Tại sao đề thi Thpt quốc gia chia thành 4 mức độ khác nhau?
Các em đã được ôn luyện rất nhiều đề thi, nhưng chắc hẳn không ai cũng có thể hiểu sâu sắc về các mức độ trong một đề thi, Tại sao đề thi được chia ra thành 4 mức độ khác nhau?, Các mức độ được hiểu như thế nào?, hãy cùng Hoctai.vn theo dõi bài viết này.
Các mức độ thiết kế đề kiểm tra định kì theo TT 22 bao gồm 4 mức độ và cách ra đề thi cho từng mức độ giúp các thầy cô hiểu và biết cách ra đề giữa, cuối học kì các lớp, cũng như đề thi thử Thpt quốc gia theo Thông thư 22 hiệu quả.
Mô tả về các cấp độ tư duy:
Cấp độ tư duy |
Mô tả |
Nhận biết |
* Nhận biết có thể được hiểu là học sinh nêu hoặc nhận ra các khái niệm, nội dung,vấn đề đã học khi được yêu cầu. * Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra… * Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra,… * Ví dụ: – Từ công thức cấu tạo chất hữu cơ, HS có thể chỉ ra công thức nào biểu diễn hợp chất este; – Trong một số chất hoá học đã cho có trong SGK, HS có thể nhận được những chất nào phản ứng được với anilin (C6H5NH2) (Tóm lại HS nhận thức được những kiến thức đã nêu trong SGK) |
Thông hiểu |
* Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp. * Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, kể lại, viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình… * Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể là: tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh (đơn giản), phân biệt, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi… * Ví dụ: – SGK nêu quy tắc gọi tên amin và ví dụ minh hoạ, HS có thể gọi tên được một vài amin không có trong SGK; – SGK có một số PTHH, HS viết được một số PTHH tương tự không có trong SGK. |
Vận dụng |
* Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp. HS có khả năng sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong những tình huống cụ thể, tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã học ở trên lớp (thực hiện nhiệm vụ quen thuộc nhưng mới hơn thông thường). * Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp là: xây dựng mô hình, phỏng vấn, trình bày, tiến hành thí nghiệm, xây dựng các phân loại, áp dụng quy tắc (định lí, định luật, mệnh đề…), sắm vai và đảo vai trò, … * Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có thể là: thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn dịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành… * Ví dụ: – SGK nêu “Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí của nhóm chức và về bậc amin” kèm theo ví dụ minh hoạ về amin có 4 nguyên tử C, HS có thể viết được cấu tạo của các đồng phân amin có 3 hoặc 5 nguyên tử C… – HS có thể sử dụng các tính chất hoá học để phân biệt được ancol, anđehit, axit…bằng phản ứng hoá học; – HS giải quyết được các bài tập tổng hợp bao gồm kiến thức của một số loại hợp chất hữu cơ hoặc một số loại chất vô cơ đã học kèm theo kĩ năng viết phương trình hoá học và tính toán định lượng. |
Vận dụng ở mức độ cao hơn |
Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học. |
Xác định cấp độ tư duy dựa trên các cơ sở sau:
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT:
– Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì thường xác định ở cấp độ “biết”;
– Kiến thức nào trong chuẩn ghi là hiểu được thì thường xác định ở cấp độ “hiểu”;
– Kiến thức nào trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng thì xác định là cấp độ “vận dụng”.
Tuy nhiên:
– Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” nhưng chỉ ở mức độ nhận biết các kiến thức trong SGK thì vẫn xác định ở cấp độ “biết”;
– Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần “biết được” và phần “kĩ năng” thì được xác định ở cấp độ “vận dụng”.
– Sự kết hợp, tổng hợp nhiều kiến thức, kĩ năng là vận dụng ở mức cao hơn.
Tư duy :
Các em hãy nắm chắc và hiểu chi tiết về các mức độ, giúp chúng ta định hướng và đạt mục tiêu ôn luyện, hoàn thành tốt trong các kỳ thi.
Nếu đặt mục tiêu vượt qua kỳ thi tốt nghiệp Thpt, các em chỉ cần tập trung chủ yếu vào hai phần là: Phần Nhận Biết và Phần Thông Hiểu, không nên sa đà và các phần khác.
Với các em đặt mục tiêu vào các trường Đh các em nên tập trung nhiều hơn vào hai phần Vận Dụng và Vận Dụng Cao, nhưng cũng được bỏ lãng hai phần dễ để tránh đánh mất những điểm đáng tiếc..
- Thi thử Online ở mức bộ Nhận Biết
- Thi thử Online ở mức bộ Thông Hiểu
- Thi thử Online ở mức bộ Vận Dụng
- Thi thử Online ở mức bộ Vận Dụng Cao
Dù là thế nào, để đạt kết quả cao các em cần:
Nhắm và đặt ra mục tiêu -> Chọn và đưa phương pháp học tập hiểu quả -> Hãy cố gắng trau dồi thêm kiến thức bằng cách luyện tập thật nhiều. Chắc chắn rằng sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.
Chúc các em ôn luyện tốt!