học. Tuy nhiên, mặc dù phương pháp này giúp cải thiện rõ ràng việc ghi nhớ các sự kiện, nhưng vẫn chưa chắc chắn để nói rằng nó làm tăng mức độ hiểu sâu nội dung học, và chưa đủ cơ sở để kết luận kiến thức sẽ được ghi nhớ trong bao lâu.

2. Tự lý giải

Đây là phương pháp đòi hỏi người học phải đưa ra lời giải thích cho những gì họ học, xem xét quá trình tư duy đối với những câu hỏi kiểu như “Câu văn này cung cấp thông tin mới gì cho bạn?”, “Nó có liên quan như thế nào đến những gì bạn đã biết?” Tương tự như phương pháp hỏi đáp vào chi tiết, phương pháp tự giải thích có thể giúp kết nối một cách hiệu quả những thông tin mới học được với kiến thức người học đã có sẵn.

Người học từ bậc mẫu giáo cho đến sinh viên đại học đều có thể sử dụng phương pháp này bởi nó giúp ích cho việc học các chuyện kể, giải toán cũng như giải các câu đố cần suy luận logic. Ở trẻ em, phương pháp tự lý giải có thể giúp ích trong việc học những khái niệm căn bản như việc học các con số hoặc hình mẫu. Tác dụng của phương pháp này khá đa dạng, có thể giúp cải thiện trí nhớ, giúp hiểu sâu và giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chỉ đo các tác dụng trong vòng vài phút, và ta không biết đối với những người kiến thức cao hơn hay thấp hơn thì hiệu quả sẽ kéo dài hơn hay ngắn hơn.

3. Xen kẽ nội dung thực hành

5 phương pháp học tập mang lại hiệu quả cao nhất

Theo trực quan thông thường, người học có xu hướng chia nội dung học thành từng phần kiến thức, học xong một chủ đề hoặc một dạng bài tập trước khi chuyển sang phần nội dung tiếp theo. Nhưng nghiên cứu gần đây đã chỉ ra lợi ích của phương pháp xen kẽ nội dung thực hành, theo đó người học sẽ học xen kẽ các chủ đề hay các dạng bài toán khác nhau.

Trong bài kiểm tra thực hiện một tuần sau đó, nhóm sử dụng phương pháp trộn xen kẽ nội dung thực hành đã làm chính xác hơn 43% so với nhóm học theo phương pháp chia phần kiến thức. Nghiên cứu cho thấy việc học xen kẽ các kiến thức giúp người học có được kĩ năng lựa chọn phương pháp giải quyết phù hợp và khuyến khích họ so sánh các dạng bài tập khác nhau.

Nhóm nghiên cứu khuyến nghị, nên sử dụng phương pháp này khi các dạng bài tập tương tự nhau vì đưa chúng lại gần nhau sẽ giúp người học dễ nhận thấy sự khác biệt giữa chúng hơn. Trong khi đó, phương pháp chia nội dung học theo từng phần kiến thức – tức là cố gắng giải một lượt tất cả các bài toán trong cùng một dạng – có thể hiệu quả hơn khi các dạng bài toán có nhiều sự khác biệt, vì cách này giúp làm nổi bật những điểm chung giữa chúng.

Phương pháp xen kẽ nội dung thực hành có thể chỉ phát huy hiệu quả ở những người học đã nắm bắt nội dung học tới một độ sâu nhất định. Ngoài ra, tác dụng của phương pháp này cũng không nhất quán trên nhiều loại nội dung học tập khác nhau. Nó giúp cải thiện kết quả học tập đối với các môn tự nhiên hơn, với hai nghiên cứu về việc học từ vựng ngoại ngữ cho thấy phương pháp này không phát huy hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, với những khó khăn mà nhiều học sinh gặp phải ở môn toán, phương pháp xen kẽ nội dung thực hành vẫn có thể là một cách học đáng tham khảo.

Kết luận

Mặc dù những phương pháp học tập trên đây không phải phương thuốc chữa bá bệnh, thường chỉ đem lại lợi ích cho những người học có động lực và có khả năng áp dụng chúng, nhưng giáo viên vẫn nên tiến hành một số thử nghiệm để người học thực hành, chẳng hạn như:

  • Khi chuyển đến phần kiến thức mới, giáo viên có thể yêu cầu người học làm một bài kiểm tra thực hành về trí nhớ với những khái niệm quan trọng ở phần trước, sau đó phản hồi kết quả chấm bài ngay cho người học.
  • Yêu cầu người học xen kẽ những bài toán mới với các bài toán có liên quan ở trong các phần trước đó.
  • Khai thác phương pháp ôn tập giãn cách bằng cách thỉnh thoảng nêu lại khái niệm chính từ các bài trước.
  • Giúp người học sử dụng phương pháp hỏi đáp vào chi tiết bằng cách gợi cho người học trả lời cho những câu hỏi “tại sao?” xoay quanh nội dung bài giảng.

Nhóm nghiên cứu tin rằng những phương pháp này khi được áp dụng sẽ giúp nhiều người học không chỉ nâng cao thành tích học tập, mà có thể còn đem lại những lợi ích lâu dài cho họ trong cuộc sống.

Bài viết phổ biến

Lắng nghe & chia sẻ

Chúng tôi luôn luôn lắng nghe các bạn, nhận xét của các bạn sẽ giúp chúng tôi phát triển hơn nữa.
Cảm ơn các bạn!