Lịch sử thế giới – CĐ4. Mỹ, Tây âu, Nhật bản (1945 – 2000)

Chúng ta vừa đi qua 3 chủ đề về Lịch sử Thế giới, chủ đề tiếp theo hãy cùng nhau tìm hiểu về bài này: Chủ đề 4. Mỹ, Tây âu, Nhật bản (1945 – 2000), Thầy/Cô và các Em muốn tìm hiểu thêm về Lịch sử Việt Nam có thể theo dõi tại link: Tại đây

 

CHỦ ĐỀ 4:

MỸ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – 2000 )

I.   NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973

1.Sự    phát triển kinh tế

–     Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

Nguyên nhân:

+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi.

+ Mĩ có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.

+ Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai muộn hơn, tổn thất ít hơn so với nhiều nước khác. Hơn nữa, Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí.

+ Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại của thế giới. + Trình độ tập

trung tư bản và sản xuất ở Mĩ rất cao.

+ Các chính sách và hoạt động điều tiết của Nhà nước cũng có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế

Mĩ phát triển.

  1. Thành tựu khoa học – kĩ thuật

–  Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nhà khoa học nổi tiếng của thế giới đã di cư sang

Mĩ. Đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Mĩ rất lớn.

-Mĩ   là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng họp); năng lượng mới (năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí (bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa đạn đạo); chinh phục vũ trụ (đưa người lên Mặt Trăng năm 1969, thám hiểm sao Hoả), và đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp v.v…

-Những   thành tựu đó không chỉ thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển, mà còn có ảnh hưởng lớn trên toàn

thế giới.

  1. Tình hình chính trị – xã hội

-Mĩ     là nước cộng hoà liên bang theo chế độ Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hoà thay nhau

cầm quyền.

-Từ     năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nước Mĩ đã trải qua 5 đời Tổng thống (từ H.Tru-man đến R.Ních-xơn), mỗi Tổng thống đều đưa ra một chương trình cải cách những vấn đề xã hội.

-Mặt     khác, trong bối cảnh của “Chiến tranh lạnh”, cũng như đứng trước phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ, chính sách đốỉ nội cùa các chính quyền Mĩ là tập trung duy trì, bảo vệ và phát triển chế độ tư bản Mĩ.

-Về     mặt đối ngoại, với tiềm lực về kinh tế và quân sự to lớn, từ sau Chiến tranh thế giới thứ haỉ, Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu vớỉ tham vọng bá chủ thế giói. Tháng 3 – 1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống H. Tơ-ru-man đã công khai nêu lên “Sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”.

-Mặc     dù các chiến lược cụ thể mang những tên gọi khác nhau, nhưng chiến lược toàn cầu của Mĩ nhằm thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu:

+ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới. + Đàn áp phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới.

+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng mỉnh phụ thuộc vào Mĩ.

-Để     thực hiện các mục tiêu chiến lược trên đây, chính sách cơ bản của Mĩ là dựa vào sức mạnh, trước hết là sức mạnh quân sự và kinh tế.

–    Xã hội Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn giai cấp, xã hội, sắc tộc…

 

–     Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ là một trong những nguyên nhân buộc chính quyền Mĩ phải có những nhượng bộ có lợi cho quần chúng. Trước thắng lợi của nhân dân Việt Nam và chịu sức ép của phong trào phản chiến ở Mĩ, chính quyền Ních-Xơn phải kí Hiệp định Pa-rỉ (1973) chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và rút hết quân về nước.

II.NƯỚC      MĨ TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991

  1. Tình hình kinh tế và khoa học – kĩ thuật

-Năm     1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giớỉ, kinh tế Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái, kéo dài tới năm 1982.

-Từ     năm 1983 trở đi, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại, nhưng cũng chỉ ở tốc độ trung bình so với Tây Âu và Nhật Bản. Tuy vẫn là nước đứng đầu thế giới về sức mạnh kinh tế – tài chính, nhưng tỉ trọng của kinh tế Mĩ giảm sút nhiều so với trước.

–    Khoa học – kĩ thuật Mĩ tiếp tục sự phát triển, nhưng ngày càng bị cạnh tranh ráo riết bởi Tây Âu,

Nhật Bản

  1. Tình hình chính trị – xã hội

-Từ   năm 1974 đến năm 1991, nước Mĩ đã trải qua 4 đờỉ Tổng thống, từ G. Pho đến G. Bu-Sơ (cha).

Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã tác động lớn đến nước Mĩ. Tháng 9 – 1974, Tổng thống G. Pho đã ra lệnh ân xá cho cựu Tổng thống Ních-xơn (vì vụ Oa-tơ-ghết), khoan hồng đối với những người đào ngũ và trốn tránh quân dịch trong thời kì chiến tranh Việt Nam.

