Chủ đề 2: Xã hội cổ đại – Lịch sử lớp 10

LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI

CHỦ ĐỀ 2: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Mục tiêu

 Kiến thức

+        Hiểu được quá trình hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại).

+         Phân tích được kết cấu xã hội và chế độ chuyên chế cổ đại ở phương Đông

+        Trình bày được những thành tựu chủ yếu và đặc điểm nổi bật của nền văn hóa phương Đông cổ đại.

+        Trình bày được thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự ra đời của các nước phương Tây cổ đại.

+        Chỉ ra được cơ sở kinh tế – xã hội dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước dân chủ – cộng hòa ở các quốc gia cổ đại phương Tây.

+        Trình bày được những thành tựu chủ yếu và đặc điểm nổi bật của nền văn hóa Hi Lạp và Rô-ma cổ đại.

v  Kĩ năng

+         Sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và tác động của điều kiện tự nhiên đối với các quốc gia cổ đại phương Đông, phương Tây.

+         Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học.

+         Tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử.

+        So sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày các sự kiện lịch sử.

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế:

–          Điều kiện tự nhiên:

+        Sự hiện diện của các dòng sông lớn: sông Nin, sông Ấn,….

+        Đồng bằng phù sa màu mỡ.

+        Lượng mưa lớn, khí hậu nóng ẩm,…

Ø  Tác động

·         Con người đã sớm tập trung sinh sống trên những thềm đất gần lưu vực của các dòng sông lớn.

·         Thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.

·         Đặt ra yêu cầu trị thủy.

–          Phát triển kinh tế:

+        Cư dân trên lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi chủ yếu sống bằng nghề nông.

+        Chăn nuôi, làm gốm, dệt vải,… là những ngành kinh tế bổ trợ của nghề nông.

2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại:

–          Thời gian:

+        Được hình thành từ khoản thiên niên kỉ IV – III TCN

–          Địa điểm:

+        Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi

–          Cơ sở hình thành:

+        Sự tan rã của công xã nguyên thủy (nông nghiệp phát triển sớm, năng suất cao à xuất hiện của cải dư thừa ngay từ khi chưa có đồ sắt).

+        Công tác thủy lợi đòi hỏi sự hợp tác và sang tạo.

–          Quốc gia tiêu biểu:

+        Thiên niên kỉ IV

·         Ai Cập ở lưu vực sông Nin

·         Các tiểu quốc ở lưu vực Lưỡng Hà.

+        Thiên niên kỉ III

·         Các tiểu quốc ở lưu vực sông Ấn.

+        Thế kỉ XXI

·         Vương triều Hạ ở lưu vực Hoàng Hà.

+        Công nguyên

3. Đời sống chính trị – xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông

–          Chế độ chuyên chế cổ đại

+        Là chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó có vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao.

+        Vua nắm cả pháp uyền và thần quyền, có tên gọi  khác nhau ở mỗi nước: Pha-ra-ôn (Ai Cập), En-xi (Lưỡng Hà), Thiên Tử ( Trung Quốc)…

+        Dưới vua là bộ máy hành chính quan lieu (đứng đầu là quan Vidia hoặc Thừa tướng) có chức năng thu thuế, trông coi, xây dựng các công trình công cộng và chỉ huy quân đội.

–          Phân hóa xã hội

Xã hội phân hóa thành các tầng lớp.

+        Giai cấp thống trị:;

Gồm: vua, quan lại, quý tộc, tăng lữ, chủ đất,…
Có nhiều của cải và quyền thế.
+        Giai cấp bị thống trị:

Nông dân công xã:
Là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn.

Nhận ruộng đất canh tác và nộp tô thuế.

Nô lệ: số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ, hầu hạ giai cấp thống trị.
4. Văn hóa cổ đại phương Đông

–          Lịch, thiên văn học:

+        Nhu cầu sản xuất nông nghiệp

+        Nhu cầu trị thủy các dòng sông.

Ø  Lịch pháp và thiên văn học ra đời.

·         Nông lịch:; một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng.

