Lịch sử thế giới – CĐ7. Tổng kết lịch sử thế giớI từ sau chiến tranh thế giới thứ 2

Chúng ta vừa đi qua 6 chủ đề về Lịch sử Thế giới, đây sẽ chủ đề cuối cùng hãy cùng nhau tìm hiểu về bài này: Chủ đề 7. Tổng kết lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Thầy/Cô và các Em muốn tìm hiểu thêm về Lịch sử Việt Nam có thể theo dõi tại link: Tại đây

 

CHỦ ĐỀ 7

TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NĂM 2000

  1. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945
  2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới đã được xác lập. Đó là Trật tự hai cực I-an-ta với đặc trưng nổi bật là thế giới như phân đôi, chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
  3. Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cu-ba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa – một dải đất rộng lớn trải dài từ phía đông châu Á qua Liên bang Xô viết tới phần phía đông châu Âu và lan sang Cu-ba ở vùng biển Ca-ri- bê của khu vực Mĩ La-tinh.
  4. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các nước

Á, Phi và Mĩ La-tinh.

  1. Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng.
Xem tiếp:  Phần 1: Lịch sử Việt Nam - CĐ3. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1825 đến 1930

+ Mĩ đã vươn lên trở thành nước đế quốc giàu mạnh nhất.

+ Nhờ có sự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản đã tăng trưởng khá liên tục, đưa lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng phát triển và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

+ Dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học – kĩ thuật, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực tiêu biểu là sự ra đời từ hơn 40 năm qua của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) mà ngày nay là Liên minh châu Âu (EU) Mĩ, EU và Nhật Bản đã trở thành ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới. Mặc dù có sự phát triển như thế, chủ nghia tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn vốn có của nó

  1. So với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây, chưa bao giờ các quan hệ quốc tế lại mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX.

– Những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

+ Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng “chiến tranh lạnh

kéo dài tới hơn bốn thập kỉ.

+ Tuy nhiên, các quốc gia vẫn cùng tồn lại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác. Cả hai siêu cường cũng như các nước khác đều ý thức về những hiểm họa khủng khiếp không lường hết được của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Cuối cùng, “chiến tranh lạnh” chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.

Xem tiếp:  Lịch sử thế giới - CĐ6. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu

 

– Như một hệ quả của cách mạngkhoa  học – kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa đã diễn ra như một làn sóng lan nhanh ra toàn thế giới. Có thể nói toàn cầu hóa đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp và sự thích ứng để vừa kịp thời vừa khôn ngoan, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu hết sức nguy hiểm.

  1. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY

– Với những thay đổi của tình hình thế giới, nhất là trong bối cảnh trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành cùng với những tác động to lớn củacách  mạng khoa học – kĩ thuật hơn một thập kỉ qua, có thể thấy những xu thế phát triển nổi bật của thế giới như sau:

+ Sau “chiến tranh lạnh”, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quôsc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếutrong  cuộc cạnh tranh giữacác  cường quốc. Sức mạnh của mỗi quốcgia là  dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

+ Sau chiếntranh, quan  hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạonên  một môi trường quốc tế thuận lợi giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vịtrí  ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.

Xem tiếp:  Lịch sử thế giới - CĐ1 - Bối cảnh quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai

+ Tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau “chiến tranh lạnh”, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại diễn ra những chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố… Những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ thường  có nhũng căn  nguyên lịch sử  nên việc giải quyết  không dễ  dàng và thường  kéo dài. Cuộc khủng bố ngày 11- 9- 2001 ở Mĩ đãgây ra  những tác hạito  lớn, báo hiệu nhiều nguy cơ mới đối với thế giới.

+ Những năm 90 sau “chiến tranh lạnh”, thế giới đã và đang chứng kiến xu thếtoàn  cầuhóa  diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

– Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

– Loài người đã bước sang thế kỉ XXI Mặc dù còn gặp không ít khó khăn, gian khổ và thách thức gay gắt nhưng các dân tộc ngày càng có tiếngnói cung,  đoàn kết cùng nhau đấu tranh vì một thế giớihòa bình,  ổn định, hợp tác phát triển vì công bằng, hạnh phúc cho mỗi con người, cho mỗi dân tộc trên hành tinh.

Link tải File:

Full_CHỦ ĐỀ 7. TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NĂM 2000_hoctai.vn.zip