–  Trong thập niên 80, Mĩ thực hiện học thuyết kinh tế Ri-gân, đạt được một số kết quả nhất định, nhưng nước Mĩ vẫn tiếp tục vấp phải nhiều khó khăn.

-Về   đối ngoại, sau khi bị thất bại ở Việt Nam (1975), các chính quyền Mĩ vẫn tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi “Chiến tranh lạnh”. Đặc biệt với học thuyết Ri-gân và chiến lược “Đối đầu trực tiếp”, Mĩ tăng cường chạy đua vũ trang, can thiệp vào các công việc quốc tế ở hầu hết các địa bàn chiến lược và điểm nóng trên thế giới.

-Từ   giữa những năm 80, Mĩ và Liên Xô đều điều chỉnh chính sách đối ngoại. Xu hướng đối thoại và hoà hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Tháng 12 – 1989, Mĩ và Liên Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.

III.NƯỚC    MĨ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

  1. Tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật và văn hóa

-Bước   vào những năm đầu tiên của thập niên 90, kinh tế Mĩ lại lâm vào một đợt suy thoái nặng nề.

–  Tuy nhiên, trong hai nhiệm kì cầm quyền của Tổng thống B. Clin-tơn (từ tháng 1 – 1993 đến tháng

1 – 2001), kinh tế Mĩ đã có sự phục hồi và phát triển trở lại. Mĩ vẫn là nước có nền kinh tế hàng

Xem tiếp:  CĐ12. Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền nam...

đầu thế giới.

–  Khoa học – kĩ thuật của Mĩ vẫn tiếp tục phát triển với đội ngũ các chuyên gia đông nhất thế giới.

–  Tính đa văn hoá là nét nổi bật trong nền văn hoá Mĩ. Mặc dù mới trải qua hon 200 năm phát triển, Mĩ đã đạt được nhiều thành tựu văn hoá rất đáng chú ý.

  1. Tình hình chính trị – xã hội

Chính sách đối nội

–  Chính quyền B. Clin-tom “cố gắng ứng dụng ba giá trị: cơ hội, trách nhiệm và cộng đồng để vượt

qua những thử thách”.

–  Theo đó, chính quyền cố gắng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, mở rộng thị trường và tập trung đầu tư cho con người; đồng thời đòi hỏi việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, của chính phủ và của toàn xã hội trên cơ sở đoàn kết cộng đồng gia đình, láng giềng, dân tộc.

  1. Chỉnh sách đốỉ ngoại

–  Trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự thế giới mới chưa định hình, ở thập niên 90 Mĩ

 

đã triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng” với ba trụ cột chính là:

+ Bảo đảm an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.

+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ.

+ Sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” ở nước ngoài như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của các

nước khác.

  1. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1950

Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho các nước Tây Âu nhiều hậu quả nặng nề.

+ Nhiều thành phố, nhà máy, bến cảng, khu công nghiệp, đường giao thông bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế.

+ Nước Đức còn bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng và chia cắt. Ở Pháp, năm 1945 sản xuất công nghiệp chỉ bằng 38% và nông nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 1938; I-ta-li-a tổn thất khoảng 1/3 của cải quốc gia.

-Tuy nhiên,    với sự cố gắng của từng nước và viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác-san”, đến khoảng năm 1950, nền kinh tế của hầu hết các nước tư bản Tây Ầu đã cơ bản phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.

-Về    mặt chính trị, tuy các nước Tây Âu có những thể chế khác nhau như vưong quốc (Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan v.v…) hoặc cộng hoà (như Pháp, Đức, I-ta-li-a v.v…) nhưng đều theo chế độ đại nghị (một viện hoặc hai viện), đều là nền chuyên chính của giai cấp tư sản.

-Nhiều    nước Tây Âu như Anh, Pháp, I-ta-li-a, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan v.v… đã tham gia khối quân sự NATO (thành lập năm 1949) do Mĩ đứng đầu. Pháp đã tiến hành xâm lược trở lại Đông Dương; Anh trở lại Miến Điện, Mã Lai; Hà Lan trở lại In-đô-nê-xi-a v.v… Trên phần lãnh thổ Tây Đức đã thành lập Nhà nước CHLB Đức (tháng 9 – 1949). Tây Đức và Tây Béc-lin trở thành một tâm điểm đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Xô – Mĩ.

-Tóm    lại, từ năm 1945 đến 1950, dựa vào viện trợ của Mĩ các nước tư bản Tây Âu đã cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành lực lượng đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu vừa mới hình thành.