·         Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày.

·         Đo thời gian bằng ánh sang Mặt Trời; một ngày có 23 giờ.

–          Chữ viết:

+        Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết; đây là phát minh lớn của loài người.

+        Thời gian xuất hiện chữ viết: khoảng thiên niên kỉ IV TCN.

+        Quá trình cải biến: chữ tượng hình à tượng ý à tượng thanh.

+        Nguyên liệu để viết:; giấy pa-pi-rút, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa,…

–          Toán học:

+        Thành tựu tiêu biểu

·         Phát minh ra hệ số đếm thập phân, hệ đếm 60.

·         Phát minh ra các chữ số từ 0 đến 9; biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia,…

·         Tính được diện tích các hình tròn, tam giác,… tính được số pi bằng 3,16,…

·         Là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tựu văn minh nhân loại

–          Kiến trúc, điêu khắc:

+        Công trình tiêu biểu

·         Kim tự tháp ở Ai Cập.

·         Vườn treo Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.

·         Những khu đền tháp kiến trúc Hin-đu ở Ấn Độ.

·         Là những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng thế giới, thể hiện sức lao động và tài năng sang tạo vĩ đại của con người.

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY

1. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma:

–          Nhận xét:

+        Phát triển cao, đạt tới trình độ khái quát hóa và trừu tượng hóa.

+        Ảnh hưởng lâu dài tới quá trình phát triển của văn minh nhân loại.

–          Thành tựu tiêu biểu:

+        Dùng dương lịch: 1 năm có 365 ngày và ¼.

+        Hệ chữ cái Rô-ma (chữ Latin) gồm 26 chữ cái; hoàn chỉnh, đơn giản và rất linh hoạt, được dung phổ biến hiện nay.

+        Nhiều nhà toán học nổi tiếng, nhiều định lí, định đề khoa học có giá trị khái quát cao.

+        Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học: tiểu thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch,…

+        Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa: mang đậm tính hiện thực và tính dân tộc.

–          Cơ sở hình thành, phát triển:

+        Sự phát triển cao của nền kinh tế công thương nghiệp.

+        Giai cấp chủ nô được giải phóng khỏi lao động chân tay (trên cơ sở bóc lột sức lao động của nô lệ).

+        Giao lưu và tiếp thu thành tựu văn hóa của phương Đông.

2. Thị quốc Địa Trung Hải:

–          Cơ sở hình thành:

+        Đất đai phân tán à khó khăn trong việc tập trung đông đúc dân cư.

+        Cư dân sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công à không cần thiết tập trung đông đúc dân cư.

–          Tổ chức:

+        Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh; thành thị có phố xá, lâu đài,…

–          Đời sống chính trị:

+        Đảm bảo tính dân chủ: mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.

+        Bản chất của nền dân chủ: dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.

3. Thiên nhiên và đời sống con người:

–          Điều kiện tự nhiên:

+        Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,…

+        Địa hình bị chia cắt bởi biển, núi đồi, cao nguyên,…

+        Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô.

Ø  Tác động

·         Thuận lợi cho phát triển thương nghiệp (đặc biệt là mậu dịch hàng hải).

·         Khó khăn cho việc quần tụ dân cư.

–          Đời sống con người:

+        Cư dân Địa Trung Hải sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.

·         Nông nghiệp:

§  Trồng các loại cây cao niên.

§  Vẫn phải nhập lương thực từ Ai Cập, Tây Á,…

·         Thủ công nghiệp phát triển, quan hệ thương mại mở rộng.

·         Hoạt động, lưu thông tiền tệ được mở rộng.

SO SÁNH CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

 

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY

Tương đồng

Điều kiện tự nhiên

– Điều kiện có những thuận lợi nhất định, góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của nhà nước.

– Tác động đến xu hướng phát triển kinh tế và chính trị của các quốc gia cổ đại.

Chính trị

– Nhà nước ra đời trên cơ sở sự tan rã của công xã nguyên thủy.

– Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội.