  1. TÂY ÂU TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1973

1.Sự phát triển kinh tế và khoa học – kĩ thuật

-Từ   thập niên 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu ở

Tây Âu đều có sự phát triển nhanh.

-Điều   đáng chú ý là quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng kinh tế châu Au (EEC – 1957), sau trở thành Cộng đồng châu Âu (EC – 1967).

-Từ   đầu thập niên 70 trở đi, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Nhật Bản). Các nước tư bản chủ yếu ở Tây Ảu như Anh, Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Thụy Điển, Phần Lan v.v… đều có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.

-Sở   dĩ các nước Tây Âu phát triển kinh tế nhanh như vậy là do một số yếu tố sau:

+ Các nước này đã phát triển và áp dụng thành công các thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

+ Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

+ Các nước tư bản ở Tây Âu đã tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triến như nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Âu (EC) v.v…

+ Sự nỗ lực lao động của các tầng lớp nhân dân.

  1. Tình hình chính trị

–  Giai đoạn 1950 – 1973 đánh dấu sự tiếp tục phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Au, đông thời cũng ghi nhận những biên động đáng chú ý trên chính trường nhiều nước trong khu vực.

-Về   mặt đối ngoại, trong khuôn khả của “Chiến tranh lạnh” và Trật tự hai cực I-an-ta, từ năm 1950

 

đến năm 1973, nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với

Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.

–  Giai đoạn 1950 – 1973 cũng chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà

Lan, Bồ Đào Nha… trên phạm vi toàn thế giới.

  1. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
  2. Tình hình kinh tế

–  Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, cũng như Mĩ và Nhật Bản, từ năm 1973 nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu bị lâm vào khủng hoảng và suy thoái hoặc phát triển không ổn định kéo dài đến đầu thập niên 90.

–  Tuy vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới, nhưng kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu gặp không ít khó khăn. Sự phát triển thường diễn ra xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái và lạm phát, thất nghiệp.

–  Tây Âu luôn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ phía Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs). Quá trình “liên hợp hoá” Tây Âu trong khuôn khổ của Cộng đồng châu Ẩu (EC) vẫn còn nhiều khó khăn và trở ngại.

  1. Tình hình chính trị – xã hội
Xem tiếp:  Lịch sử thế giới - CĐ6. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu

–  Chính trường Tây Âu có phần ổn định hơn so với giai đoạn 1945 – 1973. Nhưng bên cạnh sự phát

triển, xã hội Tây Âu vẫn bộc lộc những mặt trái của nó. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn.

–  Các tệ nạn xã hội như hối lộ, tham nhũng, bạo lực, ma tuý, mại dâm vẫn thường xuyên xảy ra, trong đó tội phạm maphia là rất điển hình ở ĩ-ta-li-a. Còn ở CHLB Đức, tinh thân bài ngoại, bài Do Thái và các tô chức phát xít mới vân tôn tại và hoạt động; các vấn đề sắc tộc và tôn giáo lại nảy sinh rất phức tạp ở Anh liên quan đến đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành cũng như phong trào đòi độc lập ở Bắc Ai-len.

-Về   mặt đối ngoại, tháng 11 – 1972, hai nước Đức kí “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức”, theo đó, CHLB Đức và CHDC Đức cam kết tôn trọng độc lập và quyền tự quyết của nhau, không đe doạ và xâm phạm lẫn nhau.

-Tiếp   đó các nước Tây Ẩu tham gia Định ước Hen-xin-ki (1975) về an ninh và hợp tác châu Âu.

–  Tháng 11 – 1989, bức tường Béc-lin bị phá bỏ, sau đó không lâu, nước Đức đã tái thống nhất (3 – 10

– 1990). Sự kiện này góp phần làm tan rã hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ỉà Liên Xô.

–  Trong năm  1991, 12 nước  thành viên EC đã  kí Hiệp ước  Ma-a-xtrich đánh dấu bước chuyển từ

Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EƯ).

VII.   TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

  1. Tình hình kinh tế

-Bước   vào đầu thập niên 90, nền kinh tế nhiều nước Tây Ầu đã trải qua một đợt suy thoái ngắn.

-Từ   khoảng năm 1994 trở đi kinh tế Tây Âu đã bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại.

–  Cùng với điều đó, các nước tư bản phát triển ở Tây Ầu đều có nền khoa học – kĩ thuật tiên tiến hiện đại; đạt nhiều thành tựu về văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật, thể thao.

  1. Tình hình chính trị – xã hội

-Về   chính trị đối nộỉ, các nước Tây Âu trong thập niên cuối cùng của thế kỉ XX cơ bản là ổn định.