Kinh tế

– Xu hướng phát triển kinh tế chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên

Xã hội

– Kết cấu xã hội bao gồm: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

– Có sự tồn tại của chế độ nô lệ.

– Xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn à các cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt.

Văn hóa

– Văn hóa phát triển rực rỡ, đa dạng, tương đối toàn diện và phong phú.

– Các thành tựu văn hóa đều là sản phẩm được tạo nên từ quá trình lao động, trí tuệ và khả năng sang tạo của con người.

– Có đóng góp to lớn cho kho tang văn hóa, đặt nền móng cho sự phát triển của văn hóa nhân loại; nhiều thành tựu của văn hóa cổ đại phương Đông, phương Tây vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.

Khác biệt

Điều kiện tự nhiên

– Địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt.

– Có sự hiện diện của các dòng sông lớn, đồng bằng phù sa màu mỡ.

– Địa hình bị chia cắt bởi núi đồi, cao nguyên, biển,…

– Sông ngòi ngắn và dốc; đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn khô,…

Chính trị

– Nhà nước ra đời sớm, khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN, khi trình độ sản xuất của con người còn thấp kém.

– Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.

– Nhà nước ra đời muộn, khoản thiên niên kỉ I TCN, khi công cụ đồ sắt được sử dụng khá phổ biến.

– Thể chế dân chủ (với quy mô hình thể chế: dân chủ chủ nô, cộng hòa quý tộc,…)

Kinh tế

– Nông nghiệp là ngành chủ đạo.

– Thủ công nghiệp, thương nghiệp là ngành bổ trợ.

– Kinh tế mang tính chất tự cấp, tự túc.

– Thủ công nghiệp và thương nghiệp là ngành chủ đạo.

– Nông nghiệp là ngàng bổ trợ.

– Về cơ bản là kinh tế tự cấp, tự túc, song đã xuất hiện mầm mống kinh tế hàng hóa.

Xã hội

-Kết cấu xã hội:

+ Giai cấp thống trị: vua, quan lại, quý tộc, tăng lữ, chủ đất,…

+ Giai cấp bị thống trị: nông dân, thợ thủ công, nô lệ,…

– Quan hệ bóc lột chính: vua, quan lại, quý tộc với nông dân công xã.

– Chế độ nô lệ gia trưởng.

-Kết cấu xã hội:

+ Giai cấp thống trị: chủ nô, quý tộc.

+ Giai cấp bị thống trị: nô lệ, bình dân.

– Quan hệ bóc lột chính: chủ nô với nô lệ.

– Chế độ nô lệ điển hình.

Văn hóa

– Ra đời sớm, cống hiến cho nhân loại những thành tựu văn hóa đầu tiên (tính tiên phong).

– Thiếu tính hệ thống.

Mang đậm tính tập thể, cộng đồng.

– Ra đời muộn hơn, được thừa hưởng nhiều thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông (tính thừa kế)

– Mang tính hệ thống, thực tiễn, khái quát cao.

Dấu ấn cá nhân được đề cao.

Xem tiếp:  Phần 3: Lịch sử thế giới cận đại - lớp 10

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN

Ø CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhà nước các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở

A. trên các hòn đảo       B. lưu vực các dòng sông lớn   C. các vùng núi cao   D. ở các thung lũng

Câu 2: Nền kinh tế chính của các cư dân phương Đông cổ đại là gì?

A. Thủ công nghiệp      B. Nông nghiệp                 C. Làm gốm                      D. Thương mại

Câu 3: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào?