-Về   đối ngoại, có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” đã kết thúc, trật tự thế giới hai cực I-an-ta tan rã. Quá trình liên kết của các thành viên EU trở nên chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, tất cả các nước Tây Ẩu đều chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn cả với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ La-tinh cũng như với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ.

-Từ    sau ngày 11 – 9 – 2001, những vụ khủng bố của các lực lượng Hồi giáo cực đoan luôn đe doạ nền an ninh của nhiều nước Tây Ầu.

VIII.    LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

–  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hoá, khuynh hướng liên kết khu vực

 

cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, mà tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EƯ).

–  Ngày 18-4-1951, sáu nước Tây Âu (gồm Pháp, Đức, I-ta-lỉ-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua) đã thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC) nhằm phối hợp đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than, thép của các nước thành viên.

–  Ngày 25 – 3 – 1957, sáu nước này lại kí Hiệp ước Rô-ma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên

tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

-Đến   ngày 1 – 7 – 1967, ba tổ chức trên đã được hợp nhất lại thành “Cộng đồng châu Âu” (EC), và tháng 12-1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Ma-a-xtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EƯ).

–  Trong tháng 6 – 1979 đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. Tháng 3 – 1995, 7 nước EU huỷ bỏ việc kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau. Ngày 1 – 1 – 1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) đã được chính thức đưa vào sử dụng ở 11 nước EƯ.

-Như   vậy, EƯ đã trở thành tổ chức liên kết chính trị – kinh tế vào hàng lớn nhất hành tinh, chiếm khoảng hon 1/4 năng lực sản xuất của toàn thế giới.

IX.NHẬT    BẢN TRONG GIAI ĐOẠN BỊ CHIẾM ĐÓNG (1945 – 1952)

-Thất   bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức nặng nề.

–  Theo quy định của Hội nghị Pốt-xđam, Nhật Bản sau chiến tranh bị lực lượng Đồng minh, thực tế là

Mĩ chiếm đóng từ năm 1945 đến năm 1952 nhưng chính phủ Nhật vẫn được phép tồn tại và hoạt động.

-Hiến   pháp cũ (1889) của Nhật bị bãi bỏ, thay vào đó là Hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 3 – 5 –

  1. về thể chế, Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, nhưng thực tế là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là: chủ quyền của toàn dân, vai trò tượng trưng của Thiên hoàng và hoà bình, tôn trọng những quyền cơ bản của con người.

-Nhật   Bản cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không dùng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không duy trì quân đội thường trực và không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài.

-Về   kinh tế, trong thời kì bị chiếm đóng (1945 – 1952), SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn:

+ Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các “Daibatxu” (các tập đoàn, công ti độc quyền còn mang nhiều tính chất dòng tộc);

+ Cải cách ruộng đất (quy định địa chủ chỉ được có không quá 3 hécta ruộng, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân);

+ Dân chủ hoá lao động (thông qua và thực hiện các đạo luật về lao động).

–  Trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật kí kết Hiệp ước hoà bình Xan Phran-xi-cô (tháng 9 – 1951) và kết thúc chế độ chiếm đóng của Đồng minh vào năm 1952. Ngày 8 – 9 – 1951, Hiệp ước An ninh Nhật – Mĩ được kí kết, đặt nền tảng cho cho quan hệ giữa hai nước.

–  Theo Hiến pháp mới, Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục trên nhiều mặt, năm 1947 ban hành Luật Giáo dục. Nội dung giáo dục thay đổi cơ bản: phủ nhận vai trò thiêng liêng của Thiên hoàng, khuyến khích phát triển văn hoá và truyền bá tư tưởng hoà bình, quy định hệ thống giáo dục 6-3-3-4 (6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông, 4 năm đại học). Chế độ giáo dục bắt buộc là 9 năm.

Xem tiếp:  Phần 1: Lịch sử Việt Nam - CĐ7. Việt Nam sau cách mạng tháng 8

X.NHẬT    BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973

– Sau khi nền kinh tế phục hồi đạt mức trước chiến tranh, từ năm 1952 đến năm 1960, Nhật có bước phát triển nhanh. Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”.

-Nhật  Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Ầu).

-Từ  đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản rất coi trọng phát triển giáo dục và khoa học – kĩ thuật. Đặc biệt, Nhật Bản đã tìm cách rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học – kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ.

 

-Đến  giữa thập niên 70, chi phí nghiên cứu phát triển của Nhật trong tỉ lệ GNP đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất phục vụ nhu cầu dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.

-Từ  một nước bại trận, chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ) là do một số yếu tố sau:

+ Người dân Nhật Bản với truyền thống văn hoá, giáo dục, đạo đức lao động tốt, tiết kiệm, tay nghề cao và có nhiều khả năng sáng tạo là nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế. Con người được coi là vốn quý nhất, đồng thời là “công nghệ cao nhất”.

+ Nhà nước Nhật Bản đã quản lí kinh tế một cách hiệu quả, có vai trò rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế ở tầm vĩ mô.

+ Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh

 

cao.

+ Nhật Bản luôn áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao năng

 

suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.

+ Chi phí cho quốc phòng của Nhật ít.

+ Nhật Bản biết tận dụng các yếu tố bên ngoài như tranh thủ các nguồn viện trợ cùa Mĩ sau chiến tranh, dựa vào Mĩ về mặt quân sự để giảm chi phí quốc phòng, lợi dụng các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu.

–  Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản vẫn phải đối mặt với những thách thức:

+ Lãnh thổ Nhật Bản không lớn, dân số đông, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, thường xảy ra thiên tai (động đất, núi lửa).

+ Cơ cấu vùng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm là Tô-ki-ô, ô- xa-ca và Na-gôi-a.

+ Là một trong những trung tâm kinh tế – tài chính thế giới, Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu và các nước công nghiệp mới (NICs).

+ Nhật Bản không thể giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản nằm ngay trong bản thân nền kinh

tế tư bản chủ nghĩa.

-Về   mặt chính trị, từ năm 1955 trở đi, Đảng Dân chủ tự do (LDP) liên tục cầm quyền ở Nhật (cho

đến năm 1993).

-Về   đối ngoại, Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ. Năm 1956, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với  Liên Xô và cũng  trong năm  này Nhật trở  thành thành viên của  Liên hợp quốc. Chính phủ Nhật đã đứng về phía Mĩ trong cuộc chiên tranh xâm lược Việt Nam. Phòng trào đâu tranh theo mùa (mùa xuân và mùa thu) kê từ năm 1954 trở đi đòi tăng lương, cải thiện đời sống luôn diễn ra mạnh mẽ.

XI.NHẬT    BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991

-Về   kinh tế, sau giai đoạn phát triển thần kì, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 trở đi, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái.

-Về   chính trị, từ năm 1973 đến năm 1993, Đảng Dân chủ tự do tiếp tục cầm quyên (từ Thủ tướng

Ta-na-ca đến Thủ tướng Mi-ya-da-oa) đưa Nhật Bản vượt qua khó khăn để tiếp tục phát triển.

-Về   đối ngoại, với sức mạnh kinh tế -tài chính ngày càng lớn, từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản cố gắng đưa ra chính sách đối ngoại riêng của mình.

+ Sự ra đời của “Học thuyết Phu-cu-đa” vào tháng 8 – 1977 được coi như là môc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản, trong khi vẫn coi trọng quan hệ Nhật – Mĩ, Nhật – Tây Âu.

+ “Học thuyết Kai-phu” do Thủ tướng Kai-phu đưa ra năm 1991 là sự phát triển tiếp tục Học tuyết

Phu-cu-da trong điều kiện lịch sử mới.

+ Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 21 – 9 – 1973.

XII.NHẬT    BẢN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

-Về   kinh tế, trong thập niên 90, dù có suy thoái kinh tế nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung

 

tâm kinh tế-tài chính của thế giới.

-Về   khoa học – kĩ thuật, Nhật Bản tiếp tục phát triển ở trình độ cao, tập trung vào lĩnh vực sản xuất phục vụ nhu cầu dân dụng. Trong công cuộc chinh phục vũ trụ, tính đến năm 1992, Nhật đã phóng

49 vệ tinh và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế.

-Về    chính trị, sau 38 năm Đảng Dân chủ tự do (LDP) liên tục cầm quyền (1955 – 1993), từ năm

1993 đến năm 2000 các Đảng đối lập hoặc liên minh các đảng phái khác nhau đã tham gia chấp chính, tình hình xã hội Nhật có phần không ổn định. Chỉ trong 3 năm, từ năm 1993 đến năm 1996, Nhật Bản đã có tới 5 lần thay đổi Nội các.

-Về    đối ngoại:

+ Tiếp tục duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ.

+ Coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác trên phạm vi toàn cầu.

+ Với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, kể từ đầu thập niên 90 đến nay, các quan hệ hợp tác kinh

tế giữa Nhật Bản với các nước NICs và ASEAN tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng mạnh mẽ. về văn hóa, Nhật Bản vẫn lưu giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của mình

Link tải File:

Full_CHỦ ĐỀ 4. MỸ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – 2000)_hoctai.vn.zip