A. Nông dân công xã, quý tộc, nô tì                      

B. Nông dân công xã, bình dân, quý tộc, nô lệ.     

C. Nông dân công xã, quý tộc, nô lệ.                     

D. Nông dân công xã, úy tộc, địa chủ, nô lệ.

Câu 4: Các quốc gia cổ đại ra đời sớm nhất ở phương Đông nằm ở

A. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc           B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Việt Nam     

C. Ai Cập, Hi Lạp, Trung Quốc                             D. Ai Cập, Rô-ma, Ấn Độ

Câu 5: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. dân chủ                    B. cộng hòa                       C. quân chủ chuyên chế    D. quân chủ lập hiến

Câu 6: Số không (0) là thành tựu của cư dân

A. Ai Cập                     B. Ấn Độ                           C. Lưỡng Hà                     D. La Mã

Câu 7: Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau: “…là tặng phẩm của sông Nin”

A. Ai Cập                     B. Trung Quốc                  C. Ấn Độ                           D. Ả Rập

Câu 8: Kiểu chữ viết ra đời đầu tiên ở phương Đông là

A. chữ tượng trưng       B. chữ tượng ý                   C. chữ tượng thanh           D. chữ tượng hình

Câu 9: Lưỡng Hà dung để chỉ vùng đất

A. giữa hai sông Ấn và sông Hằng                         B. giữa sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát 

C. giữa sông Nin và sông Amazon                         D. giữa hai sông Hoàng Hà và Trường Giang

Câu 10: Tại sao lại gọi lịch của những cư dân ở các quốc gia cổ đại phương Đông là nông lịch?

A. Do nông dân sang tạo ra                                     B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp   

C. Dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng           D. Do quan sát tự nhiên

Câu 11: Các công trình kiến trúc cổ đại phương Đông ra đời hàng loạt do

A. trình độ kỹ thuật cao                                          B. nhu cầu cao của cuộc sống           

C. uy quyền của các nhà vua                                  D. ảnh hưởng sâu đậm của tôn giáo

Câu 12: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp nào có vị trí thấp nhất trong xã hội?

A. Nô lệ                        B. Nông dân công xã         C. Bình dân                       D. Thợ thủ công

Câu 13: Trong thời cổ đại, người Ai Cập giỏi về hình học vì

A. nhu cầu sản xuất nông nghiệp và thủy lợi         

B. phải đo đạc để chia ruộng đất cho nông dân     

C. phải tính toán, đo đạc các công trình thủy lợi   

D. phải vẽ các hình để xây kim tự tháp và tính diệ tích nhà ở của vua

Câu 14: Mục đích của việc xây dựng những kim tự tháp ở Ai Cập là để

A. làm nơi tế lễ thần linh                                         B. làm nơi họp hành của nhà vua và các quan

C. là nơi cất giữ thi hài của nhà vua                       D. bảo vệ đất nước

Câu 15: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội cổ đại phương Đông là mâu thuẫn giữa các giai cấp nào?

A. Địa chỉ với nông dân                                          B. Quý tộc với nông dân công xã     

C. Quý tộc với nô lệ                                                D. Vua với nông dân công xã

Câu 16: Nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông

A. chiếm lực lượng đông đảo và là thành phần sản xuất chủ yếu                    

B. là tầng lớp có vị trí thấp nhất trong xã hội        

C. là người buôn bán từ nơi khác đến                    

D. là lực lượng chính xây dựng các công trình kiến trúc

Câu 17: Ý nào sau đây không thể hiện được giá trị của các công trình kiến trúc phương Đông?

A. Tài năng lao động, óc sang tạo của con người cổ đại                                  

B. Thể hiện uy quyền của các vị vua                     

C. Thể hiện tài năng của các vị vua                       

D. Thể hiện sự giàu có của con người

Câu 18: Kì quan nào của thế giới cổ đại cò lại đến ngày nay?

A. Đền thờ thần Dớt                                                B. Kim tự tháp Ai Cập     

C. Ngọn hải đăng Alêch-xăng-đơ-ri                       D. Vườn treo Ba-bi-lon

Câu 19: Sự khác nhau cơ bản về chữ viết của người phương Đông so với chữ viết của người phương Tây cổ đại là

A. chữ viết có nhiều nét, hình vẽ                           

B. chữ viết đơn giản, có khả năng ghép chữ linh hoạt                                     

C. bộ chữ cái có 26 chữ cái                                    

D. bộ chữ cái có 32 chữ cái

Câu 20: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế nào?

A. Nông nghiệp                                                       B. Thủ công nghiệp          

C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp                   D. Chăn nuôi gia súc

Xem tiếp:  Chủ đề 1: Xã hội nguyên thủy - Lịch sử lớp 10

Câu 21: Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại là

A. đồng bằng                B. cao nguyên                    C. núi và cao nguyên         D. núi

Câu 22: Cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt vào

A. khoảng thiên niên kỉ I TCN                               B. khoảng thiên niên kỉ II TCN        

C. khoảng thiên niên kỉ III TCN                            D. khoảng thiên niên kỉ IV TCN

Câu 23: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?

A. Khắp các nước phương Đông                            B. Khắp thế giới               

C. Khắp Trung Quốc và Ấn Độ                              D. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải

Câu 24: Người Hi Lạp và Rô-ma đã trau dồi những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ đâu?

A. Từ Đại Trung Hải                                               B. Từ Hắc Hải, Ai Cập     

C. Từ Ấn Độ, Trung Quốc                                      D. Từ các nước trên thế giới

Câu 25: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra nhiều của cải nhất cho xã hội?

A. Chủ nô                     B. Nô lệ                             C. Nông dân                      D. Quý tộc

Câu 26: Trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào?

A. Địa chủ và nông dân                                          B. Quý tộc và nông dân   

C. Chủ nô và nô lệ                                                   D. Chủ nô và nông dân công xã

Câu 27: Ngoài nô lệ là lực lượng đông nhất, trong xã hội Hi Lạp và Rô-ma còn có lực lượng nào chũng chiếm tỉ lệ khá đông?

A. Nông dân công xã    B. Thương nhân                C. Thợ thủ công                D. Bình dân thành thị

Câu 28: Đặc trưng tiêu biểu nhất của xã hội chiếm nô là gì?

A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ                                 

B. Chủ nô buôn bán nô lệ                                       

C. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ           

D. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.

Câu 29: Địa bàn sinh sống chủ yếu của cư dân Địa Trung Hải là

A. nông thôn                 B. miền núi                        C. thành thị                        D. trung du

Câu 30: Đặc điểm nổi bật của thị quốc Địa Trung Hải là

A. nhiều quốc gia có thành thị                                B. Mỗi thành thị là một quốc gia      

C. nền kinh tế phát triển ở thành thị                       D. mỗi thành thị có nhiều quốc gia

Câu 31: Thị quốc Địa Trung Hải còn có tên là

A. thành thị cổ đại                                                   B. thành bang trung đại    

C. lãnh địa                                                               D. quốc gia thành thị hoặc quốc gia thành bang

Câu 32: Sự tiến bộ của thể chế dân chủ phương Tây so với chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông là

A. hội đồng 500 có thể uyết định mọi công việc của uốc gia                          

B. vua thực hiện quyền chuyên chế                       

C. tạo điều kiện cho công dân tham gia, giám sát những công việc của quốc gia

D. chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn quyết định những việc lớn của đất nước

Câu 33: Mâu thuẫn cơ bản của xã hội cổ đại phương Tây là mâu thuẫn giữa

A. nông dân với địa chủ                                          B. nô lệ với nông dân       

C. nô lệ với chủ nô                                                  D. nông dân với quý tộc

Câu 34: Vì sao ở Địa Trung Hải không thể hình thành những quốc gia rộng lớn như ở phương Đông?

A. Địa hình chủ yếu là đồi núi                                B. Không có đồng bằng    

C. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt                         D. Không có những con sông lớn

Câu 35: Vì sao nói đến thời kỳ Hi Lạp – Rô-ma các hiểu biết khoa học mới trở thành khoa học?

A. Độ chính xác và khái quát cao                           B. Đạt nhiều thành tựu     

C. Có tính hệ thống                                                 D. Ảnh hưởng đến nhiều nước

Câu 36: Vì sao nói sự ra đời của chữ viết là cống hiến lớ lao của cư dân Địa Trung Hải?

A. Ký hiệu đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa              

B. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay                           

C. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mã                      

D. Khả năng ghép chữ linh hoạt, ứng dụng rộng rãi đến ngày nay

Câu 37: Vì sao kinh tế hàng hải phát triển mạnh ở Hi Lạp và Rô-ma?

A. Nông nghiệp kém phát triển                              

B. Quốc gia chủ yếu là thành thị                            

C. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt                        

D. Nhiều hải cảng, giao thông đường biển thuận lợi

Câu 38: Yếu tố nào đặt cơ sở cho văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đạt đến trình độ phát triển cao?

A. Con người thân thiện và mến khách                 

B. Việc sử dụng đồ sắt và tiếp xúc với biển          

C. Việc sự dụng kim loại và giao lưu khu vực phát triển                                

D. Tiếp nhận văn hóa phương Đông, chế độ chiếm nô điển hình, thể chế dân chủ

Câu 39: Nghệ thuật cổ đại Rô-ma có điểm gì khác với Hi Lạp?

A. Chất liệu công trình hoàn toàn bằng đá            

B. Công trình đồ sộ, thiết thực nhưng tinh tế        

C. Công trình đồ sộ, thiết thực nhưng không tinh tế                                        

D. Công trình hoành tráng, chịu ảnh hưởng của tôn giáo

Câu 40: Những tiến bộ trong cách tính lịch của người phương Tây so với phương Đông xuất phát từ

A. Cách tính lịch âm dựa theo màu trăng              

B. Thực tiễn sản xuất để đúc rút kinh nghiệm       

C. sự hiểu biết chính xác về Trái Đất và Hệ Mặt Trời                                     

D. cách tính lịch dương dựa theo sự chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất

Câu 41: Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với sản xuát nông nghiệp là

A. địa chất và lịch pháp                                          B. địa chất và thiên văn học  

C. thiên văn học và toán học                                  D. thiên văn học và lịch pháp

Câu 42: Điểm khác về giá trị của công trình kiến trúc Hi Lạp và Rô-ma so với phương Đông là

A. phục vụ cho vua và qúy tộc                              

B. mang tính cộng đồng, phục vụ mọi người        

C. thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị          

D. phục vụ cho nhu cầu tính ngưỡng của chủ nô

Câu 43: I-li-át và Ô-đi-xê là hai tác phẩm thuộc thể loại

A. kịch nói                    B. sử thi                             C. truyện thơ                     D. tiểu thuyết

Câu 44: Công trình đấy trười Cô-li-dê hiện nay nằm ở quốc gia nào?

A. Áo                            B. Hi Lạp                           C. I-ta-li-a                          D. Đức

Câu 45: Người được mệnh danh “người cha của nền sử học phương Tây” là

A. Hê-rô-đốt                 B. Pla-tôn                          C. Đê-mô-crít                    D. A-ri-xtốt

Câu 46: Pla-tôn, Đê-mô-crít, A-ri-xtốt là những nhà khoa học nổi tiếng thuộc lĩnh vực

A. Thiên văn học          B. Văn học                         C. Toán học                       D. Triết học

Câu 47: Hệ chữ cái Rô-ma (chữ Latinh) gồm có

A. 26 chữ cái                 B. 28 chữ cái                      C. 30 chữ cái                     D. 32 chữ cái

Câu 48: Bản chất của nền dân chủ cổ đại phương Tây là

A. chế độ quân chủ chuyên chế                             

B. chế độ dân chủ chủ nô                                       

C. chế độ quân chủ lập hiến                                   

D. chế dộ cộng hòa khoác áo quân chủ

Câu 49: Nền tảng của nên kinh tế công – thương của các quốc gia phương Tây cổ đại là

A. kinh tế hàng hóa – tiền tệ cổ đại                        B. kinh tế buôn bán hàng hải

C. kinh tế hàng hóa phụ thuộc nhà nước                D. nhà nước quản lý hoàn toàn

Câu 50: Phong trào Olympic được khởi nguồn từ quốc gia nào

A.  I-ta-li-a                    B. Hi Lạp                           C. Trung Quốc                  D. Pháp

Ø CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1: Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sướm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì?

Câu 2: Em hiểu thế nào là chế dộ chuyên chế cổ đại phương Đông?

Câu 3: Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?

Câu 4: Nối những thông tin ở cột A cho phù hợp với cột B:

A

B

1.Kim tự tháp

a.Lưỡng Hà

2. Vườn treo Ba-bi-lon

b.Ai Cập

3. Số 0

C.Trung Quốc

4. Định lý Pi-ta-go

d.Ấn Độ

5. Vạn lý trường thành

e. Hi Lạp

Câu 5: Hãy trình bày vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma?

Câu 6: Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?

Xem tiếp:  [Sử 10] Tổng hợp 750 câu hỏi trắc nghiệm - Ts.Trương Ngọc Thơi

Câu 7: Nhà nước cổ đại Địa Trung Hải ra đời muộn hơn các quốc gia phương Đông cổ đại, điều này có thuận lợi gì?

Câu 8: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?

 

 

ĐÁP ÁN

Câu hỏi trắc nghiệm

1-B

2-B

3-C

4-A

5-C

6-B

7-A

8-D

9-B

10-B

11-C

12-A

13-D

14-C

15-C

16-A

17-D

18-B

19-A

20-C

21-C

22-A

23-D

24-B

25-B

26-C

27-D

28-D

29-C

30-B

31-D

32-C

33-C

34-C

35-A

36-D

37-D

38-B

39-C

40-C

41-D

42-B

43-B

44-C

45-A

46-D

47-A

48-B

49-A

50-B

Câu hỏi tự luận

Câu 1: Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sướm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì?

*     Cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước:

–     Vì tại lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi có nhiều điều kiện thuận lợi như đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới, khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh sống.

–    Bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn như gần các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, do đó đặt ra yêu cầu trị thủy các dòng sông, công tác trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi khiến cho cư dân sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành.

*     Đặc điểm kinh tế: Nghề nông là chính, bên cạnh đó còn có chăn nuôi, làm thủ công nghiệp và trao đổi hàng hóa là những ngành bổ trợ cho nông nghiệp

Câu 2: Em hiểu thế nào là chế dộ chuyên chế cổ đại phương Đông?

–       Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành, thì gọi là chế độ chuyên chế cổ đại. Các nước phương Đông cổ đại như Ai Câp, các quốc gia ở Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc là điển hình của chế độ chuyên chế cổ đại.

Câu 3: Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?

–          Sự ra đời của lịch và thiên văn học:

+ Gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thuỷ các dòng sông.

+ Nông lịch: một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng, tuần, ngày và mùa.

+ Biết đo thời gian bằng ánh sáng Mặt Trời; ngày có 24 giờ.

–          Chữ viết:

+ Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết; đây là phát minh lớn của loài người. + Thời gian xuất hiện chữ viết: khoảng thiên niên kỉ IV TCN.

+ Chữ tượng hình, tượng ý và tượng thanh.

+ Nguyên liệu để viết: giấy papirút, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa.

–          Toán học:

+ Thành tựu: phát minh ra hệ đếm thập phân, hệ đếm 60; các chữ số từ 1 đến 9 và số 0; biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính được diện tích các hình tròn, tam giác, thể tích hình cầu, tính được số pi bằng 3,16.

+ Giá trị: là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tựu văn minh nhân loại.

–          Kiến trúc:

+ Một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở mỗi nước: kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, những khu đền tháp kiểu kiến trúc Hin-đu ở Ấn Độ.

+ Giá trị: là những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng thế giới, thể hiện sức lao động và tài năng sáng tạo vĩ đại của con người

Câu 4: Nối những thông tin ở cột A cho phù hợp với cột B:

1-b, 2- a, 3- d, 4- e, 5-c

Câu 5: Hãy trình bày vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma?

–       Thủ công nghiệp đã hình thành nhiều ngành nghề khác nhau như luyện kim, đồ mỹ nghệ, đồ gốm, đồ gỗ, đồ da, nấu rượu… nhiều thự giỏi, khéo tay xuất hiện… Đã có nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn, có xưởng từ 10-15 người làm, có xưởng sử dụng 10-100 nhân công, đặc biệt ở A-then có tới 2000 lao động.

–       Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hoá tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng. Người Hi Lạp và Rô-ma đem các sản phẩm của mình như rượu nho, dầu ô-liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm… đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập.

Câu 6: Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?

–       Bản chất của nền dân chủ cổ đại phương Tây là chế độ dân chủ chủ nô.

–       Chế độ dân chủ chủ nô chủ yếu đưa lại quyền lợi cho tầng lớp quý tộc chủ nô, một bộ phận nhỏ trong xã hội, trong khi đó kiều dân không có quyền công dân, và đặc biệt là hàng trăm nghìn nô lệ không hề có quyền làm người, bị áp bức, bóc lột và coi như là những “công cụ biết nói”.

Câu 7: Nhà nước cổ đại Địa Trung Hải ra đời muộn hơn các quốc gia phương Đông cổ đại, điều này có thuận lợi gì?

–       Nhà nước cổ đại Địa Trung Hải ra đời muộn hơn phương Đông khoảng 2000 năm nên có điều kiện học hỏi cái hay, lạ của phương Đông để phát huy. Nền kinh tế công thương nghiệp và thể chế dân chủ cổ đại cũng tạo điều kiện cho văn hóa phát triển. Vì vậy, họ đã xây dựng được một nền văn minh rực rỡ nhất mà cả nhân loại phải cúi đầu thán phục

Câu 8: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?

*Thành tựu văn hóa cổ đại Hi-lạp-Rô-ma:

–          Lịch và chữ viết:

+ Dùng dương lịch: 1 năm có 365 ngày và 1/4, chính xác hơn.

+ Hệ chữ cái Rô-ma (chữ Latinh) gồm 26 chữ cái; hoàn chỉnh, đơn giản và rất linh hoạt, được dùng phổ biến hiện nay.

–          Sự ra đời của khoa học:

+ Đã đạt tới trình độ khái quát hoá và trừu tượng hoá, trở thành nền tảng của các khoa học.

+ Một số nhà khoa học nổi tiếng: Ta-lét, Pi-ta-go, ơ-clít (Toán học); Áosi-mét (Vật lí); Pla-tôn, Đê-mô-crít, A-ri-xtốt (Triết học), Hi-pô-crát (Y học), Hê-rô»đốt, Tu-xi-đít (Sử học), A-ri-xtác (Thiên văn học)…

–          Văn học:

+ Văn học viết phát triển cao, hình thành các thể loại văn học: tiểu thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch…

+ Một số tác phẩm và nhà văn, nhà thơ nổi tiếng: l-li-át và ô-đi-xê; Xa-phơ “nàng thơ thứ mười”, Et-xin, Xô-phốc-lơ, ơ-ri-pít…

–          Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa: Nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực và tính dân tộc.

+ Kiến trúc: một số công trình tiêu biểu như đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê.

+ Điêu khắc: một số tác phẩm tiêu biểu như tượng lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A-tê-na, tượng thần Dớt (khảm ngà voi và vàng), tượng thần Vệ nữ Mi-lô…

–          Khái quát:

+ Phát triển cao, đạt tới trình độ khái quát hoá và trừu tượng hoá.

+ Có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài tới quá trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại.

–          Nguyên nhân:

+ Do sự phát triển cao của nền kinh tế công thương.

+ Bóc lột sức lao động của nô lệ, giải phóng giai cấp chủ nô khỏi lao động chân tay.

+ Do giao lưu và tiếp thu thành tựu văn hoá của phương Đông.

* Hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học vì nó đã đạt đến trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa. Có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài tới sự phát triển của khoa học thế giới. Ngày nay, nhiều kiến thức về toán học, vật lý, hóa học…. vẫn vận dụng các thành tựu, những hiểu biết, mệnh đề, tiên đề… từ thời kì Hi Lạp – Rô-ma cổ đại

Chủ đề 2. XÃ HỘI CỔ ĐẠI.doc